Trevian

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I : Lý luận chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại
I. Khái quát hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương Mại:

1. Tính tất yếu của sự hình thành cho vay tiêu dùng trong Ngân hàng Thương mại

Có thời kỳ trong lịch sử, các Ngân hàng thương mại đã từ chối các khoản vay đối với cá nhân và ngưòi tiêu dùng vì họ thấy rằng các món vay nhỏ, lẻ, chứa đựng nhiều rủi ro. Cho tới đầu thế kỷ này, dưới sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong hệ thống Ngân hàng buộc các nhà Ngân hàng phải thay đổi và mở rộng các dịch vụ cung ứng của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh không những trong hệ thống Ngân hàng mà còn cả với các định chế tín dụng khác. Chính sự cạnh tranh này đã đòi hỏi Ngân hàng phải đa dạng hơn nữa các sản phẩm của mình, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống là nhận gửi, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ,… mà còn phát triển các sản phẩm mới như: cho vay tiêu dùng, tư vấn, dịch vụ thuê mua,dịch vụ cho thuê két, dịch vụ ngân hàng trọn gói,…



Như vậy chính sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với cạnh tranh ngày càng găy gắt trong hệ thống Ngân hàng, tín dụng tiêu dùng đã ra đời. Mặt khác để thu hút được nguồn tiền gửi của khách hàng, nguồn vốn quan trọng nhất cho hoạt động của Ngân hàng, các Ngân hàng buộc phải cho vay đối với các hộ gia đình vì không có một khách hàng nào lại muốn gửi tiền vào một Ngân hàng mà khi nào họ cần tiền thì họ lại không thể vay được từ Ngân hàng đó.



Tín dụng tiêu dùng được hình thành và phát triển từ việc giải quyết hai mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng với khả năng thanh toán và mâu thuẫn giữa sản xuất hàng hoá vời tiêu thụ hàng hoá.



Từ đó ta thấy hình thành tín dụng tiêu dùng là tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng, và đặc biệt làm tăng mối quan hệ bền vững giữa Ngân hàng và khách hàng.



2. Khái niệm về cho vay tiêu dùng.

Cho vay tiêu dùng là một trong các hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại cho các khách hàng là cá nhân, người tiêu dùng. Đó là khái niệm giản đơn về tín dụng tiêu dùng, để hiểu một cách sâu hơn về loại hình tín dụng này ta cần hiểu một số khái niệm cơ bản về Ngân hàng và tín dụng của Ngân hàng.



Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp những người vay trang trải cho nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ...



3. Vai trò của cho vay tiêu dùng

3.1 Đối với người tiêu dùng.

Thông qua nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, người tiêu dùng đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp có khả năng mua sắm những hàng hoá cần thiết có giá trị cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời sống.



Thực tế cho thấy rằng, một con người trưởng thành hay có gia đình đều có những nhu cầu thiết yếu có giá trị cao như: nhà, xe,…và các nhu cầu có giá trị thấp hơn như: tiện nghi sinh hoạt, học hành, hôn lễ, ma chay,…Tuỳ theo nhu cầu của từng người mà quy mô của các nhu cầu này khác nhau nhưng nhất thiết ai cũng phải có những nhu cầu đó.



Vì những nguyên nhân trên ta có thể khẳng định người tiêu dùng là người được hưởng trực tiếp và nhiều nhất những lợi ích mà hình thức cho vay tiêu dùng mang lại khi ngân hàng mở rộng loại hình này với điều kiện họ không lạm dụng nó để chi tiêu vào những việc không chính đáng vì nếu không sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai.



3.2 Đối với Ngân hàng thương mại.

Đối với Ngân hàng thương mại, hai nghiệp vụ quan trọng nhất của nó là nhận tiền gửi và cho vay. Khi đã huy động được tiền gửi rồi thì Ngân hàng cần khai thác nguồn tiền gửi này để đảm bảo khả năng chi trả chi phí huy động. Để làm được điều này các Ngân hàng phải khai thác triệt để thị trường tín dụng, nghĩa là phải tìm cách thoả mãn tốt nhất, nhiều nhất nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Như vậy, phát triển cho vay tiêu dùng là một biện pháp tốt để mở rộng thị trường cho các Ngân hàng thương mại.



Bên cạnh đó mục tiêu hoạt động của ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận, lĩnh vực nào có lợi nhuận thì ngân hàng sẽ không từ chối. Trong khi đó cho vay tiêu dùng có số món vay nhiều nên có thể chia sẻ rủi ro, đồng thời cho vay tiêu dùng đơn giản hơn rất nhiều so với cho vay đối với sản xuất mà lợi nhuận thu đựơc lại cao do lãi suất tương đối cao. Do vậy việc mở rộng cho vay tiêu dùng đối với Ngân hàng thương mại là một hướng kinh doanh có hiệu quả và tương đối an toàn.



3.3 Đối với nền kinh tế – xã hội.

Sự tăng trưởng của một nền kinh tế được thể hiện rất rõ qua mức cầu tiêu dùng hàng hoá của dân cư, nó được đo bằng việc tăng số lượng cầu có khả năng thanh toán. Do vậy, cho vay tiêu dùng sẽ là một đòn bẩy tốt để kích cầu, từ đó có tác động tới nhiều mặt của nền kinh tế – xã hội như: tăng GDP, tăng mức sống dân cư, mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp, chống thiểu phát,…



Việc tăng trưởng cầu còn góp phần lớn vào việc tăng năng lực sản xuất quốc gia, từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng công ăn việc làm, tăng thu

Trang

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I : Lý luận chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại 2
I. Khái quát hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương Mại: 2
1. Tính tất yếu của sự hình thành cho vay tiêu dùng trong Ngân hàng Thương mại 2
2. Khái niệm về cho vay tiêu dùng. 3
3. Vai trò của cho vay tiêu dùng 3
3.1 Đối với người tiêu dùng. 3
3.2 Đối với Ngân hàng thương mại. 4
3.3 Đối với nền kinh tế – xã hội. 4
4. Phân loại cho vay tiêu dùng. 5
4.1 Căn cứ vào mục đích vay. 5
4.2 Căn cứ vào cách hoàn trả. 5
4.3 Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ. 6
II. Mở rộng cho vay tiêu dùng 8
1. Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng 8
2. Các chỉ tiêu đo lường việc mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại 8
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay tiêu dùng 11
3.1 Các nhân tố chủ quan: 11
3.2 Nhân tố khách quan: 12
Chương II : Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương 14
I. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội : 14
1. Quá trình hình thành và phát triển 14
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội 15
3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội 16
II. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội 17
1. Các quy chế pháp lý về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 17
2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội 18
2.1 Tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội 18
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng 19
2.1.2 Tỷ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng 20
2.1.3 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng 20
3. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội 28
III. Những hạn chế và nguyên nhân : 30
1. Những hạn chế: 30
2. Nguyên nhân: 31
Chương III : Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. 35
I. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội: 35
1. Định hướng kinh doanh chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội : 35
2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội 36
II. Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội: 37
1. Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay tiêu dùng 37
1.2 Hoàn thiện, đa dạng hóa hình thức và sản phẩm cho vay tiêu dùng 38
1.3 Xác định những sản phẩm chiến lược 39
1.4 Xây dựng chính sách lãi suấ linh hoạt 39
1.5 Cải thiện chính sách cho vay tiêu dùng 40
2. Nâng cao chất lượng của công tác khách hàng 41
2.1 Xây dựng các nhóm khách hàng mục tiêu 41
2.2 Phân loại khách hàng 42
2.3 Duy trì mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng 42
2.4 Xây dựng văn hóa giao dịch Vietcombank 43
3. Mở rộng chiến dịch quảng cáo và tiếp thị sản phẩm 44
4. Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực 45
5. Mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng 46
6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống thông tin 47
III. Một số kiến nghị 47
1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành 47
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 49
3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 50
KẾT LUẬN 52
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Luận văn Kinh tế 0
S Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh VietinBank Ninh Bình Luận văn Kinh tế 2
S Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty thương mại xây Luận văn Kinh tế 0
J Giải pháp thu hút việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân để phát triển phương thức thẻ tại NHNo&PTNT h Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp mở rộng cho vay, gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Y Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng ở chi nhánh NHNo & PTNT Tam Trinh Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp mở rộng cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô của VPBank - Phòng giao dịch Trần Duy Hưng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top