lynk_chick1501

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ





Năm 1996, Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 12,478 triệu USD tăng gấp hơn 10 lần so với năm 1995, đây là một tỷ lệ tăng đột biến đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ. Giai đoạn từ năm 1996-1999, tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bình quân mỗi năm tăng khoảng từ 1,1-1,3 lần. Riêng trong năm 2000 giá trị xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 44,703 triệu USD tăng hơn 2 lần so năm 1999. Tuy nhiên năm 2001, con số này lại giảm xuống (mặc dù không nhiều), và cũng giống như cà phê và một số mặt hàng nông sản khác: giá trị xuất khẩu giảm đi nhưng khối lượng vẫn tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2001 giá trị hạt điều xuất khẩu sang Mỹ là 44,067 triệu USD giảm so với 44,703 triệu USD năm 2000, nhưng khối lượng xuất khẩu vẫn tăng lên, đạt 12.985 tấn năm 2001 so với 9.389 tấn năm 2000.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


y nhiều nhóm. Mỗi nhóm thích ứng với từng thị trường riêng. Cụ thể: thị trường Châu Âu quen dùng gạo ngon, hạt dài, song thị trường Châu á lại quen dùng gạo chất lượng trung bình, hạt dài. Thị trường Châu Phi quen dùng gạo hấp (luộc sơ) có chất lượng không cao, loại gạo này lại không được chấp nhận ở các thị trường còn lại. Thị trường Trung Đông quen tiêu dùng gạo thơm, thị trường Lào quen tiêu dùng gạo nếp...
Như vậy, có thể thấy với một loại nông sản có thể được ưa thích ở thị trường này nhưng lại không được chấp nhận ở thị trường khác, giá có thể cao ở thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác. Vì vậy, trong kinh doanh hàng nông sản đối với mỗi doanh nghiệp, vấn đề xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng đóng vai quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp.
1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam.
1.2.1. Tình hình sản xuất và chế biến một số mặt hàng nông sản xuất khẩu
Trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học vào trong sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện do vậy năng suất cây trồng đã tăng đáng kể. Rõ ràng nhất là đối với cây lúa, năm 1986 năng suất lúa mới chỉ đạt 28,1 tạ/ha thì năm 1998 năng suất đã là 39,6 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình 38,05 tạ/ha của thế giới và 23 tạ/ha của Thái Lan. Năng suất cao su của Việt Nam năm 1998 đạt 1 tấn/ha cao hơn mức 916 tạ/ha của thế giới, gấp 1,3 lần năng suất của Indonexia. Năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp 1,5 lần của Brasin, gấp 1,7 lần Colombia và gấp 2,17 lần Indonexia.
Bảng 1: Tình sản xuất một số mặt hàng nông sản giai đoạn 1995-2001
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Diện tích
(1000 ha)
Lúa gạo
6.766
7.004
7.100
7.363
7.654
7.655
7.484
TĐT (%)
-
3,52
1,37
3,70
3,95
0,01
- 2,23
Cà phê
186,4
254,2
340,3
370,6
408,0
516,7
566,8
TĐT (%)
-
36,37
33,87
8,90
10,09
26,64
9,70
Cao su
-
254,2
347,5
382,0
394,9
406,9
300,7
TĐT (%)
-
-
36,70
9,93
3,38
3,04
- 26,1
Chè
-
74,8
78,6
77,4
84,8
86,9
95,6
TĐT (%)
-
-
5,08
- 1,53
9,56
2,48
10,01
Sản lượng
(1000 tấn)
Lúa gạo
24.964
26.397
27.524
29.146
31.394
32.554
31.970
TĐT (%)
-
5,74
4,27
5,89
2,71
3,69
- 1,69
Cà phê
218,1
320,1
420,5
409,3
509,8
802,3
847,0
TĐT (%)
-
46,77
31,37
- 2,66
24,55
57,38
5,57
Cao su
-
142,5
186,5
193,5
248,7
291,9
418,4
TĐT (%)
-
-
30,88
3,75
28,53
17,37
43,34
Chè
-
46,8
52,2
56,6
64,7
64,3
76,0
TĐT (%)
-
-
11,54
8,43
14,31
- 0,62
18,20
Năng suất (tạ/ha)
Lúa gạo
36,8
37,6
39,0
39,6
41,0
42,5
42,7
TĐT (%)
-
2,17
3,72
1,54
3,54
3,66
0,47
Cà phê
11,7
12,6
12,4
11,0
14,9
15,5
14,9
TĐT (%)
-
7,69
- 1,59
- 11,3
35,45
4,03
- 3,87
Cao su
-
5,6
5,4
5,1
6,3
7,2
14
TĐT (%)
-
-
- 3,57
- 5,56
23,53
14,29
94,4
Chè
-
6,3
6,6
7,3
7,6
7,4
7,9
TĐT (%)
-
-
4,76
10,61
4,11
- 2,63
6,76
Nguồn: Vụ Quy hoạch - Kế hoạch, Bộ NN & PTNT
Tuy đã có những tiến bộ như đã nêu ở trên song ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn không ít hạn chế. Điển hình là: chất lượng hàng nông sản của ta chưa cao, hiện nay còn nhiều vùng, nhiều địa phương nông dân còn chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quá mức diện tích trồng lúa vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long, cũng như sử dụng lúa lai ở Trung Quốc cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp ở các tỉnh phía Bắc, sử dụng quá nhiều phân bón hoá học và thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất cũng là một trong những lý do làm cho chất lượng hàng nông sản của Việt Nam chưa cao.
Về mặt chế biến: Chế biến đang là một lĩnh vực còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động chế biến hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện bởi những người sản xuất với phương tiện chế biến thô sơ lạc hậu, nên có năng suất thấp. Hoạt động này chưa được thực hiện một cách hợp lý, đồng bộ, chưa được quan tâm một cách đúng mức nên sản phẩm tạo ra thường có phẩm cấp thấp do tạp chất nhiều, hình thức không hấp dẫn, chất lượng không cao. Những yếu kém trong khâu chế biến được xem là nổi cộm nhất hiện nay và là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
1.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam.
Trong những năm qua, để tăng cường hội nhập vào khu vực và thế giới, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Với vị trí ngày càng quan trọng và được đặc biệt quan tâm, hoạt động xuất khẩu đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có xuất khẩu hàng nông sản.
Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, mười năm qua, xuất khẩu nông sản nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng khá nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân 21%. Năm 2000 so với năm 1990 kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng gấp 3,58 lần, thể hiện sự phát triển nhanh chóng của sản xuất nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
Tuy nhiên, mặc dù khối lượng và kim ngạch nông sản xuất khẩu tăng lên, song tỷ trọng trong tổng số kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm (từ 32,58% năm 1990 xuống 19,38% vào năm 2000, và 16,35% năm 2001). Điều này phản ánh sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ trong cơ cấu kinh tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước theo hướng CNH-HĐH: phát triển triển cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo chiều sâu, giảm bớt tỷ trọng sản phẩm thô, tăng nhóm hàng đã qua chế biến bởi vì giá trị sản phẩm thô, nguyên liệu trong giá trị quốc tế của hàng hoá xuất khẩu thường chiếm tỷ lệ (%) rất nhỏ so với giá trị chế biến. Tình hình trên được thể hiện qua Bảng sau:
Bảng 2: Đóng góp của xuất khẩu nông sản giai đoạn 1990 - 2001
Đơn vị: Triệu USD
STT
Năm
Giá trị XK nông sản
Tổng giá trị XK
Tỷ trọng KN XK NS trên TKN XK (%)
Tốc độ tăng trưởng NS XK (%)
1
1990
783
2.404
32,58
-
2
1991
628
2.087
30,09
-19,80
3
1992
828
2.581
32,07
31,85
4
1993
920
2.985
30,81
11,11
5
1994
1.280
4.054
31,58
39,13
6
1995
1.746
5.449
32,04
36,41
7
1996
1.990
7.256
27,43
13,97
8
1997
2.250
8.759
25,69
13,07
9
1998
2.565
9.324
27,51
14,00
10
1999
3.136
11.540
27,17
22,26
11
2000
2.800
14.449
19,38
-10,71
12
2001
2.457
15.027
16,35
-12,25
Nguồn: Cục Công nghệ thông tin & Thống kê Hải quan - Tổng cục Hải quan
Bảng 2 cho thấy, giá trị xuất khẩu nông sản tăng theo thời gian. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 783 triệu USD, đến năm 2000 đã đạt 2.800 triệu USD tăng gấp 3,58 lần. Trong đó, năm 1999 đạt mức cao nhất là 3.136 triệu USD tăng gấp 4 lần so với năm 1990.
Kết quả khả quan trên chủ yếu là do xu hướng phục hồi giá nông sản trên thị trường thế giới trong những năm gần đây và chất lượng của sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Riêng trong năm 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam á đã tác động tới khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam nên giá trị xuất khẩu nông sản trong hai năm đó giảm so với dự kiến. Còn năm 2000 giá trị xuất khẩu nông sản là 2.800 triệu USD chỉ bằng 89% so với năm 1999, năm 2001 giá trị xuất khẩu nông sản là 2.457 triệu USD chỉ bằng 88% so với năm 2000. Như vậy, trong hai năm 2000 và 2001 mặc dù lượng xuất kh...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top