Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TỰ CƯỜNG 3
I. Một số vấn đề cơ bản về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiêp 3
1. Khái niệm về kế hoạch hóa và kế hoạch sản xuất kinh doanh 3
1.1 Khái niệm kế hoạch hóa 3
1.2 Khái niệm kế hoạch 4
2. Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 5
2.1 Theo thời gian 5
2.2 Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ 5
3. Qui trình, nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 6
3.1 Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 6
3.2 Nội dung kế hoạch sản xuất kinh doanh 9
3.2.1 Thực trạng về tiềm năng, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp 9
3.2.2 Xác đinh các mục tiêu chỉ tiêu 9
3.2.3 Các giải pháp thực hiện 10
3.3 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 11
3.3.1 Phân tích môi trường doanh nghiệp 11
3.3.2 Phương pháp xác định các mục tiêu chỉ tiêu 16
3.3.3 Cân đối ngân sách 18
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 19
4.1 Yếu tố ngoài doanh nghiệp 19
4.1.1 Yếu tố vĩ mô 19
4.1.2 Yếu tố thuộc môi trường ngành 20
4.2 Yếu tố thuộc doanh nghiệp 22
4.2.1 Nguồn nhân lực 22
4.2.2 Nguồn lực tài chính 22
4.2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 23
II. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở công ty Tự Cường 23
1. Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 23
1.1. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung 23
1.2 Trong nền kinh tế thị trường 24
2. Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh với công ty Tự Cường 25
2.1 Xây dựng được các mục tiêu cần thiết của công ty 25
2.2 Giúp công ty ứng phó với những thay đổi của thị trường 25
2.3 Tránh tình trạng lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp 25
3. Lý do cần hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường 26
3.1 Chuyển đổi mô hình từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần 26
3.2 Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 26
3.3 Sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh 27
CHƯƠNG II 28
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TỰ CƯỜNG 28
I. Giới thiệu tổng quan về công ty 28
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
1.1. Giới thiệu chung 28
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 29
2. Cơ cấu tổ chức của công ty 30
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 30
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 32
Các bộ phận này có chức năng tham mưu, giúp việc cho GĐ, Phó GĐ trong quản lý và điều hành công việc. 32
3. Chức năng và ngành nghề kinh doanh 34
3.1 Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 34
3.2 Chức năng sản xuất kinh doanh 36
3.3 Ngành nghề kinh doanh và các loại sản phẩm chính 36
4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2006 đến nay 37
II. Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 39
1. Quy trình lập kế hoạch 39
1.1 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 40
1.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty 42
2. Nội dung của bản kế hoạch 44
2.1 Tiềm năng và thực trạng phát triển của ngành 44
2.2 Tình hình hiện tại của công ty 44
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch của công ty 45
3. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty 47
4. Nguồn lực phục vụ công tác lập kế hoạch của công ty 48
4.1 Nguồn nhân lực 48
4.2 Nguồn lực tài chính 48
4.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 50
III. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty Tự Cường 51
1. Những mặt đã làm được 51
1.1 Về quy trình lập kế hoạch 51
1.2 Về nội dung bản kế hoạch 51
1.3 Về phương pháp lập kế hoạch 52
2. Những hạn chế và nguyên nhân 52
2.1 Về quy trình lập kế hoạch 52
2.2 Về nội dung bản kế hoạch 53
2.3 Về phương pháp lập kế hoạch 53
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TỰ CƯỜNG 54
I. Căn cứ hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường 54
1. Căn cứ diễn biến của ngành 54
1.1 Môi trường cạnh tranh trong ngành 54
1.2 Giá cả nguyên vật liệu 55
1.3 Đặc điểm về thị trường cung ứng sản phẩm 55
2. Căn cứ vào thực trạng của công ty 56
2.1 Năng lực sản xuất hiện có 56
2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch những năm trước 56
II. Định hướng hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty 57
III. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường 58
1. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch của công ty 58
2. Giải pháp hoàn thiện nội dung bản kế hoạch 61
3. Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch 61
3.2 Phương pháp phân tích thị trường 62
4. Các giải pháp về nguồn lực 63
4.1 Nâng cao hơn nữa năng lực của cán bộ kế hoạch trong công ty 63
4.2 Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với tốc phát triển của ngành điện lực, ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam những năm gần đây cũng có bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu truyền tải, thông tin liên lạc, điện khí hóa nông thôn cũng như phục vụ cho các ngành khác trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.
Hiên nay, do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nên sức cạnh tranh trong ngành là rất cao, các công ty trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp sản phẩm ngày càng nhiều với chất lượng tốt, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Sự bất ổn này có nhiều nguyên nhân khác nhau, xuất phát từ nhiều phía. bất ổn chủ yếu là thuế nhập khẩu nguyên vật liệu của ngành tương đối cao và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
Đối với một doanh nghiệp bất kỳ thì hoạt động lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, có vai trò rất quan trọng. Lập kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, là cơ sở để xác định và triển khai các chức năng còn lại là tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra .Bởi vậy chất lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh được nâng cao sẽ là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trinh kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường ngày nay là sự kế thừa và phát triển từ HTX Công nghiệp Tự Cường được thành lập từ năm 1960, Công ty được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về dây cáp điện trong công nghiệp, xây dựng và cả trong tiêu dùng, công ty đã tham gia cung cấp dây và cáp điện trong cả nước để cải tạo lưới điện nông thôn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chuyển đổi cách hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần đòi hỏi công ty phải thay đổi một số lĩnh vực, trong đó có công tác kế hoạch nói chung và lập kế hoạch nói riêng, xuất phát từ vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch và trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành, thực trạng hoạt động lập kế hoạch tại Công ty tui thấy còn nhiều bất cập, các trở ngại rủi ro trong quá trình SX vẫn thường xảy ra, tạo ra nhiều lãng phí dẫn đến chi phí sản xuất cao, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ngân sách và tiến độ giao hàng, đây là vấn đề rất quan trọng hiện nay khi mà thuế NK nguyên vật liệu đang ở mức cao.Vì vậy vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch của công ty vì thế tui đã chọn đề tài " Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường " để có được bản kế hoạch mang tính khả thi và hiệu quả giúp công ty cạnh tranh được trên thị trường.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương
Chương I: Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường
Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường
Chương III: Định hướng hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường



CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TỰ CƯỜNG

I. Một số vấn đề cơ bản về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiêp
1. Khái niệm về kế hoạch hóa và kế hoạch sản xuất kinh doanh
Trên thực tế thường hay có sự nhầm lẫn giữa KH và KHH, thậm chí có người còn đồng nhất hai khái niệm này và cho rằng KHH là quá trình soạn lập kế hoạch, kết quả của quá trình KHH là tạo ra các văn bản dự thảo về những dự định và những giải pháp thực hiện trong tương lai. Chính vì sự nhầm lẫn ấy mà công tác KH thường được kết thúc bằng sự ra đời của của bản kế hoạch. Kết quả là một hoạt động mặc dù có KH nhưng lại không được triển khai thực hiện theo KH và rút cuộc vẫn chỉ là trên giấy, còn các mục tiêu của KH thì không thực hiện được. Thực chất KH và KHH là hai khái niệm khác nhau.
1.1 Khái niệm kế hoạch hóa
Từ lâu trong các doanh nghiệp các nhà quản lý doanh nghiêp luôn đặt ra cho DN mình những mục tiêu, những hướng đi mà doanh nghiệp sẽ đi trong tương lai. Những mục tiêu, cái đích đó được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên vai trò này không phải lúc nào cũng được thừa nhận một cách nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thể thiếu được với đối tượng này, nhưng lại là thủ phạm của sự cứng nhắc với đối tượng khác. KHH có nhiều nghĩa khác nhau và đã từng là chủ đề của nhiều ý kiến trái ngược, cho dù nó liên quan đến DN hay là nền kinh tế quốc dân.
Vậy hiểu theo cách chung nhất thì kế hoạch hóa là một cách quản lý theo mục tiêu, nó là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hay toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất.
Vì vậy kế hoạch hóa ở đây có thể bao trùm ở những quy mô và phạm vi khác nhau. Nó có thể là KHH nền kinh tế nói chung trên phạm vi cả nước, bao trùm lên tất cả các ngành kinh tế. hay nó cũng có thể là KHH cho từng ngành kinh tế riêng lẻ, hay có thể là KHH theo vùng, địa phương trên phạm vi một vùng nhất định và ở cấp độ nhỏ nhất nó là KHH trong doanh nghiệp. Vậy KHH trong doanh nghiệp là cách quản lý theo mục tiêu nó bao gồm các hành vi can thiệp của chủ thể DN tới các hoạt động của DN nhằm mục đích đạt được mục tiêu đề ra cho DN.
Như vậy KHH trong doanh nghiệp thể hiện được kỹ năng dự báo các xu hướng phát triển của DN trong tương lai, mục tiêu mà DN cần đạt được, tổ chức triển khai các hành động đã được đề ra, công tác này bao gồm ba bước la: Lập KH, tổ chức thực hiện KH, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh KH.
1.2 Khái niệm kế hoạch
Hiểu theo cách chung nhất, kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thực hiện cho một hành động tương lai. Cách hiểu này đúng cho các loại kế hoạch, có thể là kế hoạch cho một hoạt động, một công việc, một dự án cụ thể sắp sửa làm.... Nhưng dù là kế hoạch gì thì bản chất của công tác này chính là sự hướng tới tương lai, được xem như là nhịp cầu nối từ hiện tại đến chỗ mà chúng ta muốn đến trong tương lai. Tính chất hướng tới tương lai trong kế hoạch thể hiện ở hai nội dung: Một là, kế hoạch đoán những gì sẽ xảy ra, đặt ra kết quả đạt được trong tương lai; hai là, kế hoạch thực hiện việc sắp đặt các hoạt động của tương lai, các công việc cần làm và thứ tự thực hiện các công việc để đạt đươc kết quả đã định. Kế hoạch xác định xem một quá trình phải làm gì? làm thế nào? khi nào làm? ai sẽ làm? và sâu hơn nữa là làm như thế để làm gì.
Để có kế hoạch, cần tiến hành quá trình soạn lập. Tùy theo quy mô, mức độ và tính chất của hoạt động để tổ chức quá trình soạn lập với các mức độ khác nhau. Nhiều khi quá trình soạn lập kế hoạch chỉ được hình thành trong đầu óc, suy nghĩ của chủ thể, cũng có thể là một cuộc trao đổi tập thể nhanh gọn và người đứng đầu quyết định xem như là sự thỏa thuận bằng miệng hay văn bản, các kế hoạch kinh tế, xã hội có liên quan đến cộng đồng, kế hoạch của một DN, một địa phương, một ngành hay rộng hơn là tầm quốc gia thì thông thường quá trình soạn lập phải được thể chế hóa bao gồm các bước khác nhau với tiến độ thời gian quy định khá chính xác. Kết quả của quá trình soạn lập là một "kế hoạch" được hình thành. Một "kế hoạch" ở bất kỳ quy mô hay hình thức nào thì nó cũng hàm chứa hai nội dung cơ bản là mục tiêu và cách thức, giải pháp thực hiện.
2. Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp
2.1 Theo thời gian
Các kế hoạch được phân ra thành kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Kế hoạch dài hạn : Là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên nhằm xác định các lĩnh vực hoạt động của tổ chức,xác định các mục tiêu,chính sách giải pháp dài hạn về tài chính, đầu tư, nghiên cứu phát triển …do những nhà quản lý cấp cao lập mang tính tập trung cao và linh hoạt.
- Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm nhằm phác thảo các chính sách, chương tình trung hạn để thực hiện các mục tiêu được hoạch định trong chiến lược của tổ chức.Kế hoạch trung hạn được lập bởi các chuyên gia quản lý cấp cao, chuyên gia quản lý điều hành đồng thời nó ít tập trung và ít uyển chuyển hơn kế hoạch dài hạn.
- Kế hoạch ngắn hạn : Là kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm, là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dựa vào mục tiêu chiến lược, kế hoạch, kết quả nghiên cứu thị trường, các căn cứ xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện năm kế hoạch do các chuyên gia quản lý điều hành và chuyên gia quản lý thực hiện lập nên kế hoạch này không mang tính chất tập trung và thường rất cứng nhắc, ít linh hoạt.
Ba loại kế hoạch trên có quan hệ hữu cơ với nhau .Trong đó, kế hoạch dài hạn giữ vai trò trung tâm , chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hằng năm.
2.2 Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ
- Kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược xuất phát từ tiếng Hy Lạp và xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Chiến lược có nghĩa là "nghệ thuật của tướng lĩnh" để tìm ra con đường đúng đắn nhất giành chiến thắng. Lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp phổ biến vao những năm 1960, đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động của chúng trở nên phức tạp hơn, đồng thời cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạng hơn trong khi các tiến bộ khoa học công nghệ trở nên tăng tốc hơn khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mục tiêu phát triển công nghệ và sản phẩm mới, thâm nhập thị trường, lựa chọn các cách phát triển...
Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phương pháp có thể đạt được những mục tiêu đó. Soạn lập kế hoạch chiến lược không phải từ những kỳ vọng mà doanh nghiệp muốn đạt tới mà là xuất phát từ khả năng thực tế của doanh nghiệp và như vậy nó thể hiện sự phản ứng của doanh nghiệp đối với hoàn cảnh khách quan bên trong và bên ngoài hoạt động doanh nghiệp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

harry01

Member
Re: [Free] Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường

Mọi người giúp mình tài liệu này được không, Thank các ad nhiều :)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top