nguonbatthien

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương I:Cơ sở pháp lý của hợp đồng đại lý 2
I. Khái quát chung về hợp đồng 2
1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Đặc điểm 2
2. Phân loại hợp đồng 4
2.1. Theo tính chất, nghĩa vụ các bên 4
2.2. Theo các lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật 5
II. Hợp đồng đại lý 9
1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng đại lý 9
1.1. Khái niệm 9
1.2. Đặc điểm 13
2. Các loại hợp đồng đại lý 15
3. Giao kết hợp đồng đại lý 17
3.1. Nguyên tắc 17
3.2. Chủ thể 18
3.3. Trình tự, thủ tục 20
3.4. Nội dung 22
3.5. Hình thức 26
3.6. Căn cứ 26
4. Thực hiện hợp đồng đại lý 27
4.1. Nguyên tắc 27
4.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện 27
5. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý 29
5.1. Đã được hoàn thành hợp đồng 29
5.2. Theo thỏa thuận của các bên 29
5.3. Hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng 30
6. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý 31
6.1. Thương lượng-hòa giải 31
6.2. Đơn phương hủy bỏ hay đình chỉ thực hiện hợp đồng 31
6.3. Yêu cầu Tòa án hay Trọng tài thương mại giải quyết 32
6.4. Yêu cầu cơ quan điều tra, việc kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự 32
Chương II:Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại công ty 33
I .Khái quát về công ty 33
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33
2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 37
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 39
4. Ngành nghề kinh doanh 42
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 43
II. Áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại công ty 46
1. Các loại hợp đồng đại lý 46
2. Giao kết hợp đồng 47
3. Thực hiện 50
4. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý 51
5. Giải quyết tranh chấp 51
Chương III:Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý và một số kiến nghị 52
I. Đánh giá áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý 52
1. Những kết quả đạt được 52
2. Khó khăn 54
II. Một số kiến nghị 54
1. Đối với nhà nước 54
2. Đối với công ty 56
Kết luận 60
Tài liệu tham khảo 61
Mở đầu
Việt Nam đã nỗ lực gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Trong quá trình đàm phán với các đối tác thì vấn đề đặt ra là sự hoàn thiện hệ thống pháp luật hòa hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, rõ ràng. Trong đó, có hệ thống pháp luật về kinh doanh thương mại đó là sự ra đời của Luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005.
Nó đã mở ra những điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh được dễ dàng hơn, thể hiện mọi cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh nhưng không trái với các quy định của pháp luật. Cùng với qúa trình tự do kinh doanh buôn bán giữa các cá nhân, tổ chức vấn đề nảy sinh ra là vi phạm, tranh chấp xảy ra cũng nhiều. Do đó, có thể nói trong thực tế nó thể hiện rõ nhất bằng thực tiễn giao kết, cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng luôn nảy sinh những vấn đề rắc rối do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng hay thanh lý nó trở lên khó khăn, trong nhiều trường hợp dẫn đến tranh chấp phải đưa đến các cơ quan pháp luật hay cơ quan trọng tài giải quyết.
Do vậy, trong quá trình thực tập tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội, em đã đi sâu vào tìm hiểu vấn để hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng đại lý nói riêng tại công ty. Qua quá trình phân tích, tìm hiểu từ thực tiễn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đã được học và nghiên cứu trong chuyên ngành luật kinh doanh. Em đi sâu nghiên cứu đề tài: Pháp luật về hợp đồng đại lý và thực tiễn áp dụng tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Kết cấu nội dung đề tài gồm 3 chương:
- Chương I. Cơ sở pháp lý của hợp đồng đại lý.
- Chương II. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý tại Công ty.
- Chương III. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý và một số kiến nghị.

Chương I. Cơ sở pháp lý của hợp đồng đại lý.
I. Khái quát chung về hợp đồng.
1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng.
1.1. Khái niệm
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý. Trong xã hội loài người mọi hoạt động giao lưu với nhau giữa các cá nhân, tổ chức đều thông qua sự trao đổi, thỏa thuận đó xác lập các quyền và nghĩa vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của các bên tham gia mối quan hệ đó và được thể hiện cụ thể dưới hình thức pháp lý là hợp đồng.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên bình đẳng với nahu, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ pháp luật nhất định.
1.2. Đặc điểm
• Địa vị pháp lý
Nhìn chung trong một quan hệ hợp đồng thì xét về mặt địa vị pháp lý bình đẳng tức là các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng đều có năng lực hành vi dân sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị Tòa án tước quyền hành nghề. hay nếu không có năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự thì khi tham gia quan hệ pháp luật có người đại diện hay người giám hộ thì quan hệ pháp luật được chấp nhân.
Nó là điều kiện quan trọng về mặt chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật để từ đso có thể tránh được các rủi ro pháp lý trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng.
• Sự thỏa thuận
Hợp đồng luôn luôn phải biểu hiện sự thỏa thuận giữa các bên, bình đẳng với nhau. Quá trình hình thành hợp đồng thực chất là quá trình mà các bên bàn bạc, thương lượng đi đến thỏa thuận do đó cho thấy các bên tự do bày tỏ các quan điểm của mình, đưa ra các ý kiến bày tỏ để đi đến thỏa thuận về ý chí của các bên.
Hợp đồng bao giờ cũng thể hiện đúng, trung thành ý chí của các bên, nếu có yếu tố nào mang tính chất lừa dối, hiều theo nhiều nghĩa làm cho đối tác có thể hiểu theo một hướng khác, ép buộc nhau thì không được công nhân. Sự thỏa thuận trong hợp đồng không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội.
Hình thức hợp đồng, có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hay hành vi cụ thể. Khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.Có thể nói, pháp luật đã để cho các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật có thể tự lựa chọn hình thức nào là hợp lý, thuận lợi cho quá trình giao kết, nhưng cũng tránh những rủi ro pháp lý xảy ra như vi phạm, tranh chấp. Ngoài ra, hình thức của hợp đồng còn được áp dụng bằng các thói quen, tập quán, thông lệ dữ liệu. Trong đó, thói quen là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận đề từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Khi thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hay một lĩnh vực, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.
Quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên trong hợp đồng bao giờ cũng có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng là do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Quyền và nghĩa vụ của các bên có thể được quy định trong luật hay là những điều khoản mà các bên có thể thỏa thuận để cho hợp đồng thêm cụ thể, rõ ràng, do đó nó được pháp luật công nhận và bảo vệ, có giá trị pháp lý. Hợp đồng được pháp luật công nhận, các bên phải thực hiện nó. Tuy nhiên nếu một bên không thực hiện hay đơn phương không thực hiện thì khi đó các bên sẽ tự thương lượng, hòa giải trước khi quá muộn cần có sự can thiệp của pháp luật đó là giải quyết tranh chấp xảy ra bằng con đường Tòa án, Trọng tài.Tóm lại trong quan hệ pháp luật quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, nó tạo ra quan hệ ràng buộc giữa các bên trong quan hệ pháp luật.

2. Phân loại hợp đồng.
Nếu nhìn trên tổng thể các mối quan hệ trong xã hội, các giao dịch rất đa dạng, phụ thuộc vào mục đích, lợi ích mối quan hệ mà các chủ thể tham gia giao dịch đó mong muốn. Từ đó, phân biệt các loại hợp đồng người ra phân ra một số nhóm các loại hợp đồng có những đặc trưng khác nhau, chủ yếu khác nhau về các đối tượng và chủ thể của loại hợp đồng đó, có những hình thức hợp đồng khác nhau.
2.1. Theo tính chất, nghĩa vụ của các bên.
Đó là việc xác lập nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng do đó chủ yếu chia thành các loại hợp đồng chủ yếu, theo điều 406 Bộ luật dân sự 2005:
- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ
- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một sự kiện nhất định.
Khi chưa đủ điều kiện để cho hợp đồng có hiệu lực pháp lý mà các bên muốn có hiệu lực pháp lý thì các bên phải làm thủ tục khác nữa theo quy định của pháp luật. Ngoài ra hợp đồng được hiểu theo cách phân chia là:
- Hợp đồng ngay giá là hợp đồng mà trong đó một bên thực hiện nghĩa vụ nào đó bao giờ cũng biết được quyền tương ứng của mình nhận được
- Hợp đồng không ngay giá là hợp đồng mà trong đó một bên thực hiện nghĩa vụ nào đó không biết trước được mình sẽ nhận được là bao nhiêu.
- Hợp đồng thương lượng là hợp đồng chỉ hình thành khi hai bên có trao đổi, bàn bạc với nhau.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Horo

New Member
Re: [Free] Pháp luật về hợp đồng đại lý và thực tiễn áp dụng tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội

ad ơi cho mình xin link bài này ạ
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Pháp luật về hợp đồng đại lý và thực tiễn áp dụng tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top