Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

3. Nhóm các giải pháp liên quan đến hệ thống chính sách của Nhà nước
Cùng với việc hội nhập AFTA , thực hiện CEPT cũng như trong tiến trình gia nhập APEC và WTO thị trường sức lao động Việt Nam sẽ chịu những tác động lớn. Do đó việc tiếp tục thoá gỡ các rào cản, tự do hoá thị trường sức lao động cũng như nâng cao định hướng xã hội của thị trườngtrong thời kỳ 2001-2010 là vấn đề cấp bách.
Đối với hệ thống các điều luật cần tiếp tục cụ thể hoá và công bằng hơn lợi ích của các bên tham gia lao động. Hệ thống trả công lao động theo xu hướng thị trường cũng là vấn đề cần xem xét. Chế độ lương hiện hành có nhiều điều bất hợp lý, không khuyến khích được lao động có tay nghề tham gia tích cực vào quá trình sản xuất. Cải cách chế độ tiền lương cần chú ý đến tính đúng, tính đủ mức độ đóng góp, công tr ạng của người lao động.Việc trả lương được tiến hành theo nguyên tắc: công việc và điều kiện lao động giống nhau, tiền lương như nhau. Trong cơ chế ngày nay đánh thuế thu nhập cũng là một việc làm cần thiết. Nó sẽ điều hoà và phân phối mức thu nhập một cách hợp lý hơn. nhưng đánh thuế thu nhập phải được tiến hành dựa trên một pháp chế chặt chẽ tránh tình trạng thuế thu nhập gây khó khăn cho người lao động có thu nhập thấp. Thuế này sẽ được tái đầu tư vào các hệ thống an sinh xã hội, bảo trợ xã hội cho toàn dân.
Bên cạnh cải cách về giá, tiền lương cũng phải đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội. Cho đến nay hệ thống bảo hiểm xã hội nước ta vẫn thực hiện hai chức năng là chức năngbảo hiểm và phân phối thu nhập. Nhưng bây giờ cần tách biệt hai chức năng này làm cho việc thực hiện mỗi chức năng rõ ràng hơn. Bảo hiểm xã hội nên tập trung thực hiện chức năng bảo hiểm của mình. Chế độ thu, chi bảo hiểm nên được cải tiến tạo điều kiện để người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia bảo hiểm sao cho cả khu vực kinh tế tư nhân cũng được tham gia bảo hiểm và được hưởng chế độ hưu trí như lao động trong kinh tế quốc doanh.
Chính sách trợ cấp cho người thất nghiệp cũng cần sớm được ban hành.Nhưng nó phải có sự quản lý, giám sát của Nhà nước tránh những hiện tượng khai man, cửa quyền , xâm phạm bất chính đến nguồn ngân sách quốc gia.
Ngoài ra còn phải nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường sức lao động. Trước hết để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp này phải thực sự coi lao động là hàng hoá và phải thừa nhận mọi đặc tính vốn có của nó. Tham gia thị trường là người lao động và người sử dụng lao động, họ là những chủ thể của các quá trình trao đổi và những trao đổi đấy cũng phải tuân theo những điều kiện pháp lý cụ thể. Nội dung cơ bản là bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việcvà nơi cư trú cho người lao động thông qua việc tháo gỡ các rào cản về hộ khẩu và những quy định hành chính về nơi cư trú.
Ngay cả sự hoạt động trong các cơ quan quản lý lao động của Nhà nước cũng phải có sự sắp xếp biên chế lại để hoạt động của các cơ quan này có hiệu quả hơn.
Nếu chúng thực hiện được những giải pháp đã nêu trên thì chắc chắn trong thời gian tới thị trường sức lao động Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi tích cực hơn. Vẫn biết có thể do những nguyên nhân chủ quan và khách quan của người viết mà những giải pháp đưa ra còn thiếu tính thực tế nhưng hy vọng chúng cũng góp phần gợi mở nhiều hướng đi tốt hơn. Việc phát triển thị trường sức lao động Việt Nam là sự nghiệp chungcủa toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.



Kết luận
Đối với Việt Nam hiện nay vấn đề lao động việc làm đang rất khó khăn cần thiết phải được giải quyết bằng các chính sách có tầm vĩ mô của Nhà nước. Thực tế cho thấy thị trường sức lao động nước ta là một thị trường tiềm năng, có nhiều thế mạnh nhưng vì việc thực hiện các giải pháp còn nhiều hạn chế nên thị trường chưa có sự bình ổn và phát triển đúng hướng.
Thời gian gần đây mọi cấp, mọi ngành đã có sự cố gắng đáng kể trong việc điều tiết thị trường. Như hạn chế các chợ lao động ngoài quy hoạch, tổ chức nhiều hơn các hội chợ việc làm, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động…Nhưng do nhiều nguyên nhân nên tình hình sức lao động Việt Nam vẫn chưa có những đột phá mang tính chiến lược. Việc điều hành loại thị trường này không phải chỉ là nhiệm vụ của một cấp, một ngành mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, của mọi người, mọi nhà và mọi tầng lớp nhân dân. Những kết quả mà các chính sách mang lại cũng không thể thu được ngay sau khi chính sách được thực hiện, đó phải là một quá trình chuyển đổi lâu dài và khó khăn. Cùng với sự phát triển của hệ thống giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân chắc chắn trong thời gian tới thị trường sức lao động Việt Nam sẽ có những biến chuyển tích cực hơn.
cần nhấn mạnh lại rằng: một đất nước chỉ thực sự phát triển khi thị trường sức lao động đạt được trạng thái cân bằng, ổn định và phát triển có định hướng. Đối với Việt Nam là một nước Xã hội chủ nghĩa khi phát triển thị trường sức lao động cũng cần chú ý đến những vấn đề về chính trị, tư tưởng. Thị trường sức lao động chỉ phát triển khi sức lao động được coi là hàng hóa và xã hội phải chấp nhận những khái niệm về người làm thuê và ông chủ…
Đó không phải là những khái niệm chỉ tồn tại trong lòng xã hội Tư bản chủ nghĩa. Vì vậy phải xác định đường lối và mục tiêu đúng đắn, xây dựng một thị trường sức lao động vững mạnh trong sự phát triển chung của nền kinh tế, văn hóa Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam./.

mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1:Cơ sở lý luận chung 2
I. Hàng hoá sức lao động 2
1. Khái niệm sức lao động 2
2. Hai thuộc tính của sức lao động: 3
3. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá 6
II/ Thị trường sức lao động 7
1. Định nghĩa về thị trường sức lao động 7
2. Bản chất và các đặc đIểm của thị trường lao động 8
Chương II. Thực trạng thị trường sức lao động Việt Nam những năm gần đây 18
I. Thị trường sức lao động Việt Nam và những đặc thù cơ bản 18
1. Sự hình thành và phát triển của thị trường sức lao động ở Việt Nam 18
2. Các đặc thù của thị trường sức lao động ở Việt Nam 20
Thị trường sức lao động hiện nay đang bị chia cắt 22
II. Các yếu tố ảnh hưởng dến thị trường sức lao động Việt Nam 26
1. Quyền sử dụng đất đai trong nông nghiệp 26
2. Các yếu tố dân số học và kinh tế , văn hoá- xã hội 28
III. Thực trạng về thị trường sức lao động Việt Nam những năm gần đây 30
1. Những kết quả đạt được 30
2)Một số vấn đề còn hạn chế. 34
3. Thị trường sức lao động xuất khẩu 39
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam 42
I. Những nguyên tắc đảm bảo trong quá trình phát triển thị trường sức lao động Việt Nam 42
1. Phát triển thị trường sức lao động phải theo hướng bảo đảm yếu tố hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội 42
2. Phát triển thị trường sức lao động phải được thực hiện một cách nhất quán các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. 43
3. Nhà nước phải quản lý thị trường sức lao động dựa trên một hệ thống pháp luật đồng bộ. 43
4. Các giải pháp có tính thực tế và chiến lược. 44
II. Mục tiêu của giải pháp nhằm xây dựng một thị trường sức lao động phát triển đúng hướng ở Việt Nam. 44
1. Khái niệm. 44
2. Đặc điểm của thị trường sức lao động phát triển đúng hướng. 45
III. Các giải pháp cụ thể. 48
1. Nhóm các giải pháp điều tiết cung – cầu lao động. 48
2/ Nhóm các giải pháp thúc đẩy trên thị trường sức lao động 71
3. Nhóm các giải pháp liên quan đến hệ thống chính sách của Nhà nước 74
Kết luận 76

Lời mở đầu

Việt Nam đang trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hoá nền sản xuất và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Trong bối cảnh đó nhiều thị trường đã hình thành, ngày càng có những biến chuyển tích cực như: thị trường hàng tiêu dùng, hàng xuất nhập khẩu, hàng nông lâm thủy sản. Nhưng một trong những thị trường có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đó chính là thị trường sức lao động- thị trường sức lao động ở nước ta hình thành và phát triểGn khá chậm chạp. Tuy vậy trong những năm gần đây nhờ sự nỗ lực điều chỉnh của hệ thống chính sách cũng như nhờ những tác động của cơ chế mở, thị trường này đã thu được một số kết quả khả quan. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt trái gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nói chung của nền kinh tế đất nước.
Khi phân tích những tác động của thị trường sức lao động đối với nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, em thấy rằng thị trường sức lao động là nhân tố quan trọng nhất giúp điều hòa và thiết lập trạng thái cân bằng của hệ thống thị trường. Một đất nước chỉ thật sự phát triển khi thị trường sức lao động ổn định, mang lại những lợi ích căn bản cho người dân, tạo điều kiện để mọi thành viên trong xã hội phát huy được khả năng, thế mạnh của mình. Đối với Việt Nam điều này càng có ý nghĩa hơn.
Chính vì những lý do đó em đã chọn đề tài: "Thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu. Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Thực trạng thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay
Chương 3 : Một số giải pháp để phát triển thị trường sức lao động Việt Nam
Hy vọng đề tài này sẽ đem đến những thông tin đầy đủ và có hệ thống hơn về sự phát triển của thị trường những năm gần đây. Một số giải pháp đưa ra có thể chưa đáp ứng được tính thực tế, ứng dụng cao. Nhưng mong rằng chúng có tác dụng gợi mở trong việc hoạch định các chính sách cũng như cụ thể hóa giải pháp để đưa vào thực hiện có hiệu quả.
Qua đây em cũng xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Cấn Anh Tuấn đã giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Chương 1:Cơ sở lý luận chung
I. Hàng hoá sức lao động
1. Khái niệm sức lao động
Để hiểu về sức lao động trước hết chúng ta phải hiểu về khái niệm thế nào là lao động? Theo lý luận của Mac: Lao động trước hết là hoạt động diễn ra giữa con người và tự nhiên trong đó bản thân con người đóng vai trò một lực tự nhiên đối với tự nhiên. Sự vận động của con người tác động vào tự nhiên bên ngoài thay đổi tự nhiên đồng thời cũng thay đổi bản tính của chính mình và phát triển năng khiếu tiềm tàng của bản thân. Con người được lao động sẽ đem lại những kết quả hữu hiệu trong quá trình bồi dưỡng và phát triển nhân cách của mỗi người. Vì lao động là nguồn gốc của mọi của cải trong xã hội nên nó cũng là sự cần thiết thuộc cơ thể cuả đời sống xã hội và chính do đó mà sự cần thiết ấy độc lập với mọi hình thái xã hội của đời sống loài người. Xã hội ngày càng hiện đại, lao động được lấy làm nhiệm vụ trung tâm, quan hệ lao động chi phối một loạt các quan hệ xã hội khác. Con người đã không ngừng hoàn thiện cả về kĩ năng nghề nghiệp và nhân cách của mình. Thông qua lao động chúng ta luôn rút ra được những kinh nghiệm, những bài học qua đó nâng cao hơn khả năng sáng tạo, hoạt động thực tiễn của cá nhân và cả cộng đồng. Của cải vật chất không tự nhiên sinh ra, nó là sản phẩm của lao động, con người cũng không nằm ngoài quy luật nhân quả ấy. Nếu xét theo một khía cạnh nào đó con người cũng chính là một sản phẩm đặc biệt nhất và có giá trị nhất trong số toàn bộ sản phẩm mà lao động đã tạo ra. Để có được một quá trình lao động cần hội tụ đủ các yếu tố như hoạt động cá nhân của con người, đối tượng lao động và công cụ lao động. Trong đó yếu tố được xét đến đầu tiên, giữ vị trí trọng tâm chi phối những yếu tố khác là hoạt động của con người. Bên cạnh đó đối tượng lao động và công cụ lao động cũng đa phần là sản phẩm đã trải qua một quá trình lao động nhất định. Quá trình này chỉ chấm dứt trong sản phẩm nghĩa là trong giá trị sử dụng khi mà sản phẩm thực hiện được giá trị sử dụng của mình.
Lao động tạo ra sản phẩm tuy nhiên xét theo chiều ngược lại thì sản phẩm lại chính là những điều kiện của quá trình lao động. Không thể có lao động để tạo ra sản phẩm mới nếu thiếu đi những tư liệu cần thiết được tạo ra bởi những lao động quá khứ trước đó.
Nhưng bản thân lao động không có giá trị. Nói một cáh đơn giản nhất lao động chỉ là hoạt động bản năng nhất của loài người. Lao động không mang lại giá trị cũng như giá trị sử dụng.
Vậy tại sao sản phẩm của lao động lại mang giá trị?
Đến đây ta phải nghiên cứu một phạm trù mới đặc biệt quan trọng đó là sức lao động.
Theo một cách định nghĩa khác lao động là quá trình sử dụng sức lao động theo đúng mục đích của người sử dụng lao động. Như vậy sức lao động phải mạng giá trị nào đó và lao động đã chuyển giá trị ấy vào sản phẩm để sảnphẩm có thể lưu thông, trao đổi trên thị trường theo những giá trị khác nhau. Các Mac viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mới khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”. Sức lao động bắt đầu được phát hiện khi các nhà tư bản nhận ra mâu thuẫn tồn tại trong công thức chung của tư bản và sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, là điều kiện quyết định để biến tiền thành tư bản. Từ những phân tích trên cần phân biệt rõ lao động và sức lao động. Nói đến lao động là chỉ nói đến hoạt động vật chất của con người, lao động không mang bất kỳ một giá trị nào, còn sức lao động lại khác. Sức lao động tồn tại rất khác nhau trong mỗi cơ thể sống theo những khả năng và mức
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh ở khách sạn Hoà Bình trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường M Luận văn Kinh tế 0
H Khảo sát về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của công ty dược phẩm TWI trong nên kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
Q Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty Hanoisimex trên thị trường EU Luận văn Kinh tế 0
D Lý luận về sức lao động hàng hóa của C.Mác với thị trường sức lao động hàng hóa ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
L [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ Luận văn Kinh tế 0
B Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Công ty may xuất khẩu trong thị trường q Tài liệu chưa phân loại 0
T Phát triển thị trường hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
Q Phát triển thị trường hàng hoá sức lao động trong thời kỳ định hướng XHCN Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top