Download miễn phí Mở rộng hoạt động tiền tệ quốc tế bằng cách Tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Hưng Yên





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC 3

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3

1.1. Tổng quan về cách tín dụng chứng từ 3

1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế và thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ 3

1.1.2 Nội dung của L/C 10

1.1.2.1 Số L/C (Credit Number) 10

1.1.2.2 Địa điểm mở L/C 10

1.1.2.3 Ngày phát hành L/C (Date of Issue) là ngày: 10

1.1.2.4 Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C 11

1.1.2.5 Số tiền, loại tiền của L/C 11

1.1.2.6 Thời hạn hiệu lực, nơi hết hạn hiệu lực, thời hạn giao hàng của L/C 11

1.1.2.7 Những nội dung liên quan đến hàng hoá 12

1.1.2.8 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá 13

1.1.2.9 Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình: 13

1.1.2.10 Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C 14

1.1.2.11 Những điều khoản đặc biệt khác 14

1.1.2.12 Chữ ký của ngân hàng mở L/C 14

1.1.3 Phân loại L/C 14

1.1.3.1 L/C có thể huỷ ngang ( Revocable L/C) 14

1.1.3.2 L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) 15

1.1.3.3 Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận (Confirmied Irrevocable L/C) 16

1.1.3.4 Thư tín dụng không huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) 17

1.1.3.5 Thư tín dụng chuyển nhượng ( Irrevocable Transferable L/C) 17

1.1.3.6 Thư tín dụng tuần hoàn( Revoling L/C) 18

1.1.3.7 Thư tín dụng giáp lưng( Back to back L/C) 20

1.1.3.8 Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) 21

1.1.3.9 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) 22

1.1.3.10 Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C) 22

1.1.4 Vai trò của cách thanh toán bằng L/C 24

1.1.5 Các bên tham gia trong cách thanh toán bằng L/C 26

1.1.5.1 Người xin mở L/C (Applicant for L/C) 26

1.1.5.2 Ngân hàng phát hành L/C(Issuing bank) 26

1.1.5.3 Ngân hàng thông báo (Advising Bank) 27

1.1.5.4 Người hưởng lợi (Beneficiary) 27

1.1.6 Quy trình thanh toán bằng L/C 27

1.2 Mở rộng Thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ 29

1.2.1 Quan niệm về mở rộng TTQT bằng cách TDCT 29

1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TTQT bằng L/C 30

1.2.2.1 Những nhân tố chủ quan 30

1.2.2.2 Những nhân tố khách quan 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN 35

2.1 Giới thiệu về NHCT Hưng Yên 35

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35

2.1.1.1 Quá trình hình thành 35

2.1.1.2 Quy mô hiện tại 35

2.1.1.3 Chức năng của NHCT HY 35

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hưng Yên 36

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 39

2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 41

2.1.2.3 Hoạt động Thanh toán quốc tế 43

2.2 Hoạt động thanh toán bằng L/C tại NHCT Hưng Yên 46

2.2.1 Thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại NHCT HY 46

2.2.1.1 Quy trình thanh toán 46

2.2.1.2 Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C tại NHCT Hưng Yên 50

2.2.2 Thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C 52

2.2.2.1 Quy trình thanh toán 52

2.2.2.2 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C tại NHCT HY 54

2.3 Đánh giá về mức độ mở rộng TTQT bằng cách tín dụng chứng từ tại NHCT HY. 56

2.3.1 Những kết quả đạt được 56

2.3.2 Những hạn chế vướng mắc 58

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 59

2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 59

2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 59

2.3.3.3 Nguyên nhân từ phía NHNN 60

2.3.3.4 Nguyên nhân từ phía Chính phủ 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HƯNG YÊN 62

3.1 Định hướng phát triển cho hoạt động TTQT bằng L/C tại NHCT Hưng Yên 62

3.2 Giải pháp mở rộng TTQT bằng cách tín dụng chứng từ tại NHCT HY 63

3.2.1 Xây dựng chiến lược khách hàng 63

3.2.2 Hoàn thiện công nghệ, quy trình thanh toán bằng L/C 65

3.2.3 Tăng nguồn ngoại tệ để thực hiện thanh toán L/C 65

3.2.4 Nâng cao năng lực của thanh toán viên 66

3.2.5 Tăng cường công tác phân tích đối thủ cạnh tranh 68

3.3 Một số kiến nghị 69

3.3.1 Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam 69

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 70

3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ 71

3.3.4 Kiến nghị đối với NHCT Hưng Yên 71

K ẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hưởng lợi tín dụng thư. Nhà xuất khẩu chỉ giao hàng khi nào nhận được L/C phù hợp với nội dung của hợp đồng mua bán và nằm trong khả năng cung cấp của mình. Nếu người hưởng lợi không nhất trí với nội dung nào của L/C thì yêu cầu người mua sửa đổi L/C. Việc sửa đổi hay bổ sung vào nội dung L/C phải được xuất phát từ ngân hàng phát hành theo đường đi của bản L/C gốc mới có giá trị hiệu lực.
Ngoài 4 thành viên trên, trong một số trường hợp đặc biệt, còn có một số thành viên sau:
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank):
- Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank)
Thực tế quá trình thanh toán L/C không nhất thiết phải có đủ các ngân hàng nói trên cùng tham gia mà tuỳ theo yêu cầu của người mở sẽ xác định các thành viên liên quan.
1.1.6 Quy trình thanh toán bằng L/C
Có ít nhất 4 đối tác tham gia vào quá trình thanh toán thư tín dụng:
- Người đề nghị mở L/C.
- Người thụ hưởng.
- Ngân hàng phát hành
- Ngân hàng thông báo
Quy trình thanh toán như sau:
7
NHPH
NHTB
Ng­êi h­ëng-Nhµ XK
Ng­êi më- Nhµ NK
3
6
8
2
7
6
4
1
5
9
Bước1: Hai bên mua, bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo cách L/C
Bước2: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C cho người hưởng quy định trong hợp đồng.
Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH phát hành L/C theo thông lệ chung quy định trong UCP 500.
Bước 4: Khi nhận được L/C từ NH phát hành, ngân hàng thông báo sẽ thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người nhập khẩu thông qua NHPH sửa đổi L/C cho phù hợp với khả năng cung cấp của mình nhưng không trái với hợp đồng ngoại thương.
Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình trong thời gian cho phép (thông qua NHTB). Bộ chứng từ sẽ được chuyển đến ngân hàng phát hành để thanh toán.
Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C thì tiến hành thanh toán. Nếu bộ chứng từ không phù hợp thì lập từ chối thanh toán, đồng thời thông báo sai sót cho người mua. Nếu người mua chấp nhận mọi sai sót của bộ chứng từ để nhận hàng thì NH giao chứng từ đổi lấy việc thanh toán. Nếu người mua không chấp nhận bộ chứng từ kèm theo đó là không nhận hàng thì NH phát hành phải giữ nguyên hiện trạng bộ chứng từ chờ ý kiến của NH gửi chứng từ.
Bước 8: Đến thời hạn thanh toán(7 ngày kể từ khi nhận được bộ chứng từ) NHPH thanh toán tiền trả NH gửi chứng từ, báo nợ cho người mở L/C.
Bước 9: Người mua đi nhận hàng.
1.2 Mở rộng Thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ
1.2.1 Quan niệm về mở rộng TTQT bằng cách TDCT
TTQT phát triển đã tạo tiền đề cho hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế chung, đưa nền kinh tế đất nước hội nhập với khu vực và thế giới.
Qua phân tích vị trí và tầm quan trọng của cách thanh toán bằng L/C có thể thấy cách này đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển hoạt động TTQT. Vì vậy, mở rộng TTQT bằng cách tín dụng chứng từ là vấn đề mà các ngân hàng luôn quan tâm. Vậy quan niệm như thế nào là “ mở rộng”. Có thể nói việc mở rộng TTQT bằng cách tín dụng chứng từ là việc tăng lên cả về số lượng, loại hình và chất lượng của hoạt động thanh toán này, nhưng phải luôn đảm bảo tuân thủ quy tắc thực hành thống nhất của ICC và tập quán chung của quốc gia.
Trong khi đánh giá mức độ mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ có thể sử dụng một số tiêu thức sau:
Các tiêu thức đánh giá mức độ mở rộng:
♦ Số món thanh toán
Việc tăng số món trong thanh toán là một trong những tiêu thức mà các ngân hàng hướng tới. Số món thanh toán qua ngân hàng tăng đặc biệt là các món lớn sẽ kéo theo việc tăng doanh số thanh toán quốc tế. Một điều quan trọng hơn đó là số món tăng chứng tỏ mối quan hệ của ngân hàng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được mở rộng, thể hiện uy tín của ngân hàng trên thị trường ngày càng cao.
♦ Doanh số thanh toán
Doanh số thanh toán là một trong những tiêu thức quan trọng đánh giá mức độ mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. Doanh số tăng chứng tỏ ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả, có uy tín lớn trên thị trường.
♦ Phạm vi đối tượng thanh toán
Tiêu thức này thể hiện mối quan hệ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Không chỉ bó hẹp là các doanh ngiệp nhà nước mà còn là các công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân… Không chỉ đặt mối quan hệ với các doanh nghiệp trong địa bàn mà còn mở rộng ra các doanh nghiệp có nhu cầu khác địa bàn. Tiêu thức này càng mở rộng chứng tỏ phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng ngày càng lớn.
Trong quá trình đánh giá không thể chủ quan đánh giá theo một tiêu thức nào mà phải có cái nhìn tổng hợp về toàn bộ các tiêu thức. Từ đó mới có hướng đi đúng đắn cho việc mở rộng trong giai đoạn sau.
Để mở rộng hoạt động TTQT bằng cách tín dụng chứng từ thì việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này là vô cùng quan trọng.
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TTQT bằng L/C
1.2.2.1 Những nhân tố chủ quan
* Công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán của ngân hàng. Hoạt động TTQT không thể phát triển nếu công nghệ ngân hàng không đạt được trình độ tối thiểu cần thiết cho hoạt động thanh toán. Trong TTQT ngân hàng phải có quan hệ với rất nhiều Ngân hàng ở các nước khác nhau, do vậy công nghệ ngân hàng có hiện đại, xứng tầm với các nước thì mới tạo điều kiện cho hoạt động TTQT được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Công nghệ ngân hàng phát triển cao kèm theo đó là trình độ cán bộ thành thạo sẽ rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu sai sót do thao tác thủ công. Việc sử dụng công nghệ cao trong thanh toán sẽ nâng cao vị trí của ngân hàng trên trường quốc tế tạo được hình ảnh tốt của ngân hàng đối với khách hàng, từ đó sẽ thu hút khách hàng tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động TTQT đặc biệt là cách tín dụng chứng từ.
* Trình độ thanh toán viên
Có thể nói thanh toán viên có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động thanh toán nói chung và TTQT nói riêng. Công nghệ ngân hàng càng hiện đại thì càng cần có người biết và sử dụng hiệu quả công nghệ đó. Hơn nữa trong TTQT có những công đoạn cần đến sự nhanh nhạy, tinh ý của thanh toán viên. Trong quá trình thanh toán có sự tham gia của nhiều bên bao gồm: khách hàng, ngân hàng đại lý, ngân hàng trả tiền… đòi hỏi thanh toán viên phải có trình độ thanh toán cao để tạo được sự thống nhất về chứng từ, tránh sai sót. Thanh toán viên cần có một trình độ ngoại ngữ tương đối tốt bởi hầu hết các chứng từ trong TTQT hầu hết là ngoại ngữ. Hiểu biết rộng về ngoại ngữ đặc biệt là văn phong sẽ tạo điều kiện để thanh toán viên hiểu cặn kẽ từng chi tiết của c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Mở rộng cho vay mua ô tô tại vpbank – Chi nhánh Hà Nôi Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán bằng thẻ tại chi nháh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoài quốc doanh Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối của Công ty Bánh kẹo Hải Châu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top