Download miễn phí Đề tài Thực trạng công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình





Chương II 47

Thực trạng công tác thống kê đất đai tạI huyện đông hưng tỉnh thái bình 47

I. Tổng quan về tình hình thống kê đất đaI ở nước ta. 47

1. Quy định của nhà nước về thống kê đất đai 47

2. Tình hình thống kê đất đai ở nước ta những năm qua 51

II. ĐIều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện đông hưng tỉnh thái bình. 55

1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 55

1.1. Điều kiện tự nhiên 55

1.2. Các nguồn tài nguyên 58

1.3. Cảnh quan môi trường 61

2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. 61

2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 61

2.1.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế. 61

2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. 62

2.3. Dân số, lao động và việc làm. 66

III. Thực trạng công tác thống kê quỹ đất đai tạI huyện đông hưng tỉnh thái bình. 67

1.Thực trạng thống kê tổng diện tích tự nhiên 67

2.Thực trạng thống kê đất đai theo mục đích sử dụng 67

3. Thực trạng thống kê đất đai theo đối tượng sử dụng 77

4. Thực trạng thống kê đất đai theođơn vị hành chính hành chính: 79

5. Thực trạng thống kê đất đai theo hạng đất và thổ nhưỡng: 83

IV. Thực trạng thống kê biến động đất đai tạI huyện đông hưng tỉnh thái bình 84

1.Đất nông nghiệp 84

2. Đất lâm nghiệp: 85

3.Đất chuyên dùng: 85

4. Biến động đất ở 86

5.Biến động đất chưa sử dụng 86

V. Thực trạng tổ chức công tác thống kê và báo cáo thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh TháIBình: 88

VI. Đánh giá chung 89

1. Những mặt làm được: 89

2. Những tồn tại và nguyên nhân: 90

3. Những bài học rút ra: 93

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


6,1%); Giá trị sản xuất ngành thương mại và dịch vụ tăng 9,1% (tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 8,45%).
Cơ cấu kinh tế năm 2000 của Huyện như sau: Ngành nông nghiệp chiếm 63,9%; Ngành CN-XDCB chiếm 19,8%; Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 16,3%.
Giá trị sản xuất bình quân/đầu người năm 2000 đạt 3,9 triệu đồng, tăng hơn 0,3 triệu đồng/người/năm so với năm 1995.
Giá trị sản xuất/1 ha canh tác năm 2000 đạt 28,7 triệu đồng/ha.
2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
a. Giao thông.
Diện tích giao thông của huyện hiện nay là 875,5 4ha, chiếm 27.74% tổng diện tích đất chuyên dùng toàn huyện. Hệ thống giao thông đường bộ huyện khá phát triển, có 35 km đường quốc lộ, 11 km đường tỉnh lộ, các tuyến đường huyện dài 101 km,; Đường giao thông nông thôn dài 514 km, trong đó đã láng nhựa 2 km, bê tông + gạch vỉa được 212 km. Cầu có chiều dài 15 - 30m có 8 cái, cầu có chiều dài 2 - 10m có 37 cái.
Chiều rộng của hai tuyến Quốc lộ 10 và 39 là 9 m, phần lớn mặt đường đã bị xuống cấp.
Các tuyến đường huyện của Đông Hưng được xây dựng sớm so với các huyện trong Tỉnh. Hầu hết được xây dựng vào năm 1992 và 1993. Kết cấu mặt đường dày 12 - 15 cm, không có lớp móng, nền đường trũng, bị ngập nước khi mưa lớn. Bề rộng mặt đường của các tuyến phổ biến là 3m nên các phương tiện không chuyển làn được. Mặt khác, trong những năm qua, các phương tiện giao thông phát triển ồ ạt, phần lớn các phương tiện quá tải vào tuyến hoạt động làm phát sinh ổ gà, rạn nứt mặt nhựa, phá huỷ mặt đường.
Các tuyến đường xã xây dựng vào năm 1990, chủ yếu vào năm 1991 - 1993, nền đường rộng từ 3,5 - 4m, mặt đường rộng từ 1,8 - 2,5m, không có lớp móng. Các phương tiện như công nông qua lại không chuyển làn được gây ra tải trọng trùng phục lún hai vệt bánh xe, làm hỏng đường.
Bến bãi của Đông Hưng gồm 13 bến, phục vụ trung chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá từ các sông lên. Có 17 bến đò, trong đó trên sông Trà Lý có 8 bến, sông Diêm hộ có 5 bến và sông Tiên Hưng có 4 bến. Nhìn chung, các bến đò đang ở trong tình trạng trung bình.
b. Thuỷ lợi:
Hệ thống thuỷ lợi của huyện Đông Hưng nằm trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Thái Bình. Nước trong hệ thống phụ thuộc vào sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hồng và triều biển, lượng mưa và sự vận hành của hệ thống.
Đông Hưng có 179 km sông lớn nhỏ, các tuyến lớn như Tiên Hưng 28,5 km, Sa Lung 18,2 km, Thống Nhất 16,8 km.
Kênh rạch gồm kênh nổi sau cống (Hậu Thượng, Bến Hộ, Cống Lấp, cống 39 và kênh nổi Sa Lung) và kênh tưới sau trạm bơm với 970 km kênh chính và 580 km kênh mặt ruộng.
Trạm bơm điện có 261 trạm, trong đó trạm lớn như Hậu Thượng (20 x 1000 m3/h), Cống Lấp (4 x 4.000 m3/h), Sa Lung (20 x 1.000 m3/h), trong đó Xí nghiệp Thuỷ nông Đông Hưng khai thác quản lý 66 trạm, số còn lại do các xã, hợp tác xã quản lý khai thác.
Cống dưới đê có 8 cống chìm: Hậu Thượng, Đồng Cống, Đồng Bàn, Bến Hộ, Sa Lung, Quan Hoả, Ba Chín, Thuyền Quan và 3 cống nổi: Cống xả trạm bơm Hậu Thượng, Cống Lấp và Sa Lung. Cống nội đồng có 82 cống đập lớn: Hàng Tích, Đập Vạm, K35, K36, Âu, Vĩnh Ninh… và hàng trăm cống đập nhỏ khác.
Sông ngòi của Đông Hưng cũng như trong hệ thống thuỷ nông Bắc Thái Bình đều trong tình trạng nông và không đủ mặt cắt dẫn, tháo nước. Nhiều tuyến sông hàng chục năm chưa được nạo vét, cùng với các hoạt động lấn chiếm dòng chảy như móng nhà, móng cầu, đập đất làm ách tắc dòng chảy dẫn đến chuyển tải nước chậm, đầu nước bị tổn thất, tưới tiêu tự chảy kéo dài thời gian tưới tiêu và tăng điện năng tiêu thụ cho việc bơm tát.
Cống dưới đê qua hàng chục năm khai thác đã khẳng định được các cống lấy nước đủ năng lực cấp nước cho toàn huyện quanh năm (kể cả khi mực nước bình thường cũng như khi nước kiệt).
Các tuyến kênh mặt ruộng ít ảnh hưởng đến hiệu quả tưới, kênh chính đến năm 2000 mới có gần 30 km kênh được kiên cố hoá, còn lại là kênh đất.
c. Xây dựng cơ bản.
- Điện: Hệ thống điện có nhiều trạm biến thế, tiêu thụ với tổng công suất 10.513 KVA. Ngoài ra còn có trạm trung chuyển Long Bối 20.000 KVA.
Toàn huyện có 19 km đường dây 110 KV, 36 km đường dây 35KV và 130 km đường dây 10 KV, bình quân 625m/1km2 và 505 KVA/km2. 100% điểm dân cư có điện và 95% số hộ trên địa bàn huyện dùng điện.
d. Giáo dục.
Hệ thống trường lớp của huyện gồm có:
- 2 trung tâm giáo dục: Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Kỹ thuật Hướng nghiệp dạy ngề.
- 5 trường cấp III đặt tại các xã: Thăng Long, Đông á, Mê Linh và thị trấn, trong đó có 1 trường bán công.
- Trường trung học cơ sở: 45/46 xã có trường THCS.
- Trường tiểu học: 46/46 xã có trường tiểu học.
- Trường mầm non: 45/46 xã có trường mầm non.
Cơ sở vật chất cho ngành giáo dục như sau:
- Trung tâm: Có 1 trung tâm/2 trung tâm có nhà cao tầng.
- Khối PTTH có 4 trường có nhà cao tầng/5 trường.
- Trung học cơ sở: Có 10 trường có nhà cao tầng /45 trường.
- Tiểu học: Có 30 trường có nhà cao tầng.
Tổng số phòng học có 1.436 phòng, trong đó mầm non: 507 phòng, tiểu học: 471 phòng, THCS: 334 phòng, PTTH: 116 phòng, trung tâm giáo dục thường xuyên: 8 phòng.
Tổng số giáo viên của huyện là 1953, số học sinh năm học 2000 - 2001 là 50.018 học sinh.
Về cơ bản, cơ sở vật chất cho ngành giáo dục vẫn cùng kiệt nàn, lạc hậu. Một số trường xây dựng lâu nên đang xuống cấp.
e. Y tế.
Mạng lưới cơ sở vật chất của ngành y tế huyện Đông Hưng gồm 1 bệnh viện đa khoa Đông Hưng có 130 giường bệnh, đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện có 62 bác sĩ, 27 y sĩ, 36 y tá và 72 nhân viên hộ lý. Bệnh viện có 6 nhà kiên cố, trong đó có 4 nhà 2 tầng (2 nhà đã xuống cấp), có 2 nhà mái bằng 1 tầng. Trang thiết bị y tế gồm: 2 máy X quang, 1 máy siêu âm, 1 máy điện tim và 1 máy xét nghiệm nước tiểu 10 chức năng.
Mạng lưới trạm y tế cấp xã: 45/46 xã, thị trấn của huyện đã có trạm y tế. Số giường bệnh là 120, trong đó mới có 32 trạm có đủ 4 phòng kỹ thuật, có 21 bác sĩ, 10 y tá và 136 y sĩ. Có 36 trạm là nhà mái bằng, 4 trạm là nhà cấp 4.
Các hoạt động y tế hàng năm đều được triển khai tích cực, đồng bộ. Các chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, công tác khám, chữa, điều trị bệnh và hành nghề y dược được quản lý chặt chẽ và quán triệt thường xuyên, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khoẻ người bệnh. Công tác an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường được quan tâm thoả đáng.
g. Thể dục thể thao.
5 năm gần đây công tác thể dục thể thao có nhiều đổi mới. Phong trào TDTT từng bước được mở rộng dưới nhiều hình thức, nhiều môn thể dục thể thao dân tộc đã được khôi phục và phát triển như tổ chức các giải: cầu lông, bóng đá nhi đồng, thiếu niên, giải cờ tướng câu lạc bộ đầu xuân, giải chạy việt dã huyện, giải bóng bàn huyện, giải bơi thiếu niên nhi đồng, giải bóng chuyền toàn huyện, giải võ vật toàn tỉnh...
Để thúc đẩy phong trào TDTT phát triển trong thời gian tới cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho ngành mà điều kiện tiền đề là dành một phần quỹ đất cho các sân bóng đá, sân thể thao cho các xã trong huyện.
h. Văn hoá.
Các hoạt

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Thực trạng kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hoài Nam Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng chiến lược Marketing tại công ty Abacus Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của việc thực hiện Nghị Định 61/ CP trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Báo cáo Thực trạng công tác kế toán tại công ty xà phòng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Cô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top