ayyocan_nang

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP 3
1.1. Những vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế 3
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 3
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế 3
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 4
1.1.3.1. Nhân tố kinh tế 4
1.1.3.2. Nhân tố phi kinh tế 5
1. 2. Những vấn đề lý luận về bất bình đẳng thu nhập 6
1. 2.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập 6
1.2.2. Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng thu nhập 6
1. 2.2.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản 6
1.2.2.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động 7
1.2.3. Đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 7
1.2.3.1. Đường Lorenz và hệ số Gini 8
1.2.3.3. Tiêu chuẩn “40” World Bank 8
1.2.3.4. Hệ số giãn cách thu nhập. 9
1.3. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập 9
1.3.1. Lý thuyết chữ “U ngược” 9
1.3.2. Lý thuyết phân tích kinh tế chính trị 10
1.3.3. Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo 10
1.3.4. Lý thuyết liên kết 10
1.3.5. Lý thuyết bất ổn định về chính trị xã hội 11
1.3.6. Lý thuyết đối với vấn đề sinh sản và giáo dục 12
1.3.7. Lý thuyết so sánh xã hội 12
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM 13
2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 13
2.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế 13
2.1.1.1. Thành tựu tăng trưởng kinh tế 13
2.1.1.2. Hạn chế tăng trưởng kinh tế 16
2.1.2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập 18
2.1.2.1. Bất bình đẳng chung 18
2.1.2.2. Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn 20
2.1.2.3. Bất bình đẳng theo vùng 23
2.1.2.4. Bất bình đẳng theo dân tộc 23
2.2. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 25
2.2.1. Thành tựu về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với công bằng xã hội 25
2.2.1.2. Thu nhập thực tế bình quân đầu người tăng 25
2.2.1.2. Tỷ lệ cùng kiệt giảm 26
2.2.1.3. Về vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn 27
2.2.1.4. Về đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng đã được quan tâm 27
2.2.1.5. Về y tế 28
2.2.1.6. An sinh xã hội được chú ý tăng cường 28
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đối với bất bình đẳng thu nhập 30
2.2.2.1. Hạn chế của tăng trưởng kinh tế đối với bất bình đẳng thu nhập 30
2.2.2.2. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đối với bất bình đẳng thu nhập 32
PHẦN III. GIẢI PHÁP KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CÔNG BẰNG 35
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 35
3.2. Giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế và đảm bảo thu nhập phân phối bình đẳng 38
3.2.1. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 38
3.2.2. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng, vì người cùng kiệt 39
3.2.3. Cần có những chính sách cho vấn đề di dân 39
3.2.4. Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với những khu vực kém phát triển và đối với người cùng kiệt 40
3.2.5. Việt Nam cần cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng, hướng đến người cùng kiệt 40
3.2.6. Cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong các chính sách định hướng phát triển kinh tế thị trường đảm bảo tăng trưởng bền vững đồng thời giảm bất bình đẳng thu nhập 41
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43


LỜI MỞ ĐẦU
Một xã hội phát triển toàn diện đòi hỏi không chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà còn cần tới sự phân phối công bằng hơn. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những vấn đề lớn mà bất cứ xã hội nào cũng đều phải quan tâm đến. Tăng trưởng nhanh và thực hiện phân phối công bằng là những mục tiêu mà nhiều quốc gia đều mong muốn đạt được. Giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập có sự liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau đối với mối liên hệ này. Do đó, cho đến nay chưa có một quốc gia nào xây dựng được một mô hình giải quyết hoàn hảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Việt Nam là một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Qua hơn 20 năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập vào khu vực và thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng. Đó là tăng trưởng kinh tế cao so với một số nước trong khu vực và thế giới, trong khi tỷ lệ đúi nghốo ngày càng giảm. Việt Nam ngày càng được biết đến như một nền kinh tế năng động hàng đầu trong các nước đang phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo ra sự chênh lệch về trình độ và phát triển từ đó dẫn đến sự bất bình đẳng và nếu vượt quá một giới hạn nào đó sẽ là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự mất ổn định. Và Việt Nam cũng không bị loại trừ khỏi quy luật đó, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, nhiều vấn đề của xã hội ngày càng trở nên bức xúc: khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn, phõn hoỏ giàu cùng kiệt ngày càng gay gắt… Chính vì vậy, yêu cầu của sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn đòi hỏi bức thiết trong việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đặc biệt là công bằng trong phân phối thu nhập. Do đó việc nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường và vận dụng vào Việt Nam là hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tui quyết định chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam.”
Với đề tài này tui chỉ tập trung nghiên cứu những lý thuyết về tăng trưởng, bất bình đẳng và những tác động của tăng trưởng kinh tế đối với phân phối thu nhập, từ đó liên hệ thực tiễn Việt Nam. tui hi vọng khi nắm vững được những cơ sở lý thuyết này, có thể áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Đề tài gồm có 3 mục tiêu sau:
1. Hệ thống hóa lý thuyết về tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế.
2. Phân tích thực trạng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam trong thời gian qua.
3. Đề xuất các chính sách cần thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội.
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng là các phương pháp nghiên cứu chung và đặc thù như phân tích tổng hợp, lụgớc và lịch sử.
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
1.1. Những vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà mọi quốc gia trên thế giới đều theo đuổi là duy trì mức tăng trưởng kinh tế thích hợp. Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, tăng trưởng kinh tế trước hết là một vấn đề kinh tế, song nó cũn mang tính chính trị, xã hội sâu sắc.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng hay thu nhập thực tế được tính cho toàn bộ nền kinh tế (của một quốc gia, một vùng hay một ngành) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hay số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng. Đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hay thời kỳ gốc.
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Do đó nhìn chung, tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức sản lượng quốc dân.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top