baby_hettien

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu về phạm trù giá trị thặng dư





Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến (kí hiệu là m).

Như vậy ta có thể thấy tỷ suất giá trị thặng dư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa phần ngày lao động cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động , và thời gian lao động thặng dư. Mà dưới CNTB , phần thời gian lao động thặng dư là phân thời lao động không công của người công nhân cho nhà tư bản. Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ (mức độ) bóc lột của nhà tư bản với công nhân, tức là nói lên sự bóc lột theo chiều sâu. Để chứng minh cho kết luận này, ta hãy đi so sánh giá trị thặng dư và phần tư bản trực tiếp sinh ra nó.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


có thể khác với một món tiền khác về mặt số lượng, nên để quá trình T-H-T có được cái nội dung của nó thì cần có sự khác nhau về lượng tiền ở điểm đầu và điểm cuối. Kết quả là lưu thông, giá trị (tiền) được ứng ra trước đó không những được bảo tồn mà còn tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy đã biến giá trị (tiền) đó thành tư bản.
- Mục đích của quá trình lưu thông H-T-H , là giá trị sử dụng, tức là nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định. Như vậy, quá trình này là hữu hạn, nó sẽ kết thúc khi nhu cầu nào đó được thoả mãn. Ngược lại, mục đích khi thực hiện quá trình lưu thông theo công thức T-H-T là làm tăng giá trị ứng trước đó. Chỉ riêng điều này thôi đã khiến sự vận động của tư bản theo công thức T-H-T là không giới hạn.
Từ phân tích trên, Mác đã phân biệt một cách rõ ràng tiền thông thường và tiền tư bản. Tiền thông thường chỉ đóng vai trò trung gian trong lưu thông, rồi lại trở lại lưu thông, tự duy trì và sinh sôi nảy nở trong lưu thông, quay trở lại về dưới dạng đã lớn lên và không ngừng bắt đầu lại cũng một vòng chu chuyển ấy, T-T’, tiền đẻ thành tiền(theo lời phái trọng thương )
T-H-T’, mới nhìn thì nó là công thức vận động của riêng tư bản thương nghiệp, nhưng ngay cả tư bản công nghiệp và cả tư bản cho vay thì cũng vậy. Tư bản công nghiệp cũng là tiền được chuyển hoá trở thành một số tiền lớn hơn bằng việc bán hàng hoá đó. Tư bản cho vay thì lưu thông T-H-T’ được biểu hiện dưới dạng thu ngắn lại là T-T’, một số tiền thành một số tiền lớn hơn. Như vậy,T-H-T’ thực sự là công thức chung của tư bản.
Nhưng sự vận động theo công thức chung T-H-T’ này mâu thuẫn với tất cả các quy luật về bản chất của hàng hoá, giá trị, tiền và bản thân lưu thông.
2. Những mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Trong lưu thông có thể có hai trường hợp xảy ra : một là trao đổi tuân theo quy luật giá trị (trao đổi ngang giá ); hai là trao đổi không tuân theo quy luật giá trị(trao đổi ngang giá); hai là trao đổi không tuân theo quy luật giá trị(trao đổi không ngang giá).
- Nếu trao đổi ngang giá, thì giá trị thặng dư không thể sinh ra từ hành vi mua (T-H) hay hành vi bán (H-T), tức là từ lĩnh vực lưu thông, vì nếu mua, bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái từ tiền sang hàng hoá, rồi từ hàng trở lại thành tiền, số tiền ứng ra bằng số tiền thu lại sau khi bán. Vậy, ở trường hợp này không có sự hình thành giá trị thặng dư.
Nếu trao đổi không ngang giá: có thể có hai giả thiết, một là người bán bán hàng hoá cao hơn giá trị của chúng (bán đắt), và hai là người bán bán hàng hoá dưới giá trị của chúng (bán rẻ).
Trong giả thiết ”bán rẻ”: hàng hoá được bán với giá trị thấp hơn giá trị của nó, thì người mua được lợi một khoản là phần chênh lệch giưa giá trị thực và giá bán của hàng hoá, còn người bán bị thiệt một giá trị đúng bằng giá trị mà người mua được lợi.
Nếu xét ngoài lưu thông tức là tiền để trong két sắt ; hàng hoá để trong kho thì cũng không sinh ra được giá trị thặng dư.
Như vậy là giá trị thặng dư vừa sinh ra trong quá trình lưu thông lại vừa không thể sinh ra trong quá trình lưu thông; vừa sinh ra ngoài lưu thông lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Mác là người đầu tiên đã phân tích và giả quyết mâu thuẫn đó bằng l‏‎ý luận hàng hoá và sức lao động.
Hàng hoá - sức lao động
Sức lao động và điều kiện tạo ra hàng hoá.
Chúng ta hiểu, sức lao động (hay năng lực lao động): là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Nhưng để người sở hữu tiền có thể mua được sức lao động với tư cách là hàng hoá thì sức lao động phải có hai điều kiện sau để trở thành hàng hoá:
một là : người lao động là người tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể của mình, và chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định.
Bởi vì, sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, khi nó được đưa ra thị trường, tức là bản thân người có sức lao động đó, đem bán nó. Mà muốn vậy, thì người đó phải được hoàn toàn tự do về thân thể, tự do sở hữu năng lực lao động của mình. Người sở hữu sức lao động bao giờ cũng phải bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định mà thôi, vì nếu anh ta bán hẳn sức lao động đó trong một lần thì anh ta sẽ tự bán bản thân mình, và từ chỗ là một người tự do anh ta sẽ trở thành người nô lệ.
Hai là: người lao động không còn tư liệu sản xuất nào khác, buộc phải đem bán chính sức lao động của mình để tồn tại.
Bởi vì, khi một người còn có những hàng hoá khác (tư liệu sản xuất khác) để bán thì anh ta sẽ không đem bán sức lao độngcủa mình. Do vậy, chỉ khi người lao động không còn tư liệu sản xuất nào khác, thì họ buộc phải đem bán chính sức lao động của mình để tồn tại, và chỉ khi đó hàng hoá sức lao động mới xuất hiện trên thị trường.
Khi sức lao động trở thành hàng hoá, nó cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng , nhưng nó là hàng hoá đặc biệt, vì vậy, giá trị và giá trị sử dụng của nó có những nét đặc thù so với những hàng hoá khác.
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.
Giống như hàng hoá khác; hàng hoá sức lao động cũng có 2 thuộc tính : giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hoá sức lao động:
Thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá; một dịch vụ nào đó. Trong quá trình lao động sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã trình bầy ở trên.
Vậy giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm:
Giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của người công nhân.
Giá trị những tư liệu inh hoạt cần thiết cho gia đình công nhân (cho nhưng người thay thế của anh ta)
Chi phí đào tạo người công nhân tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động được đào tạo.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Hàng hoá sức lao động có điểm giống nhau và điểm khác hàng hoá thông thường.
Điểm giống là ở chỗ :hàng hoá thông thường và hàng hoá lao động đều có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định của người mua nó.
Điểm khác là ở chỗ: nếu như hàng hoá thông thường khi đem sử dụng thì giá trị và giá trị sử dụng đều bị tiêu hao theo thời gian, thì ngược lại, hàng hoá sức lao động khi đem sử dụng, giá trị sử dụng càng tăng do người công nhân tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất.
Và giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Chính trong quá trình ấy, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top