Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam





 

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Phần 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU 3

I. Khái niệm, các hình thức và vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

1.Khái niệm: 3

2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty. 3

3. Các dạng rau quả xuất khẩu chủ yếu 5

4. Đặc điểm của mặt hàng rau quả. 7

5. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Rau quả: 8

5.1. Đối với nền kinh tế quốc dân. 8

5.1.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu nhập khẩu phục vụ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. 8

5.1.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất. 9

5.1.3. Xuất khẩu Rau quả góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và thu hút vốn đầu tư 10.

5.1.4. Xuất khẩu Rau quả là cơ sở thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. 11

5.1.5. Những đóng góp khác của việc đẩy mạnh xuất khẩu Rau quả 11.

5.2. Đối với doanh nghiệp. 12

II.Nội dung của hoạt động xuất khẩu rau quả. 13

1. Nghiên cứu thị trường rau quả. 13

2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu . 13

3. Lựa chọn đối tác kinh doanh. 15

4. Đàm phán ký kết hợp đồng. 15

5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 16

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả. 17

1. Các nhân tố vĩ mô: 17

1.1 Môi trường kinh tế. 17

1.2. Môi trường chính trị pháp luật. 17

1.3. Môi trường văn hoá xã hội . 18

1.4. Điều kiện tự nhiên. 18

1.5. Ảnh hưởng của khoa học công nghệ: 19

2. Các nhân tố ảnh hưởng khác 19

IV. Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của nước ngoài. 20

Phần II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 23

I.Tổng quan về tổng công ty rau quả Việt Nam. 23

 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tổng công ty rau quả Việt Nam 23

2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty rau quả Việt nam. 24

3. Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty rau quả việt nam 26

II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 28

1. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam. 28

2. Khả năng cung cấp rau quả phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 30

3. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 34

3.1. Kim ngạch xuất khẩu 34

3.2. Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty theo mặt hàng. 36

3.3. Các thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu. 41

4. Các hoạt động mà Tổng công ty đã thực hiện để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. 45

4.1. Nghiên cứu giống rau quả và các kỹ thuật trồng trọt chế biến. 45

4.2. Tổ chức thu mua nguyên liệu hay tiếp nhận sản phẩm rau quả cho chế biến và xuất khẩu. 46

4.3. Lập kế hoạch sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu. 47

4.4. Công tác nghiên cứu thị trường. 47

4.5. Về sản phẩm 48

4.6. Về giá cả. 50

4.7. Hệ thống phân phối xuất khẩu rau quả của Tổng công ty. 51

4.8. Công tác xúc tiến thương mại. 51

4.9. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu. 52

III. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả trong thời gian qua. 53

1. Những ưu điểm. 53

2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân. 55

2.1. Những khó khăn tồn tại. 55

2.2. Nguyên nhân gây ra những khó khăn tồn tại. 55

Phần III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM. 59

I. Chủ trương và phương hướng của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến 2005 và 2010. 59

1. Một số quan điểm về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. 59

2. Mục tiêu hoạt động xuất khẩu. 59

3. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu Rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến 2005 và 2010. 60

3.1. Rau quả tươi. 60

3.2. Rau Quả chế biến. 60

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam và kiến nghị 64

1. Giải pháp đối với Tổng công ty 64

1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. 64

1.2. Giải pháp về hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu. 66

1.3.Giải pháp về vốn. 68

1.4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing. 69

1.5. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ. 71

1.6. Một số giải pháp khác như: 72

2. Kiến nghị đối với Nhà nước: 72

2.1 Về chính sách thuế: 72

2.2 Về chính sách tín dụng: 73

2.3 Tạo vùng chuyên canh Rau quả. 73

2.4. Hỗ trợ về thông tin thị trường, công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng. 74

2.5. Tổ chức nghiên cứu biện pháp hỗ trợ vận tải phục vụ xuất khẩu Rau quả. 74

2.6. Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ khác. 75

Kết luận 77

Tài liệu tham khảo 78

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc đứng vững giữ vững trên những thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới nhất là việc nghiên cứu thị trường để khỏi bị lúng túng mỗi khi thị trường thế giới có những thay đổi.
3.2. Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty theo mặt hàng.
3.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chung của Tổng công ty.
Tổng công ty có các mặt hàng xuất khẩu rất đa dạng và phong phú không chỉ riêng mặt hàng rau quả mà còn cả gia vị ,nông sản thực chẩm chế biến (TPCB) và một số hàng hoá khác. Tuy nhiên giá tri xuất khẩu những mặt hàng này thường xuyên thay đổi và không ổn định.
Bảng 7: Giá trị xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng chính của Tổng công ty.
Đơn vị: triệu USD-%
Stt
Mặt hàng
1997
1998
1999
2000
2001
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
1
Tổng KNXK
22,92
100
21,06
100
20,09
100
22,43
100
25,18
100
2
Rau quả
11,22
48,95
8,65
41,08
8,31
41,36
6,34
28,27
6,89
27,36
3
Gia vị
4,62
20,16
4,87
23,12
5,04
25,09
5,58
24,88
7,31
29,03
4
Nông sản TPCB
6,54
28,53
6,88
32,67
6,26
31,16
9,54
42,13
9,86
39,16
5
Hàng hoá khác
0,54
2,36
0,66
3,13
0,48
2,39
1,06
4,72
1,12
4,45
Nguồn: Báo các kết quả cuối năm-Tổng công ty.
Qua bảng trên ta thấy Tổng công ty mặc dù là một đơn vị chủ yếu kinh doanh xuất khẩu rau quả song các hàng hoá nông sản TPCB luôn chiếm tỷ trọng cac trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Tổng công ty (từ 28,535 năm 1997 tăng lên 42,13% năm 2000 và 39,16 % năm 2001) giá trị tăng từ 6,54 triệu USD năm 1997 lên 9,86 triệu USD năm 2001 trong đó xuất khẩu nhiều nhất là mặt hàng gạo, hơn 2 triệu USD và hải sản hơn 1 triệu USD. Với mặt hàng này Tổng công ty cũng tìm thêm được một số thị trường mới là Mỹ và Newzealand,…
Giống như nhóm hàng TPCB, mặt hàng gia vị các loại có giá trị xuất khẩu khá caovề đều đặn qua các năm, năm 1997 giá trị các mặt hàng này đạt 4,62 triệu USD (chiếm 20,16% tổng giá trị xuất khẩu) lên 7,31 triệu USD năm 2001 (chiếm 29,53%).Đây là mặt hàng có giá trị cao có nhu cầu lớn , đây cũng là một mặt háng xuất khẩu chính của Việt Nam. Vì vậy trong khi những hàng hoá rau quả chính của Tổng công ty chưa phát triển mạnh thì đay vẫn là mặt hàng quan trọng giúp thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường. Khi tạo được uy tín trên những thị trường này Tổng công ty có thể triển khai mặt hàng rau quả vào những thị trường đó.
Về mặt hàng rau quả, đây là mặt hàng kinh doanh xuất khẩu chính của Tổng công ty nhưng tỷ trọng lại giảm liên tục qua các năm từ 48,95% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1997 xuống còn 27,36% năm 2001, về giá trị cũng giảm từ 11,22 triệu USD năm 1997 xuống còn 6,34 triệu USD năm 2000 và nưm 2001 tăng lên 6,89 triệu USD. đây là do những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, tình hình kinh tế chính trị của một số nước nhập khẩu chính và sức mua của một số thị trường giảm cùng với sự ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt. Cùng với máy móc chế biến rau quả cũ kĩ, lạc hậu làm cho sản phẩm của Tổng công ty kém sức cạnh trạnh so với một số nước xuất khẩu rau quả trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay Tổng công ty đang đầu tư thay đổi máy móc chế biến rau quả hiện đại nên hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong giai đoạn này (1997 -2001) chủ yếu là những thứ thị trường hiện có và tìm thêm thị trường mơi phục vụ cho hoạt động xuất khẩu rau quả trong tương lai.
Ngoài ra, Tổng công ty còn kinh doanh một số hàng hoá khác như: hàng thủ công mỹ nghệ, dệt, đay, mủ cao su,… Tuy chưa chiếm tỷ rọng cao nhưng có mức tăng trưởng khá trong những năm vừa qua nhất là năm 1999-2000 từ 0,48 triệu USD lên 1,06 triệu USD.
Như vậy ta thấy, Tổng công ty rau quả ngoài kinh doanh các mặt hàng rau quả chính còn kinh doanh các mặt hàng khác thể hiện sự đa dạng hoá sản phẩm hình thành một đơn vị kinh doanh đa dạng hoá ngành nghề từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Nhưng tổng công ty luôn nhấn mạnh rằng mặt hàng rau quả vẫn là chính phát triển các mặt hàng khác nhằm tăng thu nhập cho Tổng công ty ở hiện tại và phục vụ cho phát triển mặt hàng rau quả trong tương lai.
3.2.2. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu.
Như đã nói ở phần trước mặt hàng rau quả của Tổng công ty luôn giảm qua các năm cả về số lượng và giá trị và tỷ lệ phần trăm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Năm 1997 chiếm 48,96% giảm xuống còn 27,36% vào năm 2001 trong đó các mặt hàng rau quả cũng biến động phức tạp, có mặt hàng tăng lên nhưng cũng có mặt hàng giảm đi, có khi tăng giảm thất thường qua các năm. Cụ thể:
Đối với mặt hàng rau quả tươi: đây là mặt hàng có kim ngạch vào loại thấp trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty. Tuy nhiên trong những năm gần đây mặt hàng này có xu hướng tăng lên cả về giá trị, kim ngạch xuất khẩu. (năm 1997 đạt 0,78 triệu USD tăng lên 1,089 triệu USD năm 2001) và tỷ lệ trong cơ cấu mặt hàng rau quả. Anh, Đài Loan, Canada, Singapo, Hồng Kông,… là những nước thương xuyên nhập rau quả tươi của Tổng công ty với giá trị lớn. Hiện nay thế giới đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm tự nhiên, vì vậy rau quả tươi là mặt hàng trong tương lai có khả năng phát triển mạnh lên Tổng công ty cần có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Hiện nay, hàng năm Tổng công ty xuất khẩu trên dưới 1000 tấn với chủng loại phong phú: Thanh Long, Nhãn, vải, cam quýt…nhưng chỉ có mặt hàng Thanh long là đáng kể còn các mặt hàng khác khối lượng xuất khẩu rất thấp từ vài tấn tới vài chục tấn. Thanh long là mặt hàng xuất khẩu tươi với khối lượng lớn duy nhất của Tổng công ty, tuy nhiên nó có xu hướng tăng giảm thất thường cả sản lượng và giá cả. Năm 1997 xuất khẩu được 685 tấn năm 1998 còn 380 tấn nhưng năm 1999, 2000 lại tăng lên 710 tấn và 795 tấn và năm 2001 lại giảm còn 377 tấn. Về giá cả là giảm năm 1997 là 879,3 USD/tấn đến năm 2000 còn 423,4 USD /tấn nhưng năm 2001 lại tăng lên 671,3 USD/tấn. Giá giảm là do chất lượng sản phẩm chưa cao do chúng ta chưa có phương pháp bảo quản hữu hiệu. Về khối lượng giảm là do một số nước nhập khẩu chính như Hồng Kông, Singapo và Đài loan nhập khẩu để tái xuất nên lượng nhập khẩu là không ổn định vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm liên tục qua các năm từ 602,3 nghìn USD vào năm 1997 giảm xuống còn 253,1 nghìn USD vào năm 2001.
Đối với mặt hàng đông lạnh : đây là mặt hàng Tổng công ty mới đưa vào thị trường còn mang tính chất thăm dò với nhiều loại sản phẩm nhưng mỗi loại chỉ vài tấn đến vài chục tấn, tuy nhiên giá trị xuất khẩu ngày càng tăng từ 0,15% năm 1997 lên 5,51% vào năm 2001 trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu và tính chung thì mới chỉ chiếm khoảng 1,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu (2001). Nếu giải quyết được vấn đề bảo quản và phương tiện vận tải cho mặt hàng này thì trong tương lai mặt hàng này rất có triển vọng.
Đối với rau quả sấy muối: chủ yếu đựơc xuất sang thị trường Liên bang Nga, Đông Âu, Nhật Bản và Đài Loan. Trong 5 năm qua nền kinh tế thế giới có nhiều biến động làm sức mua của thị trường tiêu thụ mặt hàng này cũng giảm, đặc biệt là năm 1999 kim ngạch xuất khẩ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top