Download miễn phí Đề tài Sự vận dụng lý luận của lênin về CNTB nhà nước ở Việt Nam





Căn cứ vào những thời điểm lịch sử trước và sau có thể nhận thấy rằng, thoạt đầu Lênin quan niệm các hợp tác xã đều là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước . Về sau này, từ thực tiễn nước Nga, Lênin đã phân biệt tổ chức kinh tế này trong những chế độ khác nhau. Nghĩa là trong thực tế tồn tại hai chế độ hợp tác xã: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Chế độ hợp tác xã tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ Xô viết được coi là một hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


độc thoại", "cửa quyền". Bản thân chủ nghĩa tư bản nhà nước chính là "sự kết hợp, liên hợp, phối hợp nhà nước xô viết, nền chuyên chính vô sản với CNTB" là "một khối với CHTB ở bên trên". Và đương nhiên sẽ không có chủ nghĩa tư bản nhà nước, nếu không có những điều kiện cho họ, điều kiện ấy theo Lênin, chính là những "cống vật". Trong điều kiện trên thế giới chỉ có một chính quyền Xô viết, xung quanh là cả một hệ thống các nước tư bản, muốn tồn tại, chính quyền Xô viết không thể bỏ qua sự thật ấy. "hay là chiến thắng toàn bộ giai cấp tư sản ngay lập tức, hay phải nộp cống vật".
Khi thực hiện tô nhượng, một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, rõ ràng là nhà tư bản được lợi nhuận không phải thông thường mà "bất thường", "siêu ngạch" hay có được loại nguyên liệu mà họ không tìm hay khó tìm được bằng cách khác. Điều này rất có ý nghĩa thực tiễn và đặc biệt có ý nghĩa đối với nước ta hiện nay khi thực hành chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nhà nước tư bản được "lập lại", được "du nhập" "không phải vì lợi ích củng cố chính quyền Xô viết, mà vì lợi ích của bản thân họ". Chính Lênin còn dự kiến cả khả năng sự phân chia lợi ích đó thoạt đầu có lợi nhiều cho các nhà tư bản dưới hình thức "trả giá" cho sự lạc hậu, cho sự kém cỏi của mình. Nhưng không có cách nào khác, mà điều cần học. Phải học cách phân chia lợi ích cho quy luật ngự trị trong kinh tế, đó là sự phân chia theo sức mạnh kinh tế kỹ thuật. Phải trả giá, phải có một vài hy sinh" nhưng cái giá ấy là bao nhiêu? Một thiên tài như Lênin, về vấn đề này cũng chỉ có thể trả lời "mức độ là bao nhiêu, kinh nghiệm và thực tiễn sẽ chứng tỏ". Vấn đề là không cần che giấu sự thật: phải nộp cống vật. Nhưng đối với nhà nước vô sản thì sự dung nạp và du nhập chủ nghĩa tư bản sẽ mang lại lợi ích cơ bản và lâu dài.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản do nhà nước vô sản kiểm soát và điều tiết có thể đẩy mạnh sự phát triển ngay tức khắc nền nông nghiệp. Nhờ việc tăng lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mà ổn định xã hội, thoát ra khỏi khủng hoảng, thoát ra ttình cảnh giảm sút "tín nhiệm của nông dân đối với chính quyền xô viết, khắc phục tình trạng trộm cắp của công nặng nền và nạn đầu cơ nhỏ lan tràn (nạn này nguy hiểm nhất)…". Nói về tầm quan trọng của vấn đề này, Lênin đã chỉ ra rằng chính quyền vô sản có giúp đỡ cho sự phát triển đó được không, hay là bọn tư sản dễ chinh phục được tầng lớp tiểu nông, đó là điều sẽ quyết định kết cục cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản. Đó là kinh nghiệm của mấy mươi cuộc cách mạng trước đây.
Bằng sự "du nhập" chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài mà tăng nhanh lực lượng sản xuất, tăng lên ngay hay trong mộ thời gian ngắn. ở trong nước có xí nghiệp, hàm mỏ, khu rừng, nhưng do thiếu máy móc, lương thực, phương tiện vận tải, cho nên không thể khai thác được. Vì thế mà thành tiểu tư hữu tăng lên về mọi mặt, kinh tế nông dân ở vùng xung quanh bị xuy yếu, các lực lượng sản xuất nông nghiệp bị lung lay. Nếu " du nhập" được chủ nghĩa tư bản thì sẽ có thể cải thiện được nhanh chóng tình trạng sản xuất, đời sống của công nhân và nông dân, nền đại công nghiệp Xô viết sẽ được khôi phục. Đó là cái lợi cơ bản, cấp thiết nhất của giai cấp vô sản khi mới giành được chính quyền.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước là công cụ để liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh chống tính tự phát tư bản và tư bản chủ nghĩa.
Vì công nghiệp lớn chứa khôi phục, các cơ sở kinh tế nhỏ không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của công nghiệp lớn, chúng không bị sức hút nào cả, nên kinh tế nhỏ vẫn tồn tại một cách độc lập trong chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện ấy, chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, bởi vì chủ nghĩa tư bản là xu hướng và là kết quả phát triển. Tự phát của nền sản xuất nhỏ: Với ý nghĩa ấy "tư bản làm cho sản xuất nhỏ liên hợp lại, tư bản sinh ra nền sản xuất nhỏ". Xét về trình độ phát triển thì chủ nghĩa tư bản nhà nước về kinh tế cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế tiểu nông. Nếu phát triển được chủ nghĩa tư bản nhà nước thì chính quyền xô viết sẽ tăng cường được nền đại sản xuất đối lập với nền tiểu sản xuất, nền sản xuất tiên tiến đối lập với nền sản xuất lạc hậu, nền sản xuất cơ khí hoá đối lập với nền sản xuất thủ công, nó tăng thêm sản phẩm mà nó thu được của đại công nghiệp , củng cố được những quan hệ kinh tế do nhà nước điều chỉnh, đối lập với những quan hệ kinh tế tiểu tư sản vô chínhphủ.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước, vì lẽ ấy, trơ thành cụ để đấu tranh chống tính tự phá tư bản chủ nghĩa, tính tự phát tiểu tư sản, chống tệ đầu cơ, được coi là kẻ thù chính của chủ nghĩa xã hội, ở nước tiểu nông tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lênin đã bác bỏ luận điểm cho rằng cuộc đấu tranh diễn ra chủ yếu là giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội. Theo Lênin chính giai cấp tiểu tư sản cộng với chủ nghĩa tư bản tư nhân cùng nhau đấu tranh chống lại cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội. Nó chống lại bất cứ sự can thiệp, kiểm kê và kiểm soát nào của nhà nước, dù là chủ nghĩa tư bản nhà nước hay chủ nghĩa xã hội. Không hiểu được vấn đề này thì sẽ gây ra nhiều sai lầm về kinh tế.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến lớn, nhờ nó mà chiến thắng tình trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế, hiện tượng lỏng lẻo, những tập quán, những thói quen, địa vị kinh tế của giai cấp ấy là cái quan trọng hơn hết. Bởi vì việc để tình trạng vô chính phủ của những kẻ đáng sợ nhất, nó sẽ đưa đất nước đến chỗ diệt vong (bọn Napôlêông và Ca-Vai-Nhắc đã lật đổ cách mạng hồi trước cũng chính do chúng phát triển trên cơ sở tiểu tư hữu ấy). Cũng vì thế mà chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ đưa nước Nga lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường chắc chắn nhất. Nếu khôi phục được tình trạng này thì "tất cả những con chủ bài đều nằm trong tay công nhân và sẽ bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội được củng cố".
Chủ nghĩa tư bản nhà nước còn là công cụ để khắc phục được "kẻ thù chính trong "nội bộ" đất nước, kẻ thù của các biện pháp kinh tế" của chính quyền Xô viết. Đó là bọn đầu cơ, bọn gian thương, bọn phá hoại độc quyền của nhà nước.Lênin nói rằng không thể giải quyết vấn đề này bằng biện pháp xử bắn hay "những lời tuyên bố sấm sét", bởi vì cơ sở kinh tế của tệ đầu cơ là tầng lớp những kẻ tiểu tư hữu và chủ nghĩa tư bản tư nhân, có thay mặt của mình trong mỗi người tiểu tư sản.
Chủ nghĩa nhà nước còn được xem là công cụ đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu và những lệch lạc quan liêu chủ nghĩa. Khi nói tới thực chất của chính sách kinh tế mới, Lênin đã đề cập tới nhiệm vụ "đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu và tác phong lề mề". Vì sao và thông qua chính sách kinh tế gì mà có thể thực hiện được nhiệm vụ này? Lênin phân tích về nguồn gốc kinh tế của c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Sự vận dụng lí thuyết kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý c Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Lí luận về lạm phát tiền tệ. Thực trạng và sự vận dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỂ GIẢI QUYẾT Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Sự vận dụng lý luận về CNTB NN ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Thực trạng sự vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường và giải pháp nhằm vận dụ Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu sự lựa chọn con đường Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Vận dụng lýluận học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top