nguyen.bbi98

New Member
Download miễn phí Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Trang
A/ Đặt vấn đề 2
B/ Giải quyết vấn đề 3
Chương I: Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo 3
I/ Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với 3
2/ Xuất khẩu lúa gạo thế giới 5
II/ Tiêu thụ và xuất khẩu gạo ở Việt Nam 15
III/ Một số đánh giá về tình hình tiêu thụ và xuất khẩu gạo 17
Chương III: Phương hướng và giải pháp tăng khả năng thụ 22
I/ Phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu gạo 22
II/ Những giải pháp chủ yếu cho tiêu thụ và xuất khẩu gạo 25
C/ Kết thúc vấn đề 31
Tài liệu tham khảo 33
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo WTO, tuy có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin…đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế. Đặc biệt là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, trong nông nghiệp đã có những kết quả khá tốt, đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối lượng xuất khẩu ngày một tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng gạo của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Hiện nay, lúa gạo của Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo được 13 năm nhưng hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thấp, chênh lệch về giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và thế giới còn lớn. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới chủ yếu dựa vào giá thấp, thị trường không ổn định. Hệ thống thu gom xuất khẩu còn yếu kém, đơn lẻ nên chưa phù hợp và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Vì vậy để việc sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả thì cần có giải pháp với những chính sách đồng bộ, cần sự phối hợp điều hành của các bộ, ngành có liên quan để tìm ra lối thoát thực sự của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Từ thực tế trên mà em đã chọn đề tài: “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam”. Đề tài này gồm ba chương:
B - NỘI DUNG
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO. THỰC TRANG XUẤT KHẨU GẠO Ở NƯỚC TA.

I/ Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế quốc dân
1-Vai trò của hoạt động xuất khẩu
* Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng và phát triển kinh tế quốc gia. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế đều chỉ ra rằng để tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi quốc gia đều phải có 4 điều kiện: Nguồn nhân lực, tài nguyên vốn và kỹ thuật công nghệ. Trong giai đoạn hiện nay hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn và công nghệ nhưng lao động thì rất dồi dào. Với sự mất cân đối về nguồn lực đầu vào làm thế nào để các quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển được? Để giải quyết được vấn đề này họ buộc phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa thoả mãn được. Để nhập được những yếu tố đó thì phải có nguồn ngoại tệ mà nguồn ngoại tệ này chủ yếu thu được từ các hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu. Từ đó ta có thể đánh giá vai trò của xuất khẩu ở các khía cạnh:
Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với hoạt động sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất: Chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu thụ nội địa, trong từng trường hợp nền kinh tế và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động vào sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
Thứ hai: Coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất. Quan điểm này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy sản xuất phát triển, cụ thể như sau:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có liên quan phát triển theo.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia, ngoại thương có thể cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với một lượng lớn hơn nhiều lần khả năng xuất khấu của quốc gia đó.
+ Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút công nghệ kỹ thuật mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực sản xuất mới.
+ Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia.
+ Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân.
+ Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển đa dạng và phong phú của nhân dân.
+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, tín dụng quốc tế …phát triển theo.
* Đối với doanh nghiệp: Ngày nay, với xu thế vươn ra thị trường thế giới là một xu thế chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, để có thể đứng vững doanh nghiệp luôn phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh.
2-Vai trò của xuất khẩu lúa gạo.
Gạo là sản phẩm tối cần thiết của con người, vì vậy nhu cầu về gạo là thường xuyên liên tục và không thể thiếu được. Sản xuất lúa gạo là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước trên thế giới do sự phân bố không đều về đất đai và thời tiết khí hậu cho nên có những nước có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo nhưng cũng có
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty công trình giao thông Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Giải pháp về vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Giải pháp thực hiện kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận ở Công ty Giầy Ngọc Hà Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp ngo Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp Tây Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top