bilu62

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

1.1- NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI. 3

1.1.1. Khái niệm chung về bảo hiểm xã hội. 3

1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với kinh tế - xã hội. 5

1.1.3. Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội . 5

1.1.4. Nội dung của bảo hiểm xã hội. 7

1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 10

1.2.1. Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 10

1.2.2. Tầm quan trọng của BHXH trong các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI 14

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở HÀ NỘI 14

2.1- SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI LAO ĐỘNG CỦA

 THÀNH PHỐ HÀ NỘI 14

2.1.1. Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn

Thành phố Hà Nội 14

2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh. 15

2.2- THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

 Ở HÀ NỘI 16

2.2.1. Đối tượng thực hiện 16

2.2.2. Hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh ở Hà Nội. 16

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNGTRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở

THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 28

3.1. PHỐI HỢP VỚI UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG XÃ TĂNG CƯỜNG ĐỐI TƯỢNG THU VÀ CẢI TIẾN NGHIỆP VỤ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI. 28

3.1.1. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường xã tăng cường đối tượng thu bảo hiểm xã hội: 28

3.1.2. Từng bước cải tiến mẫu biểu thu bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 29

3.2. CẢI TIẾN THỦ TỤC, HỒ SƠ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI NGẮN HẠN. 29

3.3. CẢI TIẾN QUY TRÌNH VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI. 30

3.4. CẢI TIẾN QUY TRÌNH CẤP SỔ, XÁC NHẬN VÀ QUẢN LÝ SỔ BẢO

 HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP

NGOÀI QUỐC DOANH. 31

3.5. ƯU TIÊN TRANG BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ

BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 32

3.6. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN, HƯỠNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI. 33

3.7. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC: 34

3.7.1. Mở rộng đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội ra tất cả các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh có quan hệ thuê mướn, sử dụng lao động: 34

3.7.2. Sửa đổi chế độ trợ cấp một lần: 35

3.7.4. Sớm ban hành luật bảo hiểm xã hội: 35

KẾT LUẬN 37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


á thành các công ty cổ phần để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Điều này cũng làm cho số doanh nghiệp và người lao động ngoài quốc doanh ngày càng tăng.
Với những lý do trên, chứng tỏ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đã và sẽ ngày càng tăng, khả năng đóng góp của khu vực này vào quỹ BHXH ngày càng lớn.
Tóm lại, thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động các doanh nghiệp ngoài quốc có tầm quan trọng rất đặc biệt và lâu dài. Đó là một chủ trương, chính sách hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là một nhiệm vụ rất cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Chương II
thực trạng quá trình thực hiện Bảo hiểm xã hội
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội
2.1- Sơ lược tình hình kinh tế - xã hội lao động của Thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội có 12 quận, huyện ( trong đó có 7 quận và 5 huyện ), 228 phường, xã ( có 105 phường và 123 xã ) với gần 3 triệu dân,với tốc độ tăng dân số trên dưới 2% năm được tạo thành bởi hai yếu tố: tăng tự nhiên và tăng cơ học. Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Sản xuất kinh doanh tại Thành phố từ khi thực hiện chính sách đổi mới theo Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, từ những năm đầu thập niên 90 trở lại đây với sự xuất hiện của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố ngày một khởi sắc, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có hơn 5000 cơ quan, đơn vị kinh tế từ những tập đoàn, tổng công ty lớn đến những cơ sở kinh tế hộ gia đình, đa dạng trong các hoạt động kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, xí nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư của nước ngoài và nhiều khu công nghiệp tập trung đang phát triển với tốc độ đô thị hoá nhanh như: Khu chế xuất Sài Đồng ( Gia Lâm ), khu Nam Thăng Long ( Từ Liêm), khu công nghiệp Đông Anh, Sóc Sơn... Đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế chủ yếu nhất của đất nước. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trên địa bàn Thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.
Đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thu hút hơn 1,5 triệu lao động. Trong đó có 700 ngìn lao động phi nông nghiệp, có trên 500 ngìn lao động làm việc trong các ngành kinh tế hưởng tiền lương, tiền công. Số lao động này ngày một tăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hoá đất nước và tốc độ hoá phát triển cao của kinh tế Thành phố.
Đặc biệt là lực lượng lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ( có sử dụng từ 10 lao động trở lên ). Do vậy, quy mô và cơ cấu lao động xã hội thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội ở Thành phố Hà Nội cũng thay đổi hết sức nhanh chóng, từ chỗ chỉ có 16.736 lao động 1995 trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì đến năm 2001 đã là 43.802 lao động .
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Ngay từ những năm 1986 - 1990 khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Thành phố Hà Nội đã phát triển rất đa dạng. Bên cạnh hàng chục ngàn hợp tác xã, tổ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, mua bán thương nghiệp... đã hình thành trước năm 1986 thì hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ dạng cá thể, hộ kinh tế gia đình đã ra đời theo các nghị định của chính phủ. Tiếp theo đó là giai đoạn 1990 - 1995 là sự phát triển nhanh chóng của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao, bình quân gần 8,5% năm trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. (Xem bảng 2.1.)
Bảng 2.1
Số liệu tổng hợp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về một số chỉ tiêu đến năm 2000
Số lượng DN (đơn vị)
Số lao động (người)
GDP (tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng bình quân (1995 - 2000) (%)
Thu nhập bình quân đầu người (đồng)
4025
102245
14.508
8,5
800.000
Nguồn: BHXH TP. Hà Nội năm 2000
Với sự phát triển phong phú, đa dạng và tốc độ phát triển cao như vậy, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện đang thu hút một lực lượng lao động rất lớn. Bản thân nó đã trở thành một thị trường lao động rất sôi động, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại thành phố Hà Nội.
Đặc điểm lớn nhất có ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam giai đoạn hiện nay là còn nhỏ lẻ, thiếu sự ổn định vững chắc.
Tuy vậy, trong khoảng 5 -7 năm trở lại đây, trên cơ sở chính sách của Đảng ngày càng rõ ràng, luật pháp kinh doanh ngày một cụ thể, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở thành phố Hà Nội đang ổn định dần và có những bước phát triển vững chắc và lâu dài. Ngày một nhiều chủ doanh nghiệp mạnh dạng mở rộng đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để sản xuất kinh doanh, mở rộng tiêu thụ trong và ngoài nước một cách hiệu quả. Trên cơ sở đó ổn định dần đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, ngày càng gắn bó với doanh nghiệp.
Từ tháng 1 - 1995 chính sách bảo hiểm xã hội mới chính thức thực hiện cho người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trên phạm vi cả nước, việc thực hiện ngày càng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Riêng ở thành phố Hà Nội, nhờ được tổ chức làm thí điểm từ trước (1990-1994 ) nên trong những năm qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên so với yêu cầu chung, những kết quả ấy vẫn còn hết sức hạn chế.
2.2- Thực trạng quá trình thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội
2.2.1. Đối tượng thực hiện
Căn cứ Điều lệ bảo hiểm xã hội, kể từ tháng 1- 1995 trên phạm vi cả nước, chế độ Bảo hiểm xã hội đã chính thức mở rộng đến tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Dựa trên nguyên tắc có đóng góp có hưởng thụ. Điều lệ mới đã tạo điều kiện cho việc xoá bỏ chế độ bao cấp, dựa vào ngân sách trước đây, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách tự do hoá lao động và sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế.
Riêng tại thành phố Hà Nội, thời gian làm thí điểm cho lao động ngoài quốc doanh đã chấm dứt để chuyển sang thực hiện chính thức theo Điều lệ bảo hiểm xã hội mới từ tháng 5 - 1995.
Theo quy định mới, đối tượng được thực hiện ở khu vực này chỉ bao gồm người lao động làm việc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
2.2.2. Hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội
Thực chất của hoạt động bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là việc cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và các biện pháp hỗ trợ để đảm bảo triển khai có hiệu quả các chế độ chính sách b...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top