b4by_kut3_93

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010





MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm ngân sách, chức năng, vai trò của ngân sách

1.1. Khái niệm NSNN và phân loại thu NSNN

1.2. Chức năng của thu ngân sách nhà nước

1.2.1 Chức năng phân bổ nguồn lực

1.2.2 Chức năng phân phối lại thu nhập

1.3 Vai trò của NSNN

2. Các nhân tố tác động đến Thu ngân sách

2.1. Thực trạng của nền kinh tế

2.2. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thu NSNN

2.3. Tổ chức, quản lý thực hiện thu ngân sách

II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Khái quát quá trình xây dựng Luật ngân sách

2. Các quy định hiện hành trong lĩnh vực thu ngân sách

2.1 Luật ngân sách 2002

2.1.1 Quy định về các khoản thu ngân sách địa phương

2.1.2 Phân cấp quản lý thu ngân sách

2.2 Tổ chức bộ máy thu và phân cấp quản lý thu ngân sách của thành phố Hà Nội

2.3 Một số Luật Thuế hiện hành

2.3.1 Luật thuế GTGT

2.3.2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

2.3.3 Thuế xuất nhập khẩu

2.3.4 Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.3.5 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

2.4. Phí và lệ phí

Chương II: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2001-2005 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001-2005

1. Kinh tế Thủ đô chia theo ngành kinh tế

2. Kinh tế Thủ đô chia theo thành phần kinh tế

II. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001-2005

1. Đánh giá tổng quát kết quả thu ngân sách 2001-2005

2. Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo từng khoản mục

3. Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo sắc thuế

4. Kết quả phân cấp thu ngân sách thành phố giai đoạn qua

5. Đánh giá chung lại tình hình thu NS giai đoạn qua, tổng hợp tồn tại và nguyên nhân chính

III. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG CƯỜNG NGUỒN THU CỦA HÀ NỘI

1. Nhân tố tăng trưởng kinh tế

2. Nhân tố cơ chế, chính sách

3. Nhân tố tổ chức thực hiện thu

Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ, NHỮNG QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006-2010

1. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến sự phát triển của Hà Nội

2. Kế hoạch phát triển kinh tế Thủ đô và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu

II. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH

1. Nuôi dưỡng nguồn thu

2. Kiện toàn hệ thống cơ chế, chính sách thu ngân sách

3. Các biện pháp hành thu nhằm xây dựng hệ thống quản lý thu thuế hiệu quả, trong sạch

3.1 Xây dựng bộ máy hành thu tinh giản, hiệu quả

3.2 Đẩy mạnh cải cách hành chính - hiện đại hóa công tác thu

3.3 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra

3.4 Tăng cường biện pháp quản lý đối tượng chịu thuế

3.5 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền thuế

3.6 Các biện pháp quản lý con người, phòng chống tiêu cực trong công tác hành thu NSNN trên địa bàn

 

KẾT LUẬN

 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thu tăng mạnh, đạt 3042.96 tỷ đồng, tương đương mức tăng 34,9% so với năm 2001. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 10,92%. Sở dĩ có sự tăng đột biến về thu này là do những thay đổi về cơ chế chính sách thu, làm phát sinh những khoản thu mới cho thành phố (từ năm 2002, một số đơn vị hạch toán toàn ngành chuyển về thu tại Hà Nội, là khoản thu nộp 100% NSNN: Tổng công ty đường sắt, Hãng hàng không quốc gia…).
Năm 2003, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng cao hơn 2 năm trước, 11,11%. Có thể nói, việc Hà Nội ráo riết chuẩn bị chào mừng SEAGAME 22 tổ chức tại Thủ đô đã là một cú hích phát triển kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, do sự tác động của cuộc chiến tranh Irac và dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), cùng nhiều nguyên nhân khác, thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt mức tăng 1096.33 tỷ đồng, tương đương 9,32%, chỉ bằng hơn 1/3 mức tăng năm 2002.
Năm 2004, kinh tế Thủ đô tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn những năm trước, 12,59%, chấm dứt được dịch SARS tạo điều kiện phát triển các ngành hàng không du lịch, dịch vụ nhà hàng khách sạn,... Mặc dù vậy, do phải đối diện với dịch cúm gia cầm, giá cả tăng tới 8,88% nên theo giá so sánh, thu ngân sách chỉ tăng 2064,3 tỷ đồng, đạt 16,05%, mức tăng chưa bằng năm 2002, nhưng đây cũng là một thành tích rất tốt. Bên cạnh điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, năm 2004 cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật ngân sách sửa đổi, năm có nhiều thay đổi trong lĩnh vực Thuế (các quy định mới về sắc thuế VAT, TNDN, quy định về mặt hàng XNK),... nên các khoản thu ngân sách có những biến động nhất định, có khoản thu tăng, có khoản thu giảm, kết quả chung vẫn là thu ngân sách trên địa bàn đạt mức tăng cao.
Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,62%, giảm nhẹ so với năm 2004. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Thành phố Hà Nội đã phải đối diện với nhiều khó khăn mới phát sinh như thời tiết hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, giá cả nhiều mặt hàng quan trọng tăng cao (chỉ số giá tăng 9,46%) ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và công tác thu ngân sách. Vì thế, kết quả thu ngân sách theo giá so sánh chỉ tăng 852,98 tỷ đồng tức 5,72%.
Dưới đây là những thống kê về số thu ngân sách 5 năm qua:
Bảng 3. Kết quả thu NSNN trên địa bàn Hà Nội 2001-2005 (giá so sánh)
Đơn vị: Tỷ đồng
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng thu NSNN trên địa bàn
8718.97
11780.8
12861.8
14923.8
15783.2
Tốc độ tăng
0.23%
34.90%
9.32%
16.05%
5,72%
Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố hàng năm
Nhìn chung 5 năm vừa qua thu ngân sách có rất nhiều biến động do nhiều nguyên nhân. Có những năm thu ngân sách tăng rất cao, cũng có những năm rất thấp. Ví dụ năm 2002 và 2005, đặc biệt là 2002, tốc độ tăng thu rất cao, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, có những năm như 2001 và 2003, tốc độ tăng thu ngân sách lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Hình 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng thu ngân sách
Nguyên nhân sự biến động này ngoài yếu tố kinh tế, còn do trong những năm qua đã có khá nhiều thay đổi về cơ chế chính sách thu, nhằm hoàn thiện và đi vào ổn định trong những năm hội nhập sắp tới. Chính vì vậy, nếu loại bỏ sự tác động của các cơ chế chính sách, thì thu ngân sách thành phố giai đoạn qua không thể đạt được con số bình quân 13,24%/năm như hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa, thực chất công tác thu ngân sách còn chưa đúng với tiềm năng (tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đạt trung bình 11,3%).
2. Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo từng khoản mục
Trong nghiên cứu về mức thu ngân sách, thông thường chúng ta rất quan tâm đến tỷ lệ động viên từ GDP vào NSNN, đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu các nguồn thu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu công tác thu ngân sách của thành phố Hà Nội, do giới hạn phạm vi lãnh thổ không đồng nhất với giới hạn các nguồn thu. Ví dụ, nhiều công ty, doanh nghiệp nhà nước tuy không nằm trên địa bàn Hà Nội, cũng có nghĩa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó không được tính vào GDP thành phố, nhưng lại đóng thuế trên địa bàn, do vậy là một nguồn thu của ngân sách nhà nước. Vì thế, luận văn không lấy tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách để đánh giá công tác thu. Tính hợp lý trong cơ cấu nguồn thu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quan điểm giải quyết mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng, định hướng khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực,... do vậy luận văn không đi sâu nghiên cứu cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn, mà chỉ xem xét cơ cấu nguồn thu trên một số khoản mục trong mối quan hệ với cơ cấu GDP của thành phố.
Ở phần trên, luận văn đã khái quát tình hình thu ngân sách trong giai đoạn 2001-2005, trong phần này, luận văn sẽ phân tích từng năm thực hiện ngân sách theo từng khoản mục thu, từ đó tìm hiểu nguyên nhân gây ra những biến động trong từng lĩnh vực.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn chia theo nguồn bao gồm thu nội địa (trừ dầu thô), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô (là khoản thu đặc biệt của NSNN, nộp 100% vào NSTƯ). Thu nội địa bao gồm: thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (thu từ DNNN trung ương, DNNN địa phương, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN ngoài nhà nước); thu từ nhà và đất; thu từ phí, lệ phí; và các khoản thu khác như sổ xố kiến thiết, sự nghiệp,...
Bảng 4: Kết quả thu NS trên địa bàn Hà Nội theo từng khoản mục
Đơn vị: tỷ đồng
2001
2002
2003
2004
2005
Bình quân
Tổng
8719.9
11782.2
12862.9
14924.2
14640.2
12585.9
I. Thu từ XNK
1094.0
1587.6
1689.0
1924.0
1443.3
1547.6
II. Thu nội địa
7625.0
10193.2
10310.1
11758.2
12073.2
10392
Thu từ hoạt động SXKD
5341.4
7198.9
7485.3
8192.9
8706.7
7385.0
Thu từ nhà và đất
290.6
372.2
765.8
1301.7
1222.2
790.5
Thu từ phí, lệ phí
560.2
955.9
942.9
1143.5
1128.9
946.3
Thu nội địa khác
2283.4
1666.2
1116.1
1120.2
1015.5
1440.3
III. Thu từ dầu thô
862.7
1241.6
1020.6
625.0
Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố hàng năm
Thu nội địa trong 5 năm qua vẫn là khoản thu cơ bản của NSNN trên địa bàn, số thu đạt bình quân 10392 tỷ đồng, tăng 86,68% so với giai đoạn 1996-2000, với tốc độ tăng hàng năm 12,68%, ít biến động và là nguồn thu cơ bản, có tính chất bền vững. Thu nội địa bao gồm các khoản: thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu từ phí và lệ phí, thu từ nhà và đất, và nhiều khoản thu khác. Mỗi khoản thu có những đặc điểm, tính chất khác nhau, nên việc quản lý, thực hiện công tác thu đối với mỗi khoản cũng có những đặc trưng riêng. Trong các khoản thu đó, thu từ hoạt động sản xuất được xem như quan trọng nhất và gắn với sự phát triển kinh tế. Hình dưới đây cho thấy cơ cấu thu NSNN trên địa bàn.
Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố hàng năm
- Thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu 5 năm qua đạt 7737,9 tỷ đồng, trung bình mỗi năm thu 1547,6 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng thu ngân sách. Khoản thu từ xuất nhập khẩu là tương đối lớn, đặc biệt đối với một nước có kim ngạch xuất khẩu cao như Việt Nam. Mặc dù có ý nghĩa rất quan tr

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top