Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM BẢO HIỂM CHÁY, NỔ 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM. 3
1.1.1 Lý luận chung về bảo hiểm. 3
1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm. 6
1.1.3 Chức năng, vai trò, tác dụng của bảo hiểm. 8
1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm. 9
1.1.5. Phân loại bảo hiểm.: 11
1.2. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ. 11
1.2.1Cháy và sự cần thiết của bảo hiểm cháy. 11
1.2.2 Những nội dung cơ bản của bảo hiểm cháy. 16
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ KHU VỰC TÂY BẮC 28
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CP BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ TÂY BẮC. 28
2.1.1 Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam 28
2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và sản phẩm cung cấp. 37
2.1.2 Công ty BHDK khu vực Tây Bắc. 40
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh. 41
2.1. 4 Phương hướng phát triển trong thời gian tới. 45
2.2. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM CHÁY Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA. 46
2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. 46
2.2.2. Hiện trạng chung về công tác PCCC và các vụ cháy ở Việt Nam thời gian qua. 48
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 130/2006/NĐ-CP NGÀY 8/11/2006 ĐẾN TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ KHU VỰC TÂY BẮC. 72
2.3.1.Qui định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. 72
2.3.2 Những tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 77
2.3.3. Thuận lợi & Khó khăn. 93
2.3.4 Định hướng của công ty BHDK Tây Bắc trong nắm bắt cơ hội thị trường BH cháy thời gian tới. 98
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TRIỂN KHAI 99
3.1 ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC: 99
3.3 ĐỐI VỚI CÔNG TY BẢO HIỂM. 103
3.3.1 Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. 103
3.3.2 Công ty BHDK Tây Bắc. 104
KẾT LUẬN 107

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM
BẢO HIỂM CHÁY, NỔ

1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM.
1.1.1 Lý luận chung về bảo hiểm.
Nhu cầu an toàn đối với con người là vĩnh cửu, lúc nào con người cũng tìm cách bảo về bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của số phận. Bảo hiểm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phòng vệ chính đáng này. Qua quá trình phát triển của bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm thương mại, chúng ta nhận thấy, ban đầu bảo hiểm chỉ mang tính chất sơ khai, tự phát với phạm vi nhỏ hẹp. Do nhu cầu thực tiễn, dần dần các khái niệm về bảo hiểm cũng đã được hình thành và phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, có nhiều khái niệm về bảo hiểm, nó tuỳ từng trường hợp vào quan niệm của từng lĩnh vực bao gồm luật, kinh tế học, lịch sử học, khoa học thực tế, lý thuyết rủi ro và xã hội học mà các khái niệm có nhiều điểm khác nhau. Khái niệm về bảo hiểm, luôn bao gồm cả bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội, bởi hai hình thức này chỉ phân biệt bởi tính thương mại (kinh doanh rủi ro)và tính xã hội (cân bằng thu chi). Dưới đây, xin trình bày một số định nghĩa về bảo hiểm đang được thừa nhận trên thế giới, tại các quốc gia các nghiệp đoàn, và các công ty bảo hiểm.
Theo Uỷ ban thuật ngữ bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm và rủi ro Hoa Kỳ thì: "Bảo hiểm là sự tập trung các tổn thất bất ngờ bằng việc chuyển giao những rủi ro gây ra cho NBH khi họ cam kết bồi thường những tổn thất này, cung cấp các quyền lợi bằng tiền khác khi tổn thất xảy ra hay cung cấp các dịch vụ liên quan đến rủi ro”
Theo Hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh thì: "Bảo hiểm là sự thoả thuận qua đó một bên (Người bảo hiểm ) hứa sẽ thanh toán cho bên kia (NĐBH hay NTGBH) một khoản tiền nếu có sự cố xảy ra gây tổn thất tài chính cho người bảo hiểm. Trách nhiệm thanh toán những tổn thất này được chuyển giao từ NTGBH đến người bảo hiểm. Để chấp nhận trách nhiệm thanh toán này, NBH đòi NĐBH một khoản tiền, đó là phí bảo hiểm”
Khái niệm được sử dụng tại một số trường đại học và thị trường bảo hiểm Châu Á: "Bảo hiểm là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một người hay một số ít người cho nhiều người có cùng khả năng chịu rủi ro nào đó thông qua việc tổ chức ra một quỹ tài chính tập trung huy động từ các cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm dưới dạng phí bảo hiểm, để bồi thường hay bù đắp những tổn thất do những rủi ro đó gây ra”
Khi xem xét bảo hiểm từ khía cạnh những bên liên quan khác nhau đến hợp đồng bảo hiểm, bảo hiểm được định nghĩa như sau:
Từ phía người được bảo hiểm, bảo hiểm là tổ chức hợp lý một nhóm người có chung một loại rủi ro có thể xảy ra. Các khoản đóng góp về tài chính của họ cho phép bồi thường những thiệt hại mà một số người trong nhóm phải gánh chịu khi có tổn thất. Nhờ có bảo hiểm mà tổn thất sẽ nhẹ đi nếu chia sẻ cho nhiều người và là gánh nặng nếu một vài người phải gánh chịu tất cả.
Trên giác độ của người cung cấp dịch vụ bảo hiểm, ở đây là các doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm là hoạt động kinh doanh mà trong đó, người bảo hiểm sẽ chấp nhận những rủi ro đối với tài sản hay con người của người được bảo hiểm trên cơ sở người được bảo hiểm thanh toán một khoản phí nhất định.
Một cách tổng quát, bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó một bên là người đựơc bảo hiểm chấp nhận trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm cho chính mình hay cho người thứ ba khác để trong trường hợp có rủi ro xảy ra nằm trong phạm vi bảo hiểm sẽ được trả mọt khoản bồi thường từ người bảo hiểm, là người chịu trách nhiệm với những rủi ro đã cam kết và đền bù thiệt hại theo luật thống kê.
Tất cả những định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, tựu chung lại đều làm bật lên bản chất của bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro giữa nhà bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm trên cơ sở một quỹ tiền tệ tập trung. Vậy rủi ro chính là một trong những yếu tố góp phần cơ bản cho sự hình thành, ra đời và phát triển của bảo hiểm.
Khái niệm rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn, và rủi ro luôn được hiểu là sự không chắc chắn liên quan đến việc xảy ra một tổn thất. Rủi ro luôn bao gồm trong nó yếu tố không may mắn và không lường trước được, về khả năng xảy ra của nó, về thời gian và không gian xảy ra, về mức độ nghiêm trọng của rủi ro và hậu quả của nó.
Có rất nhiều nguyên nhân để xảy ra rủi ro, nhưng có thể tập hợp rủi ro vào ba nhóm chính:
Thứ nhất là nhóm các rủi ro do thiên tai gây ra như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sét, lốc, sương muối, dịch bệnh, sóng thần...làm ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của con người.
Thứ hai là nhóm rủi do do biến động cuả khoa học và công nghệ.
Thứ ba, là nhóm rủi ro môi trường xã hội, những rủi ro này chịu tác động cuả nhiều yếu tố và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thành viên trong xã hội như ốm đau, dịch bệnh, mất việc làm, trộm cắp, hoả hoạn....
Bất kể nguyên nhân gì, khi xảy ra rủi ro thường gây ra cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hay giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân, và làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế- xã hội nói chung.
Để đối phó với các rủi ro có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro và hậu quả của rủi ro gây ra - đó là nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro.
Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro:
Tránh né rủi ro tức là tìm ra cách hành động khác không có dấu hiệu của bất cứ yếu tố nào có thể dấn tới rủi ro
Ngăn ngừa tổn thất được sử dụng để đưa ra các hành động làm giảm tổn thất hay giảm mức thiệt hại do tổn thất gây ra khi không thể né tránh được dù đã tìm mọi cách.
Nhóm biện pháp tài trợ rủi ro. Biện pháp tài trợ rủi ro gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm. (Đây là các biện pháp phải được thực hiện trước khi rủi ro xảy ra, nhằm mục đích giảm thiểu hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra, nếu có).
+ Chấp nhận rủi ro, tức là người gặp rủi ro tự chấp nhận khoản tổn thất. Còn gọi là tự bảo hiểm. Có hai hình thức chấp nhận rủi ro, gồm chấp nhận một cách chủ động và chấp nhận thụ động. Hiệu quả của hai hình thức này không cao do rơi vào tình huống thụ động, sử dụng không hiệu quả đồng vốn, hay sai lệch trong tính toán lập quỹ dự phòng...
+Bảo hiểm: bảo hiểm ngày nay đã trở thành một lựa chọn không thể thiếu trong hầu hết các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như các cá nhân.Do nó khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các biện pháp khác. Bảo hiểm chính là sự lựa chọn tối ưu của các chương trình quản lý rủi ro. Rủi ro được chuyển giao từ người tham gia bảo hiểm sang nhà bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm nhận được sự tư vấn cho các chương trình kiểm soát rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất, nhận được khoản tiền bồi thường nhanh chóng, đủ, kịp thời khi sự kiện bảo hiểm xảy ra..
Ngày nay, với những lợi ích thiết thực của bảo hiểm đối với mọi thành viên, đơn vị tham gia bảo hiểm, khái niệm bảo hiểm đã trở nên ngày một gắn bó và gần gũi với con người, với các đơn vị sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm.
Như tất cả các ngành khác, bảo hiểm ra đời do nhu cầu khách quan của đời sống kinh tế xã hội đòi hỏi. Đó là nhu cầu được bảo vệ, giúp đỡ, chia sẻ hoạn nạn khi rủi ro, tổn thất xảy ra như đã trình bày trên đây.
Bảo hiểm có nguồn gốc rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại mà thậm chí cho đến bây giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện khi nào. Từ thời nguyên thuỷ loài người sống bằng nghề săn bắn, họ đã biết dự trữ những gì săn bắt được. Đến một giai đoạn phát triển hơn, trong những cộng đồng dân cư nhỏ, hay trong một gia đình, nhóm gia đình đã hình thành một khối lượng lương thực dự trữ nhất định, được dùng tương trợ lẫn nhau khi mùa màng thất bát. Đây là hình thức sơ khai của bảo hiểm.
Đến thế kỷ XV, khi châu Âu thực hiện những chuyến khai phá tới Châu Á và Châu Mỹ, mở đường cho cuộc cách mạngg thương mại, ý tưởng về thành lập một quỹ chung để đối phó với rủi ro đã hình thành khá rõ ràng. Việc tìm ra châu lục mới, vùng đất mới, tạo ra hoạt động thương mại giữa những nơi này phát triển ngày một nhanh chóng. Đặc biệt là hình thức vận chuyển bằng đường biển. Theo dó, bảo hiểm, nhất là bảo hiểm hàng hải cũng phát triển theo. Bởi lẽ, những người chủ hàng, những người bỏ vốn đầu tư vào những chuyến đi mạo hiểm đó nhận thấy cần chia sẻ những rủi ro để tránh tình trạng một số nhà đầu tư bị mất trắng khoản đầu tư của mình do những con tàu gặp nạn trên biển, hay bị biến mất một cách bí ẩn. Để đáp ứng nhu cầu này, nhu cầu chia nhỏ tổn thất, người ta đã có hai phương án. Cách thứ nhất là thành lập một liên doanh có vốn cổ phần, theo đó, một nhóm đầu tư cùng đầu tư vào một đội thuyền chở hàng chung, cùng chia sẻ rủi ro khi tổn thất và phân chia lợi nhuận mà liên doanh thu được (Phuơng án này rất gần với hình thức các chủ hàng trên con đường tơ lụa nổi tiếng đã chia nhỏ hàng hoá của mình thành hàng trăm phần nhỏ, mỗi lạc đà sẽ chở một lượng hàng mà trong đó bao gồm nhiều phần hàng hoá của các chủ hàng khác nhau. Lạc đà nào bị cướp, tổn thất được chia đều cho các chủ hàng, mỗi người tổn thất một phần nhỏ trong tổng số hàng.). Cách thứ hai là bảo hiểm, theo cách này các nhà buôn và các chủ tàu thuyền chấp nhận trả một khoản tiền nhất định cho một cá nhân hay tổ chức, người mà đảm bảo rằng nếu hàng hoá hay tàu thuyền của họ bị tổn thất do một số nguyên nhân nhất định nào đó họ sẽ được trả một khoản tiền để bù đắp thiệt hại xảy ra.
Bảo hiểm hàng hải là lĩnh vực ra đời sớm nhất. Năm 1347, hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên được phát hành tại Genoa-Ý. Năm 1424, công ty bảo hiểm đầu tiên, Marietime Insurance Company ra đời. Năm 1583, xuất hiện hợp đồng bảo hiểm, mà cho đến nay được coi là cổ xưa nhất. Năm 1667, sau vụ cháy khủng khiếp tại London, làm hơn 13000 ngôi nhà bị cháy, hàng nghìn người thiệt mạng vào năm 1666, công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên trên thế giới có tên “Fire Office” hoạt động tại Anh. Sau bảo hiểm hoả hoạn là các quỹ bảo hiểm nhân thọ cũng xuất hiện từ nhu cầu của cuộc sống, nhu cầu được chăm lo cho tương lai.
Từ cuối thế ký 19, cuộc đại cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới diễn ra sôi động, mang lại nhiều thành tựu, làm xuất hiện nhiều ngành nghề kinh doanh mới. Cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng các rủi ro có nguyên nhân xuất phát từ nhóm rủi ro do biến động của khoa học công nghệ. Đây là điều kiện thuận lợi đẩy mạnh sự phát triển bảo hiểm với những sản phẩm như bảo hiểm ôtô, máy bay, xây dựng lắp đặt...
Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm là một sự đáp ứng đòi hỏi khách quan của cuộc sống đối với những biến động về tài chính do các sự cố bất ngờ gây ra. Tham gia bảo hiểm tạo điều kiện khôi phục nhanh chóng thiệt hại, góp phần sớm ổn định cuộc sống và sản xuất. Ngành bảo hiểm tại tất cả các quốc gia trên thế giới đóng vai trò không thể thay thế trong các trung gian tài chính, góp một phần lớn vào sự vững mạnh của thị trường tài chính và sự ổn định của nền kinh tế quốc dân.
1.1.3 Chức năng, vai trò, tác dụng của bảo hiểm.
Mục đích của bảo hiểm: là đem lại sự an tâm, an toàn về mặt tài chính cho người tham gia bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra.
Chức năng của bảo hiểm :xây dựng quỹ tài chính an toàn, tăng trưởng ổn định, bồi thường đúng đủ, kịp thời.
Vai trò của bảo hiểm :được biết đến một cách tổng quát nhất, như là một công cụ an toàn thực hiện chức năng bảo vệ con người, bảo vệ tài sản cho xã hội. Cụ thể:
 Đối với từng người dân: Bảo hiểm đảm bảo về mặt tài chính nhằm khắc phục hậu quả bất ngờ khi gặp phải rủi ro liên quan đến tính mạng, tình trạng sức khoẻ và tài sản mà họ sở hữu.
 Đối với các doanh nghiệp: Tham gia bảo hiểm là chuyển giao rủi ro, ổn định sản xuất, nhanh chóng khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra bằng STBT.
 Đối với ngân hàng thương mại: Bảo hiểm là nhà đầu tư lớn, sử dụng nhiều dịch vụ tín dụng, và đưa lại nhiều hợp đồng tín dụng không cần bảo lãnh của ngân hàng.
 Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp: hỗ trợ đắc lực cho nhà nông khôi phục sản xuất khi gặp rủi ro, thiên tai, đảm bảo cho sản xuất và lưu thông hàng hoá nông nghiệp không bị ngưng trệ gián đoạn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Nghiên cứu tác động cuả Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đến hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Công ty Bảo hiểm dầu khí Khu vực Tây Bắc

cho mình xin tài liệu này với admin ak
mình Thank nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top