tt_gg

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương I: Lý luận chung về quản lý tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay 3
I. Tiêu thụ và nội dung của hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay 3
1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp thương mại 3
1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 3
1.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp 5
2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay 6
2.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 6
2.2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán sản phẩm 9
2.3. Xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối 13
2.4. Hoạt động bán hàng 17
2.5. Tổ chức dịch vụ hậu mãi 18
II. Quản lý hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay 19
1. Quản lý hoạt động tiêu thụ hàng hoá và vai trò của nó trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại 19
2. Chức năng của công tác quản lý tiêu thụ hàng hóa 20
2.1. Quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường: 20
2.2. Quản lý việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán sản phẩm 21
2.3. Quản lý hệ thống kênh phân phối 22
2.4. Quản lý hoạt động bán hàng 25
2.5. Quản lý việc thực hiện các dịch vụ hậu mãi 28
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: 29
Chương II: Thực trạng về quản lý tiêu thụ tại công ty cổ phần Pin Hà Nội 31
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pin Hà Nội 31
1. Thông tin chung về công ty 31
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pin Hà Nội 32
3. Nguyên tắc tổ chức và điều hành của công ty 34
4. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Pin của công ty cổ phần Pin Hà Nội 37
5. Đặc điểm về nguồn nguyên vật liệu: 37
6. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty: 37
7. Đặc điểm về nguồn vốn: 38
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội trong thời gian từ năm 2003-2005 38
1. Thực trạng tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty 38
2. Thị trường tiêu thụ của công ty 41
3. Về đối thủ cạnh tranh: 45
III. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội. 47
1. Thực trạng công tác quản lý: 47
1.1. Hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường: 47
1.2. Quản lý quá trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: 50
1.3. Quản lý các hoạt động xúc tiến bán sản phẩm: 51
1.4. Quản lý hệ thống kênh tiêu thụ (hay quản lý chính sách về mạng lưới tiêu thụ của công ty): 55
1.5. Quản lý hoạt động bán hàng: 57
1.6. Quản lý thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng hay dịch vụ sau bán hàng. 58
2. Một số chính sách mà công ty sử dụng để kích thích tiêu thụ sản phẩm của công ty. 59
3. Đánh giá kết quả của hoạt động quản lý tác động đến tiêu thụ sản phẩm 61
3.1. Kết quả 61
3.2. Tồn tại 62
Chương III. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cô phần Pin Hà Nội 64
1. Định hướng phát triển của công ty 64
2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty 65
Kết luận 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Chương I: Lý luận chung về quản lý tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay
I. Tiêu thụ và nội dung của hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay
1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp thương mại
1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất, nhà cung ứng với một bên là người tiêu dùng, là một trong sáu chức năng chính của bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ nào. Đó là các hoạt động: sản xuất, tiêu thụ, tài chính, hậu cần kinh doanh, kế toán doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp.
Trong đó tiêu thụ sản phẩm được coi là khâu quan trọng, là yếu tố tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì hoạt động tiêu thụ thực hiện mục đích của sản xuất kinh doanh: đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có được tiêu thụ hay không đều tuỳ từng trường hợp vào hoạt động tiêu thụ diễn ra như thế nào.
Trong cơ chế bao cấp, nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh, ba vấn : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đều do nhà nước quyết định. Do đó hoạt động tiêu thụ trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do nhà nước định sẵn. Tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định trước. Không có tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thiếu tính chủ động và tính sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Khi đó quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất và chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm:” Doanh nghiệp bán cái mà mình có chứ không phải bán cái thị trường cần”.
Trong cơ chế thị trường, ba vấn đề cơ bản của sản xuất hàng hoá: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? do doanh nghiệp tự quyết định trước sự khốc liệt của môi trường cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh, những tiến bộ về khoa học, máy móc, thiết bị, công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý.
Doanh nghiệp muốn tự tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh ấy thì phải luôn đổi mới mình, phải tìm ra con đường đi phù hợp vói sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuỳ từng trường hợp vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ quy định nhịp độ sản xuất, thị hiếu người tiêu dùng quyết định chất lượng sản phẩm đòi hỏi sản xuât phải đáp ứng.
Người sản xuất chỉ có thể bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà mình có. Tức doanh nghiệp muốn tiêu thụ được hàng hoá thì trước hết phải căn cứ vào nhu cầu thị trường cần gì, với lượng bao nhiêu, đòi hỏi chất lượng, mẫu mã như thế nào từ đó mới đặt ra kế hoạch sản xuất?
Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm được có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp: tiêu thụ đồng nghĩa với bán hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, tức việc đưa hàng từ tay nhà sản xuất, nhà cung ứng tới tay người tiêu dùng, là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá, lợi nhuận hay được quyền thu tiền bán hàng.
Theo nghĩa rộng: dưới sự tác động của cơ chế thị trường, với sự phát triển không ngừng của các công trình khoa học,thiết bị máy móc hiện đại, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh, yêu cầu thoả mãn của khách hàng ngày càng cao, thì một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay muốn hoạt động tiêu thụ thành công và đạt hiệu quả cao nhất thì cần nhận thức rõ tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ xúc tiến bán hàng…
Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả, các doanh nghiệp cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm là: đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng về các sản phẩm, bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ thương mại.
1.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp
thương mại
Hoạt động tiêu thụ hàng hoá có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại, thể hiện:
• Là một trong sáu chức năng quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm sản xuất, tiêu thụ, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Đây là một chuỗi quá trình không thể thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh nào, chúng có quan hệ hữu cơ với nhau và không thể thiếu một chức năng nào. Trong đó tiêu thụ được coi là khâu điều kiện tiền đề quyết định với doanh nghiệp. Vì tiêu thụ thực hiện mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là bán được sản phẩm tới tay người tiêu dùng, thu được lợi nhuận, mà chỉ thông qua tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể đi vào lưu thông và thực hiện giá trị hàng hoá.
• Tiêu thụ phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh: Quá trình tiêu thụ quyết định lượng hàng hoá được sản xuất ra, được bán ra, phản ánh doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp thu được của doanh nghiệp….Nhờ đó mà biết được doanh nghiệp làm ăn lời hay lỗ, từ đó mà có kế hoạch cho kỳ tiếp theo.
• Tiêu thụ chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, thể hiện:
Khi số lượng hàng hoá càng được tiêu thụ nhiều ở các khu thị trường khác nhau, chứng tỏ hàng hoá của doanh nghiệp được người tiêu dùng ưa thích, chấp nhận, uy tín của doanh nghiệp tăng lên, thị phần được mở rộng và phát triển. Điều đó chứng tỏ sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và ngược lại khi sản phẩm tiêu thụ bị ngừng trệ, thì thị trường bị thu hẹp, sản phẩm của doanh nghiệp bị lép vế so với đối thủ cạnh tranh.
• Tiêu thụ sản phẩm kích thích quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả: Khi sản phẩm được tiêu thụ , đồng nghĩa với doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Doanh nghiệp tăng được nguồn vốn bổ sung đầu tư thêm công nghệ cho sản xuất, lương của công nhân viên tăng lên, kích thích khả năng làm việc, ngoài ra doanh nghiệp sẽ thực hiện được các mục đích khác của mình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

MandarinGa

New Member
Re: [Free] Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội

so....hot
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực của cảng tại chi nhánh công ty tnhh mtv thủy sản hạ long Nông Lâm Thủy sản 0
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
D một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung các tư thế tác động cơ bản vận động trê Luận văn Sư phạm 0
J Một số biện pháp và ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình thanh toán và tiễn khách tại khách sạn Vĩnh Khá Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty kinh doanh lữ hành An Phú Luận văn Kinh tế 2
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Đầu tư Xây lắp và Thươn Luận văn Kinh tế 0
M Một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm thương mại In Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Dược phẩm TW1 Luận văn Kinh tế 0
C Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top