Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu

Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất , nâng cao năng suất lao động , làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người . Bước vào thế kỷ XXI , trong các lĩnh vực chính trị , quân sự , kinh tế , văn hoá , giáo dục - đào tạo , môi trường ... đều có những biến đổi sâu sắc . Cùng với việc xuất hiện các cơ hội phát triển mới , nguy cơ tụt hậu về kinh tế , khoa học và công nghệ , thông tin ... sẽ là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới . Sự bất bình đẳng giữa các quốc gia , các dân tộc sự phân hoá ngay trong mỗi quốc gia ngày càng gia tăng đang tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định trên thế giới .
Nhờ vận dụng nhanh chóng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ , cũng như tận dụng có hiệu quả làn sóng đổi mới công nghệ , nhất là trong công nghệ thông tin , công nghệ vật liệu , công nghệ sinh học ... cục diện hiện nay của nhiều khu vực và nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi về căn bản . Trên quy mô toàn cầu , trong những năm đầu của thế kỷ XXI , nhiều nước đang tiến nhanh vào kỷ nguyên thông tin . Trong đó , cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ , nhất là các công nghệ cao ; các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của một nước , với nền tảng là hoạt động xử lý trông tin ; tri thức và quyền sở hữu trí tuệ là tài sản quan trọng và quý báu nhất của mỗi quốc gia và sáng tạo là động lực của sự phát triển
Từ đại hội Đảng lần thứ VI (1986), nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và đã thu được nhiều thắng lợi . Đảng và Nhà nước ta đã đặt khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu , là động lực phát triển kinh tế - xã hội , là nền tảng và nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước ở đầu thế kỷ XXI . Điều này đã được thể hiện rõ nét trong các nghị quyết của Đại hội lần thứ VIII , lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam , đặc biệt trong nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về khoa học và công nghệ , cũng như trong Luật khoa học và công nghệ đã được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 2000 .
Khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển mới , rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và các nước tiên tiến trên thế giới , đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế của đất nước . Thực tiễn tình hình kinh tế nước ta trong những năm qua đã chứng minh điều đó . Từ một nước phải nhập khẩu gạo trong những năm đầu giải phóng đất nước , đến nay ,Việt Nam đã trở thành một trong 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới , sánh vai cùng Mĩ và Thái Lan . Quan hệ thương mại của nước ta cũng ngày càng được mở rộng với chủ trương "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới ". Nước ta đã gia nhập ASEAN , AFTA ...
Trong quá trình phát triển đất nước để thực hiện mục tiêu " dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , văn minh " bên cạnh việc áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài chúng ta vẫn luôn kiên định theo con đường chủ nghĩa xã hội , áp dụng một cách linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin trong những đường lối lãnh đạo , phát triển kinh tế - xã hội và coi đó là kim chỉ nam dẫn đường .
Nhận thức được tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin , em Nguyễn Thị Quỳnh Liên - sinh viên lớp Tài chính 43A - đã tiến hành nghiên cứu đề tài :" ý thức và vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay " . Trong qúa trình thực hiện , em đã nâng cao được kiến thức của mình , hiểu thêm được sự đúng đắn của con đường mà Nhà nước ta đã chọn . Để hoàn thành được tiểuluận này em đã được sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của cô Dương Thị Liễu .Tuy nhiên , đây là lần đầu tiên thử sức với một đề tài vừa mang tính lý luận , vừa manh tính thực tiễn cao nên em không tránh khỏi nhiều thiếu sót , em mong cô thông cảm và giúp đỡ em trong quá trình học tập của mình .
Em xin chân thành Thank cô .

Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh Liên


Chương 1. Nguồn gốc , bản chất và kết cấu của ý thức

1.1. ý thức là gì
Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng ý thức có một cuộc sống riêng , tồn tại tách biệt vật chất thậm chí quyết định , sinh ra vật chất .
Chủ nghĩa duy vật tầm thường cho rằng ý thức cũng là một dạng vật chất .
Chủ nghĩa duy vật cận đại đã thấy dược ý thức phản ánh thế giới khách quan , đã chỉ ra được kết cấu của ý thức song lại chưa thấy nguồn gốc xã hội và vai trò xã hội của ý thức .
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa , phát triển , khắc phục những quan niệm trên đưa ra định nghĩa khoa học về ý thức :
ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người thông qua lao động và ngôn ngữ .
ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm từ cảm giác cho tới tư duy , lý luận trong đó tri thức là cách tồn tại của ý thức .

1.2. Nguồn gốc của ý thức : ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội .
1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên :
Trước Mác nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức , song do khoa học chưa phát triển nên cũng đã không giải thích đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức . Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh , chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người . Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức . ý thức là chức năng của bộ óc người . Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người . ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người , do đó khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không bình thường hay bị rối loạn . Vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc . ý thức không thể diễn ra , tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người .
Bộ óc của con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội sau khi vượn biến thành người , óc vượn biến thành óc người . Bộ óc là một tổ chức vật chất sống đặc biệt , có cấu trúc tinh vi và phức tạp , bao gồm từ 14 dến 15 tỷ tế bào thần kinh . Các tế bào này có liên quan với nhau và với các giác quan , tạo thành vô số những mối liên hệ thu nhận , điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện . Trong bộ óc người , quá trình ý thức không đồng nhất và cũng không tách rời , độc lập hay song song với quá trình sinh lý . Đây chính là hai mặt của một quá trình - quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mang nội dung ý thức , cũng giống như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin .
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những máy móc thay thế cho một phần lao động trí óc của con người . Chẳng hạn các máy tính điện tử , rôbốt " tinh khôn " , trí tuệ nhân tạo . Song điều đó không có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người . Máy móc dù có tinh khôn đến đâu đi chăng nữa cũng không thể thay thế được cho hoạt động trí tuệ của con người . Máy móc là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra , còn con người là một thực thể xã hội . Máy móc không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như con người . Do đó chỉ có con người với bộ óc của mình mới có ý thức theo đúng nghĩa của từ đó .
Tuy nhiên , nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại các tác động đó thì cũng không thể có ý thức . Phản ánh là một thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất .Phản ánh được thể hiện trong sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất ; đó là năng lực giữ lại , tái hiện của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất . Thí dụ : nước và oxi tác động vào kim loại gây ra sự han gỉ của kim loại phản ánh đặc điểm của nước và oxi .
Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất , tương ứng với sự phát triển của các hình thức hoạt động của vật chất , thì thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển . Hệ thống vật chất có tổ chức càng phức tạp thì năng lực phản ánh càng cao .
Phản ánh đơn giản nhất ở trong giới vô sinh là phản ánh vật lí . Hình thức phản ánh này được thể hiện qua những biến đổi cơ , lí , hoá dưới những hình thức biểu hiện cụ thể như thay đổi vị trí , biến dạng và phá huỷ .
Giới hữu sinh có hệ thống tổ chức cao hơn so với giới vô sinh . Song bản thân giới hữu sinh lại tồn tại với những trình độ khác nhau tiến hoá từ thấp đến cao , từ đơn giản đến phức tạp nên hình thức phản ánh sinh vật cũng thể hiện ở thực vật và các cơ thể động vật bậc thấp . Khác với phản ánh vật lý mang tính thụ động , không chọn lọc , phản ánh kích thích đã có sự chọn lọc trước những sự tác động của môi trường . Thí dụ hoa hướng dương hướng đến mặt trời , rễ cây phát triển mạnh về phía có nhiều phân bón ...
ở động cao cấp phản ánh được phát triển cao hơn do việc xuất hiện hệ thần kinh . Tính cảm ứng ( năng lực có cảm giác ) là hình thức phản ánh nảy sinh do những tác động từ bên ngoài lên cơ thể động vật và cơ thể phản ứng lại trước tác động đó của môi trường . So với tính kích , tính
Kết luận

Qua 15 năm đổi mới xây dựng đất nước , nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn , nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục . Nhờ có chính sách đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nên nước ta đã dần thoát khỏi tình trạng lạc hậu , rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới . Nhìn vào quá trình phát triển của nước ta , chúng ta thấy việc chuyển đổi , sử dụng nhiều tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới là một hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước , điều này được khẳng định qua các kì đại hội Đảng lần thứ VIII , IX .
Do chiến tranh kéo dài , do tiềm lực về kinh tế thấp , do tác phong làm việc chưa năng động , do các phong tục tập quán của người phương đông ... nên nước ta có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn rất thấp . Để nhanh chóng đuổi kịp các nước khác , Đảng và Nhà nước ta phải có những biện pháp , chính sách để đẩy mạnh tri thức khoa học của đất nước , đó là con đường ngắn nhất để thực hiện lời Bác Hồ dặn " làm cho dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh " .
Tuy nhiên , bên cạnh những mặt tích cực tri thức khoa học còn gây ra nhiều tiêu cực như : gây ô nhiễm môi trường , gây ra nhiều bệnh tật mới , làm cho xã hội phân hoá giàu cùng kiệt ... Nếu biết khắc phục các mặt tiêu cực , phát huy các mặt tích cực thì nước ta sẽ nhanh chóng phát triển , theo kịp các nước trên thế giới .










Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình triết học Mác - Lênin , nhà xuất bản chính trị quốc gia , năm 1999 .
2. Khoa học và công nghệ Việt Nam , Nhà xuất bản khoa học , công nghệ và môi trường Hà Nội , năm 2001 .
3. Nguyễn Đình Hương , " đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam " , Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội , năm 1997 .
4. Nguyễn Trọng Chuẩn , " tiến bộ khoa học kỹ thuật và công cuộc đổi mới " , Nhà xuất bản khoa học xã hội , năm 1991 .
5. Phạm Xuân Nam , " đổi mới chính sách xã hội luận cứ và giải pháp " , Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội , năm 1997 .
6. Tạp chí cộng sản số 24 , năm 2000 .
7. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nhà xuất bản chính trị quốc gia , năm 2001 .

Mục lục

Trang
Lời nói đầu 2
Chương 1. Nguồn gốc , bản chất và kết cấu của ý thức 4
1.1. ý thức là gì 4
1.2. Nguồn gốc của ý thức 4
1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên 4
1.2.2. Nguồn gốc xã hội 6
1.3. Bản chất của ý thức 8
1.4. Kết cấu của ý thức 10
1.4.1. Theo chiều ngang 10
1.4.2. Theo chiều dọc 10
1.5. Vai trò và tác dụng của ý thức . ý nghĩa phương pháp luận của mối quan 12
hệ giữa vật chất và ý thức
Chương 2. Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới ở nước ta 15
2.1. Vai trò của tri thức khoa học trong nền kinh tế - xâ hội . 15
2.1.1. Tri thức khoa học 15
2.1.2. Vai trò của tri thức khoa học trong nền kinh tế - xã hội 15
2.2.Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay 18
2.2.1. Công cuộc đổi mới ở nước ta 18
2.2.1.1. Bối cảnh thế giới và trong nước 18
2.2.1.2. Công cuộc đổi mới và những thành tựu đã đạt được ở nước ta 18
2.2.1.3. Những hạn chế của công cuộc đổi mới 20
2.2.2. Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới ở nước ta 21
2.2.3. Các biện pháp nhằm vận dụng tri thức khoa học vào công cuộc
phát triển nền kinh tế - xã hội ở nước ta 31

Kết luận: 33
Tài liệu tham khảo 34



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Vai trò của ý thưc pháp quyền trong đời sống xã hội và ứng dụng trong quá trình xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 2
B Cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức - Vai trò của từng cơ cấu và mối quan hệ giữa chúng - T Luận văn Kinh tế 0
N Cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức. Vai trò và mối quan hệ giữa chúng - Áp dụng thực tiễn Luận văn Kinh tế 0
C Vai trò của nhà nước trong bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức ở Singapore và bài học kinh ng Luận văn Kinh tế 0
M Nhu cầu thẩm mỹ và vai trò của nó trong hoạt động đánh giá, thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật Kinh tế chính trị 0
B Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về "trí" và vai trò của nó trong nhận thức các quan hệ xã hội Kinh tế chính trị 0
P Tính tích cực của ý thức xã hội và vai trò của nó trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta Kinh tế chính trị 0
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ Văn hóa, Xã hội 2
H Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Văn hóa, Xã hội 0
3 [Free] Nghiên cứu vấn đề bản chất, chức năng, hình thức của tín dụng và vai trò của nó đối với sự ph Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top