Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Bảo Việt Hà Nội





Ngày 16/1/2005, Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Nhìn lại lịch sử phát triển từ khi Bảo Việt chỉ là một công ty với 16 cán bộ, phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng trong lĩnh vực hàng hải, cho tới nay Bảo Việt đã phát triển với qui mô của một tập đoàn tài chính đa ngành với trên 5000 cán bộ, 30.000 đại lý, hàng năm phục vụ trên 20 triệu khách trên toàn quốc, đã thể hiện sự lớn mạnh vượt bậc của Bảo Việt. Các giai đoạn phát triển lịch sử của Bảo Việt có thể tóm tắt như sau:





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ó rất nhiều các phương pháp nhận dạng rủi ro. Bản thân mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, nhất định, vì vậy các nhà quản trị cần kết hợp nhiều phương pháp bổ sung cho nhau trong từng trường hợp cụ thể để tìm thông tin về rủi ro một cách chính xác nhất.
2.2 Đo lường và đánh giá.
Công tác đo lường rủi ro được tiến hành ngay sau khi nhận dạng được các loại rủi ro mà doanh nghiệp đó có thể gặp phải. Đó là việc ước lượng hậu quả về tái chính có thể có khả năng xảy ra các hậu quả này. Để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sự phân bổ nguồn lực cho quản trị và kiểm soát rủi ro thì công việc này sẽ phải được tiến hành
Những công tác cần làm trong đo lường rủi ro:
a, Đo lường tần số tổn thất.
Đo lường tần số tổn thất là việc đo lường khả năng (xác suất) của rủi ro xảy ra. Dùng một phương pháp ước lượng tần số tổn thất để quan sát xác suất một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm. Mức độ chính xác của các ước lượng tần số tổn thất có thể bị phụ thuộc vào mối quan hệ giữa mối nguy hiểm và đối tượng chịu rủi ro. Và chất lượng thông tin có chính xác về bản chất của rủi ro đều phải dựa trên việc chọn lọc thông tin ban đầu một cách hợp lý, do đó việc bổ sung thêm thông tin sẽ làm cho ước lượng chính xác hơn.
b, Đo lưòng mức độ nghiêm trọng của tổn thất.
Mức độ nghiêm trọng của tổn thất được đo lường bằng hai đại lượng phổ biến là: Tổn thất lớn nhất có thể xảy ra và tổn thất lớn nhất có lẽ có.
Tổn thất lớn nhất có thể là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xả ra, có thể nhận thức được. Còn tổn thất lớn nhất có lẽ có là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin rằng có thể xảy ra.
Alan Friedlander - nhà quản trị rủi ro đã đưa ra bốn đại lượng để đo mức độ nghiêm trọng của thiệt hại vật chất đối với nhà cửa bị hoả hoạn, là:
(1) Tổn thất thông thường: Là loại tổn thất trung bình khi cả hai hệ thống chữa cháy của công cộng và tư nhân đều hoạt động tốt.
(2) Tổn thất lớn nhất có lẽ có: Là loại tổn thất trung bình khi một bộ phận quan trọng trong hệ thống chữa cháy (ví dụ là hệ thốn phun nước tự động) không được bảo trì hay hoạt động không đạt hiệu quả.
(3) Tổn thất lớn có thể thấy trước: là loại tổn thất trung bình xảy do không có một hệ thống chữa cháy tự nhiên nào hoạt động. Trong trường hợp này lửa sẽ cháy cho đến khi nào bị chặn bởi các bức tường chịu lửa, hay tới nhiên liệu bị đốt hết, hay cho đến khi có sự tham gia của lực lượng chữa cháy
(4) Tổn thất có thể có: Là loại tổn thất trung bình xảy ra do cả hệ thống chữa cháy công cộng và tư nhân đều không hoạt động hay hoạt động không có hiệu quả.
Như vậy xác suất tổn thất xảy ra giảm dần khi đi từ "tổn thất thông thường" cho đến "tổn thất lớn nhất có thể có". Bốn giá trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc xây dựng, thời gian có người làm việc, hệ thống phòng cháy của đơn vị, hệ thống phòng cháy công cộng.
c, Đánh giá tổn thất tiềm năng của tài sản
Công tác đánh giá tổng mức tổn thất tiềm năng là công việc còn lại của nhà quản trị rủi ro, được thực hiện sau khi nhận dạng được nguy cơ rủi ro đối với tổn thất của một tài sản của một tổ chức.
Đánh giá rủi ro nhằm mục tiêu để ước lượng hậu quả của sự hư hỏng tài sản đối với chủ sở hữu của tổ chức. Hầu hết các phương pháp đánh giá được sử dụng trong đánh giá rủi ro. Thông thường căn cứ vào chi phí thay thế hay chi phí sửa chữa ước tính. Ba phươg pháp thường được sử dụng trong đánh giá rủi ro: Giá trị thị trường (thị giá), chi phí thay thế và chi phí thay thế trừ đi giá trị khấu hao.
* Phương pháp định giá theo giá trị thị trường (thị giá)
Thị giá bất động sản hay động sản là giá trị của một tài sản mà một người mong muốn bán sẽ đồng ý bán và một người mong muốn mua sẽ trả tiền để mua tài sản đó trong một giao dịch vào ngày tài sản được định giá. Thị giá tài sản phụ thuộc vào cung - cầu về từng loại tài sản cụ thể tại một thời điểm. Thị giá của bất động sản không chỉ phục thuộc vào giá trị của nó còn phụ thuộc vào giá trị tổn thất vị trí có thể ảnh hưởng rất lớn đến thị giá và nó không phải là đối tượng bị các mối nguy hiểm phá hỏng (hoả hoạn).
* Phương pháp định giá theo chi phí thay thế mới.
Chi phí thay thế mới là chi phí mua tài sản mới có tính chất đặc trưng tượng tự như tài sản đã bị hư hỏng. Ví dụ: Một nhà quản tị rủi ro có thể xác định chi phí mới cho một ngôi nhà dựa trên các nhà khác với diện tích và khoảng không tương đương theo thiết kế mới nhất.
Ưu điểm của phương pháp này là ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan hơn một số phương pháp khác. Nhược điểm áp dụng phương pháp này sẽ xuất hiện khi chi phí mới tài sản lớn hơn thị giá tài sản hư hỏng.
* Phương pháp định giá theo giá trị còn lại.
Trong định giá tổn thất loại tài sản các nhà quản trị rủi ro thường định giá theo giá trị còn lại bởi vì ở tình trạng mới tài sản thường có giá trị lớn hơn so với tài sản cũ. Nhưng một tổ chức có quyền quyết định thay thế tổn thất không mong đợi. Vì vậy trong những năm gần đây phương pháp chi phí thay thế mới có nhiều ưu điểm và thuận tiện tương tự như phương pháp định giá tổn thất tài sản.
Các hợp đồng hiểm thông thường sử dụng chi phí thay thế trừ bớt hao mòn bảo hiểm tài sản nói chung và trong bảo hiểm cháy nói riêng. Nhưng nhược điểm chung của phương pháp định giá này đó là việc tính hao mòn hữu hình và lạc hậu kinh tế có phần khá chủ quan.
2.3 Lựa chọn rủi ro có thể bảo hiểm ( Quyết định bảo hiểm)
Công ty bảo hiểm sẽ nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và sử dụng các phương pháp để nhận dạng và đo lường đánh giá các rủi ro có thể xảy ra tại công ty yêu cầu bảo hiểm để từ đó các nhà đánh giá rủi ro sẽ đưa ra cá quyết định khác nhau, chấp nhận hay từ chối hợp đồng, nếu chấp nhận thì chấp nhận những bảo hiểm loại rủi ro nào, với mức phí là bao nhiêu, những loại rủi ro nào không đựơc bảo hiểm. Quá trình trên được gọi là lựa chọn rủi ro. Đối với bảo hiểm cháy các nghiệp vụ cũng tương tự như vậy. Dựa vào những rủi ro được bảo hiểm và những rủi ro loại trừ trong đơn bảo hiểm đã được định dạng, tiêu chuẩn và quá trình đánh giá rủi ro mà nhà quản trị lựa chọn những rủi ro cần bảo hiểm theo thoả thuận của hai bên: Người tham gia bảo hiểm vào công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Với khả năng xảy ra rủi ro là lớn thì mức phí mua bảo hiểm sẽ cao và ngược lại. Đối với những tài sản có khả năng rủi ro lớn, nếu người tham gia bảo hiểm chấp nhận một mức phí cao thì khi đó công ty bảo hiểm phải thực hiện tái bảo hiểm.
Việc lựa chọn rủi ro bảo hiểm là rất quan trọng đặc biệt là trong bảo hiểm cháy vì loại rủi ro này thường gây ra tổn thất lớn và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm. Vì vậy cán bộ thực hiện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để có thể đưa ra cá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Hoàn thiện hạch toán nguyên liệu, vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tr Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tă Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Thương mại Lâ Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Sả Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện công tác tiền lương tại Xí nghiệp 296 - Công ty xây dựng 319 - Bộ Quốc Phòng Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tư vấn thi Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Khai thác Công trình Thuỷ lợi Sông Nhuệ Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gíá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top