hanhthien2

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1. Công tác quản lý ngân quỹ trong hoạt động tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1. Vị trí và vai trò công tác quản lý ngân quỹ trong hoạt động tài chính doanh nghiệp 3
1.1.2. Sự cần thiết phải quản lý ngân quỹ doanh nghiệp 5
1.2. Nội dung công tác quản lý ngân quỹ 9
1.2.1. Xác định dòng tiền vào ra 9
1.2.2. Xác định mức ngân quỹ tối ưu 12
1.2.3. Cân đối ngân quỹ 17
1.2.4. Lập kế hoạch quản lý ngân qũy 21
1.2.5. Tổ chức quản lý ngân quỹ 22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân quỹ 28
1.3.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 28
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 35
2.1. Đặc điểm công ty điện lực 1 35
2.1.1. Tổng quan về công ty 35
2.1.2. Đặc điểm công ty 37
2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ tại Công ty điện lực 1 38
2.2.1. Đặc điểm hoạt động ngân quỹ 38
2.2.2. Thu – chi ngân quỹ 39
2.2.3. Quản lý các khoản phải thu và phải trả 41
2.2.4. Phân tích tình hình tài chính theo các dòng tiền 43
2.2.5. Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ tại Công ty 45
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân quỹ tại công ty 49
2.3.1. Những kết quả đạt được 49
2.3.2. Những hạn chế 50
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý ngân quỹ tại công ty điện lực 1 51

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 53
3.1. Định hướng phát triển của công ty 53
3.1.1. Phương hướng phát triển chung 53
3.1.2. Kế hoạch hoạt động năm 2006 53
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty điện lực 1 55
3.2.1. Áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ thích hợp 55
3.2.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ 61
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế về quản lý ngân qũy trong cơ chế quản lý tài chính của công ty 62
3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ của công ty 63
3.3.1. Về việc trích lập và sử dụng các quỹ nhàn rỗi trong các doanh nghiệp nhà nước 63
3.3.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán 65

KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tiềm ẩn các rủi ro. Trong điều kiện hiện tại, khi mà xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng phát triển thì nguy cơ gặp phải rủi ro của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Việc chủ động phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an ninh tài chính và khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trở thành vấn đề thực sự cấp thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp là việc huy động và sử dụng tài sản bằng tiền. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý là luôn giữ được sự cân bằng hợp lý giữa các luồng tiền vào và luồng tiền ra của doanh nghiệp, hay nói cách khác là duy trì được một lượng tiền nhất định đủ để đáp ứng các nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo luật doanh nghiệp, khi một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả thì chủ nợ có quyền yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi thời điểm, mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm tới quản lý ngân qũy của mình.
Công ty Điện lực 1 là đơn vị trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam. Với chiến lược phát triển của ngành điện lực trong xu thế hội nhập, cạnh tranh, quản lý tốt ngân quỹ đã và đang là một yêu cầu đối với công ty Điện lực 1.
Vì vậy, sau thời gian thực tập tại Công ty Điện lực 1, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.


Nội dung chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I: Công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1
Em xin chân thành Thank PGS.TS Vũ Duy Hào đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tôt nghiệp này, Thank các cô chú, anh chị công tác tại phòng tài chính – kế toán công ty điện lực1 đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp.




CHƯƠNG I
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Vị trí và vai trò công tác quản lý ngân quỹ trong hoạt động tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm ngân quỹ
Ngân quỹ là khái niệm dùng để chỉ tiền (bao gồm tiền mặt trong két tại doanh nghiệp và tiền gửi ngân hàng) và các khoản tương đương tiền như chứng khoán dễ bán. Các loại chứng khoán giữ vai trò như một “bước đệm” cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Những khoản phải thu có khả năng thu hồi được tiền ngay khi cần cũng được coi là một phần của ngân quỹ.
Chúng ta có thể hiểu ngân quỹ là khoản chênh lệch giữa thực thu ngân quỹ và thực chi ngân quỹ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp.
Ngân quỹ tác động tới cả đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán các khoản chi, trao đổi hàng hóa…nhằm mục tiêu sinh lợi. Doanh nghiệp duy trì một mức dự trữ tiền dương là nhằm để có phương tiện giao dịch giúp doanh nghiệp mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu và thanh toán các khoản chi cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như những khoản chi bất thường hay những nhu cầu về tiền đột xuất trong tương lai. Tiền giúp doanh nghiệp thực hiện được điều đó vì tiền có các chức năng chủ yếu: tiền là phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện đo lường giá trị, phương tiện dự trữ về mặt giá trị.
1.1.1.2. Vai trò công tác quản lý ngân quỹ trong hoạt động tài chính doanh nghiệp
Chu trình tài chính của doanh nghiệp có 3 chu kỳ: Chu kỳ tạo vốn, chu kỳ sử dụng vốn, chu kỳ phân chia thu nhập. Đối với một doanh nghiệp đang hoạt động thì ba chu kỳ này đan xen nhau, có lúc kế tiếp, có lúc song hành và cũng có lúc gián đoạn. Điều này tương ứng với tính chất đan xen trong việc hình thành nhu cầu cũng như khả năng tài trợ của doanh nghiệp trong suốt một thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn ngắn hạn, việc đảm bảo cân bằng giữa khả năng và nhu cầu tài trợ thường xuyên được xem là mục tiêu chính của quản lý tài chính. Việc đảm bảo cân bằng tài chính ngắn hạn sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, có hiệu quả, cơ sở của sự tăng trưởng đều đặn và liên tục theo định hướng chiến lược. Vì vậy, ngân quỹ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, với mục tiêu kiểm soát quá trình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian.
Các doanh nghiệp dự trữ tiền mặt vì 3 động lực: động lực giao dịch, động lực dự phòng, động lực đầu cơ.
Động lực dự trữ tiền để giao dịch là doanh nghiệp dự trữ tiền để có thể mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu và thanh toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cần nhiều tiền hay ít. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, hầu như hoạt động nào cũng đòi hỏi cần đến tiền. Có những thời điểm, nhu cầu tiền của doanh nghiệp rất cao, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp dịch vụ vào các dịp lễ tết hay các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh theo mùa vụ… Đến thời điểm này, nhu cầu tiền của doanh nghiệp lên rất cao để mua hàng hóa, nguyên vật liệu. Ngoài ra, khi ngân quỹ thặng dư, tiền sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh cho nhà cung ứng, điều này có thể là thuận lợi cho doanh nghiệp vì uy tín doanh nghiệp được nâng cao và doanh nghiệp có thể hưởng lợi thế chiết khấu.
Doanh nghiệp giữ tiền nhằm phòng ngừa khả năng thu chi tiền trong tương lai biến động không thuận lợi như sự thay đổi các chính sách của Nhà nước, đình công, hỏa hoạn, khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh. Điều đó cũng có nghĩa là nếu khả năng dự báo thu chi bằng tiền trong tương lai của doanh nghiệp kém thì nhu cầu tiền dự phòng là cao và ngược lại, nếu doanh nghiệp nắm rõ được dòng tiền vào ra trong thời gian tới thì nhu cầu tiền dự phòng sẽ thấp…. Doanh nghiệp sẽ không thể duy trì hoạt động bình thường để tồn tại và cạnh tranh trên thị trường nếu không có một mức tồn quỹ rộng rãi đủ để bù đắp sự mất mát về máy móc, nguyên vật liệu…
Ngoài ra, doanh nghiệp giữ tiền vì động lực đầu cơ nhằm chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng ngay các cơ hội tốt trong kinh doanh, đầu tư khi phát sinh những cơ hội đem lại lợi nhuận, thường là đầu tư vào các chứng khoán dễ bán. Việc đầu tư vào chứng khoán dễ bán còn nhằm mục đích dự phòng mà không phải giữ tiền mặt.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

binhnguyen2912

New Member
Re: [Free] Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1

mod cho mình xin link down bài này nhé, mình Thank :)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top