Finegan

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất xây lắp tại Công ty xây dựng công trình giao thông 820





Cũng với xu thế phát triển, hội nhập mạnh mẽ, các công trình giao thông ngày càng trở nên cấp thiết đối với đời sống xã hội, đặc biệt là nước ta đang trong quá trình nâng cao và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty xây dựng công trình giao thông 820 trong quy luật phát triển có thể thấy được tính tất yếu phải hoàn thiện hệ thống này qua các khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống kiểm soát nội bộ đang dần trở nên phổ biến cả về lý luận và thực tiễn. Vai trò, vị trí của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ngày càng được khẳng định, đặc biệt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp các nhà quản lý Việt Nam xây dựng, hoàn thiện và điều hành hệ thống tại đơn vị của mình một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với năng lực, tình hình thực tế của mỗi đơn vị. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là việc làm cần thiết, thường xuyên, liên tục không chỉ riêng đối với một loại hình doanh nghiệp nào mà là với tất cả các tổ chức, các đơn vị.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đội và từng hạng mục công trình.
Hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo kế toán về cơ bản được Công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.
Về hệ thống chứng từ: kế toán lập chứng từ gốc qua phê duyệt của thủ trưởng đơn vị theo phân cấp; kiểm tra chứng từ kế toán về tính đầy đủ của các yếu tố trên chứng từ, tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin và nội dung trên chứng từ, phân loại sắp xếp, nhập dữ liệu và ghi sổ kế toán, lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán theo quy định. Thông qua quá trình xử lý, lập, luân chuyển, kiểm tra va quản lý chứng từ có thể ngăn chặn những hành vi kinh tế trái nguyên tắc, quy định như chi tiền mặt, nhập - xuất nguyên vật liệu không đúng trình tự, thủ tục, không hợp lý, không đúng quy định.
Các chứng từ gốc tại Công ty bao gồm:
- Giấy đề nghị thanh toán công tác phí hay tiếp khách kèm theo các chứng từ, giấy tờ liên quan.
- Tờ trình về mua sắm tài sản kèm theo Hóa đơn mua hàng.
- Hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua hàng.
- Giấy đề nghị tạm ứng.
- Bảng lương, các khoản phụ cấp và ăn trưa.
- Phiếu nhập kho nguyên vật liệu kèm theo Hóa đơn mua hàng nếu có.
- Giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu, Phiếu xuất kho nguyên vật liệu.
- Các phiếu thu, chi tiền mặt.
- Chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng.
- Các chứng từ khác (nếu có).
Về hệ thống sổ kế toán: sổ kế toán của Công ty được áp dụng theo hình thức “Nhật ký chung”. Theo hình thức này kế toán mở những sổ sau: Sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết công nợ, sổ tài sản cố định, sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng và sổ chi tiết các tài khoản.
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh. Để kiểm tra các số dư trên tài khoản của bảng cân đối kế toán, cần có sự đối chiếu số liệu giữa các báo cáo quản trị nội bộ, tiền mặt yêu cầu phải có biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng yêu cầu phải có biên bản đối chiếu số dư với ngân hàng, công nợ yêu cầu phải có phân tích chi tiết tài khoản và biên bản đối chiếu công nợ.
Về hệ thống báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh: Hệ thống báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty được lập theo định kỳ tháng, quý, năm gồm: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo vụ việc, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo vụ việc. Tuy nhiên Công ty chưa chú trọng đến việc lập các báo cáo phân tích về chi phí sản xuất xây lắp nhằm so sánh, đánh giá chi phí sản xuất xây lắp với các định mức về chi phí của Công ty, từ đó có sự điều chỉnh định mức chi phí và đề ra các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả nhất.
1.2.3 Các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất của Công ty được thực hiện dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn.
Về nguyên tắc phân công, phân nhiệm: mỗi bộ phận, đơn vị trong Công ty được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể và từng thành viên trong mỗi bộ phận lại được phân công những nhiệm vụ cụ thể, phù hợp. Phòng Tài chính - Kế toán đã lựa chọn được người phù hợp với công việc quản lý tài chính kế toán theo các tiêu chí lựa chọn do Ban Giám đốc đưa ra. Các công việc kế toán khác nhau yêu cầu các trình độ chuyên môn, kỹ thuật khác nhau. Việc phân công công việc kế toán về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của từng công việc, tạo sự chuyên môn hóa trong công việc. Do đó, hiệu quả của công tác kế toán được nâng cao, tránh sai sót nhầm lẫn trong quá trình thực hiện, xử lý công việc, đồng thời tạo sự kiểm tra chéo giữa các cá nhân, nhanh chóng khắc phục hiện tượng sai sót xảy ra nếu có.
Về nguyên tắc bất kiêm nhiệm: nguyên tắc này được Ban Giám đốc đặc biệt coi trọng và có những quy định cụ thể về trách nhiệm trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí. Cá nhân đã thực hiện việc bảo quản tài sản thì không được thực hiện công việc của người kế toán; cá nhân là người bảo quản tài sản thì không được làm nhiệm vụ có quyền phê chuẩn trong các nghiệp vụ có liên quan; cá nhân là người thực hiện ghi sổ thì không giữ việc điều hành tại bộ phận đó. Thủ kho là người chịu trách nhiệm quản lý vật tư, nguyên vật liệu và kế toán vật tư chỉ phụ trách kiểm tra, đối chiếu, hạch toán chứng từ, kiểm kê nguyên vật liệu và đối chiếu số liệu kế toán với số liệu thực tế tại kho. Theo quy định của Công ty, giữa người phê chuẩn nghiệp vụ và người thực hiện nghiệp vụ cũng có sự cách ly trách nhiệm.
Về nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn: tại Công ty mọi nghiệp vụ đều có sự phê chuẩn hợp lý. Tuy nhiên việc ủy quyền còn rất hạn chế. Mọi vấn đề đều do Giám đốc phê duyệt, không có quy định những vấn đề có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc, chỉ khi Giám đốc đi vắng mới viết giấy ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết. Điều này đã gây nên sự quá tải trong công việc của Giám đốc và làm giảm hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí đều phải có sự phê chuẩn chung và phê chuẩn cụ thể. Sự phê chuẩn chung được thể hiện thông qua việc xây dựng các chính sách về các hoạt động cụ thể có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh chi phí như: Bảng định mức chi phí nguyên vật liệu, các quy định về chi phí hành chính, bảng khoán đơn giá tiền lương… Sự phê chuẩn cụ thể được thực hiện đối với từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất xây lắp của Công ty như phê chuẩn các nghiệp vụ mua nguyên vật liệu nhập kho, các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu…
1.2.4 Kiểm soát trên một số phần hành
Dưới góc độ quản lý về chi phí sản xuất xây lắp, kiểm soát nội bộ tại Công ty về chi phí sản xuất xây lắp trên các khoản mục: chi phí như kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp, kiểm soát nội bộ chi phí sử dụng máy thi công và kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung.
1.2.4.1 Kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty. Vì vậy, việc quản lý và kiểm soát tốt khoản mục chi phí nguyên vật liệu có tác dụng quan trọng trong việc kiểm soát chi phí sản xuất sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty. Theo đó, đặt ra yêu cầu về tổ chức, quản lý và kiểm soát nguyên vật liệu tại Công ty gồm:
Thứ nhất, quản lý nguyên vật liệu về số lượng, chủng loại, giá trị. Quản lý nguyên vật liệu theo từng chủng loại, theo từng đối tượng sử dụng, từng hạng mục công trình.
Thứ hai, tổ chức việc tập hợp, ghi chép và hạch toán việc nhập, xuất kho nguyên vật liệu. Tổ chức v...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Thực trạng kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hoài Nam Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng chiến lược Marketing tại công ty Abacus Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của việc thực hiện Nghị Định 61/ CP trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Báo cáo Thực trạng công tác kế toán tại công ty xà phòng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Cô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top