singlebtc

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN. 4

I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY. 4

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 4

1.Giai đoạn 1985-1992: 5

2. Giai đoạn 1993-2003: 5

4.Giai đoạn 2004 đến nay: 5

III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY. 7

1.Tình hình thực hiện kế hoạch . 7

1.1. Thuận lợi : 7

1.2.Khó khăn : 7

2.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 8

PHẦN II : THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN. 13

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY. 13

1.Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật:

1.1.Đặc điểm về sản phẩm. 13

1.2.Đặc điểm về vốn 14

1.3.Đặc điểm về thị trường . 15

1.4.Đặc điểm về nguyên vật liệu. 17

1.5.Đặc điểm về lao động. 18

1.6. Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị. 20

1.7. Đặc điểm về môi trường kinh doanh. 23

2.Cơ cấu tổ chức của công ty : 25

2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất. 25

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 26

II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN. 31

1. Những mặt đạt được : 38

2. Những tồn tại và nguyên nhân: 40

2.1. Năng lực sản xuất : 40

2.2. Đầu vào của ngành : 41

2.3. Sản phẩm và thị trường : 42

2.4.Tài chính : 44

III.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO CÔNG TY. 45

1.Cơ hội của công ty. 45

1.1. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước được xem là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp dệt may của công ty. 45

1.2.Vấn đề thu hút vốn đầu tư . 45

1.3.Xu hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường. 46

2.Thách thức công ty phải đối mặt : 46

1.1.Về nguồn nguyên liệu 47

1.2.Về lao động 47

1.3.Về thị trường 47

1.4.Vấn đề hạn ngạch 48

PHẦN III : BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN. 49

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 49

1. Mục tiêu của công ty trong những năm tới. 49

2. Định hướng phát triển của công ty. 50

II. MỘT SỐ BIỆN PHẤP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN. 52

1.Thu mua hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguyên liệu. 52

2.Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại. 53

3.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 54

4.Đa dạng hoá sản phẩm và đầu tư cho công tác thiết kế mẫu. 57

5.Tăng cường việc huy động vốn. 59

6.Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. 59

7.Phát triển thương hiệu của sản phẩm và công ty. 60

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC. 62

1.Cải cách thủ tục hành chính. 62

2.Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. 62

3.Chính sách hỗ trợ xuất, nhập khẩu. 63

4.Chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dệt may. 63

5.Tăng cường đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh. 64

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Phòng đời sống : Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực :
Quản lý nhà ăn và tổ chức tốt bữa ăn, nước uống cho cán bộ công nhân viên.
Tổ chức cấp phát bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật.
Tổ chức phục vụ cơm khách, tiệc phục vụ hội nghị của công ty.
Thực hiện nhiệm vụ sủa chữa, xây dựng nhỏ và thường xuyên trong công ty.
Quản lý và chăm sóc mặt bằng, cây xanh, cây cảnh và thực hiện vệ sinh môi trường của công ty.
Tổ thiết kế thời trang : Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực :
Nghiên cứu xu hướng may mặc và tiêu dùng trên thị trường.
Thiết kế nhiều loại quần áo đa dạng về chủng loại và mẫu mã theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
Tư vấn cho ban lãnh đạo công ty trong việc cải tiến sản phẩm cũ và cho ra đời những sản phẩm mới.
II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN.
1.Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty.
Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may nên thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty được thể hiện thông qua thực trạng về sản phẩm và chất lượng sản phẩm, thực trạng về giá cả, thực trạng về cách phục vụ và thanh toán.
1.1.Sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan lựa chọn sản phẩm và chất lượng sản phẩm làm một trong những vũ khí cạnh tranh của mình. Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của Công ty và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh.
1.1.1.Sản phẩm.
Trong những năm đầu mới thành lập, sản phẩm chủ yếu của công ty là sợi tổng hợp. Từ khi sát nhập với công ty dệt may Hoàng Thị Loan cho đến nay ngoài các loại sợi như sợi đơn nồi cọc, sợi đơn OE, sợi xe công ty còn sản xuất ra các sản phẩm may dệt kim và may khác để phục vụ cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
Bảng 7: Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
%
1. Sản phẩm sợi
Tấn
7700
8000
103,90
- Sợi đơn nồi cọc
Tấn
3900
4100
105,13
- Sợi đơn OE
Tấn
3800
3900
102,63
- Sợi xe
Tấn
600
700
116,67
2. Sản phẩm may dệt kim
1000SP
2450
2820
115,10
3. Sản phẩm may khác
1000SP
50
50
100,00
4. Sản phẩm may quy đổi
1000SP
2000
2200
110,00
5. Sản phẩm may xuất khẩu
1000SP
1300
1467
112,85
Trong đó gia công cho Hano
1000SP
700
733
104,71
( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư )
Sợi đơn nồi cọc bao gồm các loại như sợi 100% cotton chải thô NE 10-40, sợi T/C chải thô NE 16-46, sợi CVC chải thô NE 10-30, sợi 100% polyester 20-60. Sợi đơn OE bao gồm sợi 100% cotton chải thô NE 6-30, sợi T/C chải thô NE 6-30. Sợi xe gồm sợi xe chập 2, chập 3 và chập 4. Tổng sản lượng sơị năm 2006 là 8000 tấn tăng 3,9% so với năm 2005 trong đó sợi đơn nồi cọc đạt 4100 tấn, tăng 5,13% , sợi đơn OE đạt 3900 tấn tăng 2,63% và sợi xe đạt 700 tấn tăng tới 16,67% . Sản lượng sợi tăng dần qua các năm cho thấy năng lực sản xuất sợi cũng được tăng lên.
Năm 2006 công ty sản xuất được 2820 nghìn sản phẩm may dệt kim tăng 15,1% so với năm 2005. Các mặt hàng may dệt kim chủ yếu mà Công ty sản xuất ra gồm có Áo Polo Shirt, T Shirt, quần áo thể thao, các loại váy, đồ lót, quần áo thời trang trẻ em và người lớn …Tất cả các sản phẩm may đều được đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và kích cỡ. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất thêm nhiều mặt hàng may khác như khăn, tất…Với cơ cấu 80% bán nội địa, 20% xuất khẩu, hàng năm Công ty tung vào thị trường nội địa một khối lượng sản phẩm khá lớn nhưng cũng không bỏ qua thị trường xuất khẩu. Sản phẩm may phục vụ cho thị trường xuất khẩu năm 2005 là 1300 nghìn sản phẩm, năm 2006 lên tới 1467 nghìn sản phẩm, tăng 12,85% trong đó Công ty nhận gia công cho Hanosimex năm 2005 là 700 nghìn sản phẩm và năm 2005 là 733 nghìn sản phẩm.
1.1.2.Chất lượng sản phẩm.
Chính sách chất lượng mà ban lãnh đạo Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan đề ra : “ Thoả mãn khách hàng vì uy tín và lợi ích là móng cốt để chúng ta bền phát ”. Từ những năm mới thành lập cho đến nay, cán bộ công nhân viên trong công ty luôn hăng say làm việc và không quên đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu. Có thể nói rằng, đối với Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, chất lượng sản phẩm đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
Bảng 8: Một số chỉ tiêu chất lượng sợi
Chỉ tiêu
NE 20 Cott
NE 20 PE
NE 23 PE
NE 40 PE
NE 42 PE
NE 20 83/17
NE 46 83/17
Độ săn K(x/m)
727
641
633
778
874
639
919
Độ không đều độ săn H (%)
2,88
3,47
2,95
2,56
3,75
3,47
4,04
Độ bền sợi đơn P(%)
455
921
796,5
391,2
380,4
875
304,2
Độ bền tương đối P(gl)
15,46
31,32
30,96
26,59
26,96
29,11
23,75
Hệ số biến sai độ bền CVp(%)
8,46
8,95
11,02
10,89
13,4
8,66
12,62
Độ không đều USTER(%)
12,22
9,73
9,61
11,87
12,15
10,17
13,65
( Nguồn : Phòng KCS )
Chất lượng sợi được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như độ săn, độ bền sợi đơn, độ không đều, hệ số biến sai độ bền… Trong tất cả các loại sợi mà công ty sản xuất, sợi NE 46 83/17 có độ săn cao nhất là 919x/m, tiếp đến sợi NE 42 PE có độ săn 874x/m. Mặc dù có độ săn cao nhất nhưng độ bền sợi đơn của sợi NE 46 83/17 lại thấp nhất, chỉ đạt 304,2% và độ không đều lại cao chiếm 13,65 %. Còn sợi NE 23 PE là loại sợi ngược lại hoàn toàn so với sợi NE 46 83/17, độ săn của sợi NE 23 PE thì thấp nhất (633x/m), độ bền sợi đơn khá cao (796,5%) và độ không đều lại thấp nhất (9,61%). Không thể chỉ dựa vào một chỉ tiêu để kết luận về chất lượng của một loại sợi mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu trên và tính chất cơ lý của từng loại thì mới kết luận chính xác được. Có thể thấy rằng chất lượng sợi của Công ty không đồng đều, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả khi đưa sợi vào sản xuất, các sản phẩm vải dệt kim và sản phẩm may mặc cũng sẽ không đạt yêu cầu về chất lượng nếu sản phẩm sợi có chất lượng không tốt bởi sợi không chỉ là sản phẩm mà nó còn đóng vai trò là nguyên liệu trong quá trình sản xuất vải và sản phẩm may mặc của Công ty. Hàng năm Công ty đều lập kế hoạch cụ thể về chất lượng sợi và vải dệt kim đồng thời theo dõi tình hình thực hiện để kịp thời đưa ra những phương án chất lượng thích hợp khi cần thiết.
Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch chất lượng sản phẩm.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
KH
TH
KH
TH
I.Chất lượng sp sợi:
- Cấp 1
%
>98
99,2
>98
99,83
- Cấp 2
%
1,5
1,55
1,58
1,61
- Cấp 3
%
<0,2
0,1
<0,2
0,06
II.Chất lượng sp vải dệt kim :
Loại 1
%
98
99,54
98
99,62
Loại 2
%
2,5
0,73
2
0,46
Tái chế lần 1
%
<5
5,3
<5
4,8
Tái chế lần 2
%
0
0,18
0
0,16
( Nguồn : Phòng KCS )
Chất lượng sản phẩm sợi cấp 1 Công ty đề ra theo kế hoạch cho năm 2005 và 2006 là trên 98%, năm 2005 Công ty thực hiện được 99,2% và năm 2006 đã lên tới 99,83%. Trong hai năm đó Công ty đều thực hiện vượt mức kế hoạch và đang có xu hướng tăng dần trong những năm tới. Chất lượng sản ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Khu công nghiệ Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện hạch toán nguyên liệu, vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tr Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top