Download miễn phí Luận văn Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO Ở NƯỚC TA 4

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4

1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) 4

2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

2.1. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 5

2.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh 6

2.3. Doanh nghiệp liên doanh 8

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI 10

3.1. Khả năng thâm nhập thị trường 10

3.2. Chi phí kinh doanh 10

3.3. Môi trường chính trị và xã hội 12

3.4. Luật pháp 12

3.5. Cơ sở hạ tầng và các tiện ích 13

3.6. Thị trường lao động 13

3.7. Khả năng sẵn có của các nhà cung cấp ở các nước nhận đầu tư về linh kiện và nguyên vật liệu 14

4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đang phát triển 15

4.1. FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu qủa các nguồn lực trong nước 16

4.2. Góp phần chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển 17

4.3. Góp phần tạo việc làm mới và phát triển nguồn nhân lực cho nước sở tại 17

4.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty trong nước 18

4.5. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho các nước đang phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 18

4.6. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua hoạt động mở rộng thị trường của mình 19

4.7. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước 20

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO 20

1. Khái niệm và các phương tiện quảng cáo 20

1.1. Khái niệm quảng cáo 20

1.2. Các phương tiện quảng cáo 22

2. Vai trò của ngành quảng cáo với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước 25

3. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo ở nước ta 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 30

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO 30

1. Những quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo 30

2. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực quảng cáo thời gian qua 31

2.1. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) 32

2.2. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản 32

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 33

1. Tình hình chung 33

2. Phân tích một vài dự án 33

2.1. Dự án HĐHTKD dịch vụ quảng cáo giữa Công ty TNHH M&T và Leo Burnett Worldwide Inc 33

2.2. Dự án công ty liên doanh TNHH saatchi&saatchi (Việt Nam) 35

2.3. Dự án công ty TNHH Hakuhodo & quảng cáo Sài Gòn 38

2.4. Dự án công ty TNHH Mccaan-Ericson Việt Nam 39

3. Những đánh giá chung 40

3.1. Về đối tác nước ngoài và địa điểm nhận đầu tư các dự án 40

3.2. Tình hình thực hiện mục tiêu hoạt động quy định tại giấy phép đầu tư 40

3.3. Về thực hiện vốn đầu tư 41

3.4. Về thực hiện các nghĩa vụ tài chính 41

3.5. Về lao động 41

3.6. Khách hàng và những lĩnh vực quảng cáo chủ yếu 42

3.7. Phương tiện quảng cáo 42

3.8. Thị phần quảng cáo trong nước 43

3.9. Về công tác quản lý nhà nước 43

4. Một số vấn đề vướng mắc của các công ty quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 43

III. KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 46

1. Những thành tựu cơ bản 46

2. Những vấn đề tồn tại chủ yếu 47

2.1. Những vấn đề tồn tại 47

2.2. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên 49

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 51

I. ĐỊNH HƯỚNG MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG, QUAN ĐIỂM VÀ NHU CẦU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 51

1. Định hướng mở cửa thị trường quảng cáo Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO 51

2. Quan điểm thu hút FDI vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong thời gian tới 52

2.1. Quan điểm phát triển ngành quảng cáo Việt Nam trong thời gian tới 52

2.2. Quan điểm thu hút FDI vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong thời gian tới 53

3. Một số dự báo về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010 53

II. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 54

1. Hoàn thiện khung pháp lý về quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài 54

1.1. Sự cần thiết của giải pháp 54

1.2. Nội dung giải pháp 56

2. Tăng cường công tác quản lý đối với các dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài 57

2.1. Sự cần thiết của giải pháp 57

2.2. Nội dung của giải pháp 58

3. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư 59

3.1. Sự cần thiết của giải pháp 59

3.2. Nội dung của giải pháp 60

4. Khuyến khích các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam tham gia liên doanh, nâng cao trình độ cho đối tác Việt Nam 62

4.1. Sự cần thiết của giải pháp 62

4.2. Nội dung của giải pháp 63

5. Chú trọng công tác đào tạo lao động làm việc trong lĩnh vực quảng cáo 64

5.1. Sự cần thiết của giải pháp 64

5.2. Nội dung của giải pháp 65

6. Mở cửa thị trường quảng cáo 66

6.1. Sự cần thiết của giải pháp 66

6.2. Nội dung giải pháp 67

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 67

KẾT LUẬN 70

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp quảng cáo phải thường xuyên đổi mới công nghệ, đẩy mạnh hoạt động sáng tạo ý tưởng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ lao động… Mặc dù số lượng các công ty quảng cáo của Việt Nam tăng lên một cách chóng mặt, cộng thêm sự đa dạng của chúng làm người ta lầm tưởng về một sự trưởng thành của các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam. Trong khi đó, thực chất các doanh nghiệp quảng cáo của chúng ta vẫn chỉ đa phần là thực thi những công đoạn hết sức cụ thể hay thuần tuý kỹ thuật như quảng cáo tấm lớn, quảng cáo ngoài trời, thiết kế đồ hoạ, hay có những doanh nghiệp chỉ chuyên trách dịch vụ quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, hay môi giới tài trợ và bản quyền truyền hình… Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự kém phát triển đó của các công ty quảng cáo Việt Nam? Đáp án cho câu hỏi này đó là những nguyên nhân do các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ luôn thiếu vốn để đầu tư mở rộng doanh nghiệp cũng như để mua các trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để phục vụ cho ngành nghề của mình.
Công nghệ cũng là một vấn đề mà các công ty nội địa gặp khó khăn. Có lẽ đã hàng chục năm nay, phương tiện quảng cáo ngoài trời ngoài trời thống trị của chúng ta là biển quảng cáo tấm lớn, là hộp đèn. Các nhà quản lý đang đau đầu với quy hoạch ngoài trời và công nghệ phù hợp. Trong khi đó, thế giới không ngừng đưa ra các công nghệ quảng cáo mới, phù hợp hơn với những môi trường đô thị.
Ngoài ra, kinh nghiệm, uy tín và năng lực sáng tạo của các công ty quảng cáo trong nước cũng là điều đáng phải bàn. Thiếu người quen việc, giỏi nghề, thiếu tài liệu giáo trình, sách báo chuyên ngành, thiếu trường, thiếu lớp, thiếu thầy và thiếu không gian học tập thực tế cho lớp trẻ…chính là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hệ quả là các nhà quảng cáo Việt Nam chỉ có được một thị phần và vị trí khiêm tốn. Theo kết qủa điều tra của báo Người lao động (số ra ngày 28/1/2005) ở Việt Nam hiện có gần 2000 công ty quảng cáo nội địa, tuy nhiên chỉ có khoảng 10 công ty trong số này thật sự chuyên nghiệp và chỉ có 5 công ty mang tầm quốc tế. Nếu tình bình quân (phần nhiều) mỗi công ty có 10 nhân viên thì nhân lực làm việc trong ngành này tại Việt Nam ước khoảng 20000 người, nhưng theo ý kiến của các nhà chuyên môn, nhìn từ góc độ thị trường và hệ thống đào tạo quảng cáo của ta hiện nay thì đội ngũ làm quảng cáo chuyên nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong con số trên.
Hệ quả của những thiếu hụt và yếu kém trên tất yếu dẫn đến các doanh nghiệp quảng cáo của Việt Nam chưa biết khai thác hết thị trường trong nước, các hợp đồng quảng cáo lớn không được dành cho họ và gần như tất cả các công ty này chưa biết khai thác thị trường béo bở này ở nước ngoài.
Trong khi đó, các công ty quảng cáo nước ngoài họ luôn có đầy đủ các nguồn lực mà chúng ta thiếu. Họ có một nguồn vốn dồi dào, với một công nghệ hiện đại và chuyên nghiệp, một trình độ chuyên môn sâu rộng với một bề dày kinh nghiệm lâu năm.
Do vậy, để ngành quảng cáo trong nước thực sự phát triển trong tương lai, một chìa khoá hiệu quả nhất tháo gỡ những khó khăn của chúng ta là chúng ta phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này thúc đẩy ngành phát triển, cũng như để các công ty quảng cáo trong nước có điều kiện tìm hiểu, học hỏi xem những “gã khổng lồ” đó được sinh ra như thế nào và được nuôi nấng ra sao để các doanh nghiệp trong nước có thể chuẩn bị để ngày một lớn mạnh.
Ngoài những lý do trên, một lý do khách quan đươc đặt ra đòi hỏi chúng ta phải thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đó là xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Và ngành quảng cáo cũng như các ngành khác, không thể đứng ngoài xu hướng chung này. Mặt khác, những cam kết của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực quảng cáo đã buộc Việt Nam phải chấp nhận tiến hành mở cửa với những quy định thay đổi về vốn đầu tư, hình thức đầu tư, phạm vi đầu tư...cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam theo quy định quốc tế.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO
1. Những quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo
Xuất phát từ thực tiễn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực quảng cáo còn hạn chế, Chính phủ đã xếp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này vào nhóm các lĩnh vực đầu tư có điều kiện để có các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ non trẻ này. Trong những năm đầu khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, Việt Nam chưa cho phép nhà đầu tư tham gia vào thị trường quảng cáo. Cho đến khi nghị định 194/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam và Thông tư 37/VHTT-TT ngày 1 tháng 7 năm 1995 hướng dẫn Nghị định 194/NĐ-CP được ban hành, thì nhà đầu tư nước ngoài mới được đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm với doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của thị trường, tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 Chính phủ đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ quảng cáo theo hình thức liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh, và thẩm quyền cấp giấy phép cho các dự án này thuộc Thủ tướng Chính phủ.
Tiến thêm một bước nữa, tại Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định 24/2000/NĐ-CP Chính phủ đã phân các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo thành hai nhóm: (i) dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo gắn với phát hành và (ii) dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo không gắn với phát hành, theo đó:
- Về hình thức đầu tư: Các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo phải thực hiện theo hình thức liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Về thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư: Các dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo có gắn với phát hành quảng cáo, thuộc nhóm A do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Đối với các dự án chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ quảng cáo mà không có phương tiện phát hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hoá - thông tin. Các dự án này chưa được phân cấp cho địa phương. Bên cạnh đó, về phạm vi hoạt động, các dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép thực hiện các công đoạn cho đến khi đăng ký lịch quảng cáo với các phương tiện thông tin đại chúng, mà chưa được phép trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị này.
Trong thực tiễn thực hiện, ranh giới gi

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top