Edmond

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I
lý luận chung về nghi thức nhà nước

1. khái niệm nghi thức nhà nước
1.1. Định nghĩa
Giao tiếp là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội, là nền tảng quan trọng để xây dựng nên xã hội. Nền văn minh nhân loại, nền văn hoá của mỗi dân tộc, quốc gia được kiến tạo thông qua hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp được thực hiện nhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, để bày tỏ mối quan hệ, cách ứng xử, thái độ giữa con người với con người và giữa nhân loại với tự nhiên.
Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Nhưng dù được thực hiện bởi cách nào đi nữa, hoạt động giao tiếp luôn luôn phải được đặt trong những bối cảnh nhất định, được thực hiện bởi những cơ cấu nghi thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp tương ứng nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra.
Hoạt động quản lý nhà nước cũng không nằm ngoài những yêu cầu về giao tiếp xã hội. Nhà nước là một thể chế tổ chức cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện các quyết định quản lý của mình đối với các công dân của mình bởi nhiều biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước như tính thuyết phục, kỷ luật, kinh tế, cưỡng chế, và tính quyền lực đó còn được thể hiện bằng phương tiện mang tính hình thức đặc thù thuộc phạm trù các nghi lễ như cách bài trí công sở (công đường), trang phục, các hoạt động lễ tân... Những phương tiện hình thức này có vai trò quan trọng không kém những quy phạm được đưa ra trong các điều luật.
Như vậy, những nghi thức, thủ tục mang tính nghi lễ được thực hiện trong hoạt động giao tiếp quản lý nhà nước là một bộ phận quan trọng của các cách tiến hành hoạt động đó. Nội dung của những nghi thức và thủ tục đó kiến tạo cơ bản khái niệm nghi thức nhà nước.
Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông á khác trước đây luôn coi trọng và áp dụng rộng rãi tư tưởng “lễ hình kết hợp”, tức luôn coi trọng “lễ” và “phép” (pháp).
Ngày nay, nghi thức nhà nước cần được hiểu là những cách giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hay quốc tế mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.
1.2. Nội dung của nghi thức nhà nước
Ngay từ những ngày đầu của nền cộng hoà (1945), Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác xây dựng lễ nghi nhà nước của chính quyền mới. Các văn bản pháp luật đã kịp thời được ban hành để điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Ngay sau khi tuyên ngôn độc lập, ngày 5-9-1945, Chính phủ của nước Việt Nam mới đã có sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà số 5 về việc bãi bỏ Cờ quẻ ly của chế độ cũ và ấn định Quốc kỳ mới của Việt Nam có “nền mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh mầu vàng tươi”.
Vào cuối những năm 50, sau khi hoà bình lập lại, ngày 21-07-1956 Chính phủ đã ban hành ba văn bản quan trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dùng Quốc huy, Điều lệ số 974/TTg về việc dùng Quốc kỳ và Điều lệ số 975/TTg về việc dùng Quốc ca nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Nghị quyết ngày 2-7 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca.
Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác quy định về tổ chức việc cưới, việc tang, việc hội, hướng dẫn về lễ phục, y phục công chức, thời giờ làm việc, quy định một số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài v.v....
Như vậy, nghi thức nhà nước là những cách giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, do đó, nội dung của nghi thức nhà nước bao gồm:
- Những vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng quốc gia (Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca) và thể thức văn bản quản lý nhà nước.
- Những vấn đề liên quan đến công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách (chào đón, hội đàm, chiêu đãi, tặng quà, tiễn đưa), đặc biệt là đối với khách nước ngoài.
- Những vấn đề có liên quan đến kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, lời ăn tiếng nói, trang phục...) của cán bộ, công chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước, cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân.
- Những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động quản lý như hội họp, lễ kỷ niệm, cấp chứng chỉ, chứng thực, phong tặng, khen thưởng v.v...
- Những vấn đề có liên quan đến hình thức của công sở như kiến trúc, trang trí, bài trí mặt trước toà nhà cũng như nội thất.
1.3. Quy định về sử dụng biểu tượng quốc gia
Từ xa xưa, hầu như mỗi dân tộc, quốc gia trên thế giới đã lựa chọn cho mình những biểu tượng nhất định. Những biểu tượng đó có thể là Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, quốc ngữ, quốc thiều v.v... tức là những gì phần lớn tạo nên quốc thể.
a) Quốc hiệu: Là tên gọi của đất nước
Trong lịch sử, đất nước ta đã có nhiều tên gọi khác nhau như: Văn Lang, Âu Lạc, Giao Chỉ, Cửu Chân, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, An Nam ...
Ngày 02-09-1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà số 49/SL ngày 12-10-1945, tiêu đề các văn bản nhà nước được ghi là: "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà- năm thứ nhất"
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ngày 02-07-1976, Quốc hội ra Nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca, và tên nước là " cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam". Quốc hiệu cùng với tiêu ngữ " Độc lập- Tự do- Hạnh phúc" cùng tạo thành tiêu đề văn bản được in trên đầu trang trang nhất.
b) Quốc huy: Là huy hiệu của một nước hay hình tượng trưng cho một nước.
Theo quy định tại Điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: "Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ " Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"".
Việc sử dụng Quốc huy được quy định tại Điều lệ số 973/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21-07-1956 như sau:
1) Quốc huy có thể làm to, nhỏ tuỳ theo sự cần thiết. Các màu vàng ở mẫu Quốc huy có thể thay bằng mầu vàng kim nhũ, hay có thể dùng không tô mầu.
2) Quốc huy được treo ở chính của cơ quan, về phía trên, chỗ trông rõ nhất tại các cơ quan sau đây:
a- Nhà họp của Chính phủ
b- Nhà họp của Quốc hội khi họp
c- Trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

jenlynguyen627

New Member
Re: [Free] Một số vấn đề về thực hiện nghi thức nhà nước tại trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội

Mình cần tài liệu này, bạn có thể gửi cho mình không?
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Một số vấn đề về thực hiện nghi thức nhà nước tại trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top