jomyolovejulyes

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua cùng với việc thực hiện nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế bền vững theo xu hướng hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế triển vọng, có tốc độ tằng trưởng hàng đầu thế giới.
Góp mình vào sự phát triển mạnh mẽ đó của nền kinh tế không thể không kể đến vai trò tích cực của các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có một bộ phận không nhỏ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là một lực lượng lớn của nền kinh tế, có nhiều tiềm năng phát triển. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy đây là khu vực phát triển năng động nhất, tạo ra nhiều việc làm nhất và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Ở nước ta mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập mới, trong đó đại bộ phận là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu thống kê năm 2007 tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện có ở nước ta là 210.000 doanh nghiệp chiếm khoảng 97% tổng doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp và chiếm 26% lực lượng lao động trong cả nước. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp là rất lớn, nhưng khả năng huy động của doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp có qui mô vốn mô nhỏ, còn nhiều yếu kém trong quản lí và hoạt động, chưa xây dựng được uy tín trên thị trường…
Cùng với sự chuyển mình nhanh chóng của nền kinh tế, trong bối cảnh Việt Nam đã là một thành viên của tổ chức WTO, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức rất lớn. Để có được nguồn vốn đáp ứng việc đẩy mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu…trong nền kinh tế có sự cạnh tranh găy gắt là nhu cầu tất yếu của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lý luận thực tiễn cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xuất phát từ những lý do đó cùng với việc nghiên cứu thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trực trạng tín dụng ngân hàng, em chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Quân Đội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, hy vọng sẽ góp phần giải quyết các yêu cầu của vấn đề đặt ra.
Kết cấu của chuyên đề, ngoài phần lời mở đầu và kết luận được chia ra làm ba phần:

Chương 1 : Tổng quan hoạt động tín dụng của NHTM đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động tín dụng của NHTM cổ phần Quân đội.
Chương 3 : Thực trạng hoạt động tín dụng của NHTM cổ phần Quân đội.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ.
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc đưa ra khái niệm thế nào một doanh nghiệp gọi là vừa và nhỏ? phụ thuộc vào sự phát triển về quy mô nền kinh tế của một quốc gia. Các quốc gia khác nhau, tiêu thức để xếp loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng khác nhau. Một doanh nghiệp đặt trong môi trường kinh tế của nước mình được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng ở nước khác nó lại được coi là doanh nghiệp lớn hay cực nhỏ
Đối với Việt Nam, theo quy định của Thủ Tướng Chính Phủ tại công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/06/1998 xác định tiêu thức doanh nghiệp vừa và nhỏ tạm thời quy định là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Khái niệm đưa ra căn cứ theo hai tiêu thức: tổng số vốn sản xuất kinh doanh và số lượng lao động của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước, số lượng doanh nghiệp ngày một tăng, không ít số doanh nghiệp có số vốn vượt quá 5 tỷ đồng nhưng chưa đủ mạnh để được coi là một doanh nghiệp lớn. Bởi vậy, sau một thời gian khảo sát và kiểm tra các doanh nghiệp, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, có tính đến xu hướng phát triển của thời gian tới, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của các nước, ngày 23/11/2001, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 90/NĐ-CP quy định lại tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không vượt quá 10 tỷ đồng hay số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.”
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, bên cạnh những doanh nghiệp có quy mô lớn đang chi phối nền kinh tế; các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp cả nước. Ở Việt Nam hiện nay, số doanh nghiệp vừa và nhỏ ước tính chiếm 97%.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm trên 50%) do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, không cần số vốn đầu tư lớn, không cần lao động có trình độ cao, ra nhập và rút lui dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thực hiện gia công, lắp ráp… phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp thương mại chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, có kết cấu hạ tầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn. Do tập trung quá nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bàn nên tính cạnh tranh thường rất gay gắt.
* Phát triển nhanh chóng - Lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp vừa và nhỏ là do nhiều nguyên nhân:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính nhạy cảm cao đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, linh hoạt và ứng phó nhanh với biến động của thị trường.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm xảy ra trong kinh doanh nên có thể mạnh dạn đầu tư vào những ngành mới lúc đầu có ít lợi nhuận, và những ngành sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá biệt.
- Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đơn giản, không quá cồng kềnh nhưng hiệu quả. So với các doanh nghiệp lớn thì mối liên kết giữa chủ doanh nghiệp với các nhân viên và giữa các nhân viên với nhau chặt chẽ hơn. Nhiều doanh nghiệp không có sự phân chia phòng ban, bộ phận rõ ràng, thậm chí một người có thể đảm nhiệm nhiều vị trí, nhiệm vụ.
- Doanh ngiệp vừa và nhỏ dễ dàng đổi mới thiết bị, công nghệ, do lượng vốn phải bổ sung không quá lớn; và có khả năng giảm thiệt hại khi có sự cạnh tranh phải chuyển sang kinh doanh ngành khác.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ứng dụng nhanh kỹ thuật tiên tiến, có thể kết hợp tự động hóa với lao động thủ công, có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao trong điều kiện cơ sở hạ tầng hạn chế.
* Những mặt hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Quy mô hoạt động nhỏ bé - Khó khăn về vốn.
Do quy mô nhỏ dẫn tới nguồn vốn cũng hạn hẹp, kéo theo những khó khăn về mặt sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và năng lực quản lý hạn chế, thiếu thông tin gây nhiều yếu kém trong sản xuất, trong đó thiếu vốn là đặc điểm nổi bật.
Hiện nay, không ít doanh ngiệp vừa và nhỏ lâm vào tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau – sản xuất kinh doanh dựa trên một phần là vốn của người khác. Nguy cơ thiếu khả năng thanh toán, vỡ nợ có thể xảy đến.
Để huy động vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn. Kênh huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là vay vốn của NHTM.
- Sức cạnh tranh thấp - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức độ rủi ro cao.
Tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm cho việc sản xuất kinh doanh bị động lúng túng. Khi cần mua tư liệu sản xuất thì không có tiền để mua – đến khi có điều kiện để bán được hàng thì lại không có hàng để bán.
Những doanh nghiệp phá sản thường là những doanh nghiệp vốn ít, kỹ thuật lạc hậu, chất lượng lao động và trình độ quản lý yếu kém, thiếu hiểu biết về thị trường.
Trong kinh doanh, vốn là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh, nhưng các doanh ngiệp vừa và nhỏ lại rất bất lợi về vốn khi tham gia thị trường. Thiếu vốn nên không thể đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thiếu vốn nên không thể mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thêm các kênh phân phối hàng hóa. Thiếu vốn nên không thể xây dựng được thương hiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, điều này sẽ gây bất lợi rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO).
- Hạn chế trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh - Khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập chủ yếu là từ nguồn vốn của cá nhân. Người làm chủ doanh nghiệp thường có thế mạnh về vốn hơn là về năng lực quản lý. Người quản lý có trình độ kém không thế giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Trong một doanh nghiệp vưa và nhỏ số lao động có trình độ là rất hạn chế. Doanh nghiệp không thu hút được nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi và những công nhân có tay nghề cao. Từ đó dẫn tới năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn kém, ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả vốn vay và bảo tồn vốn thấp, cho nên khả năng tiếp cận với vốn ngân hàng bị hạn chế.
Thiếu vốn, thiếu lao động có trình độ dẫn đến khó khăn trong việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào sản xuất ra hàng hóa có chất lượng cao, giá thành thấp thì doanh nghiệp đó sẽ giành được thắng lợi trong cạnh tranh. Để thực hiện được điều đó thì phải đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao số lượng chất lượng và giảm chi phí sản xuất.
Thiếu máy móc hiện đại, năng suất lao động thấp, thường chỉ bằng 30 - 50% so với doanh nghiệp lớn cùng ngành. Nên tiền lương của người lao động cũng chỉ bằng 30 – 50% so với doanh nghiệp lớn cùng ngành. Vì lẽ đó doanh nghiệp vừa và nhỏ không những không thu hút được người lao động có trình độ, tay nghề cao mà còn có thể bị mất lao động lành nghề ở trong doanh nghiệp của mình.
- Môi trường kinh doanh bên ngoài ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới.
Những tác động từ bên ngoài tới doanh nghiệp cũng gây không ít khó khăn, sự tác động quản lý của Nhà Nước về hoàn thiện luật doanh nghiệp, các chính sách thuế, chính sách tín dụng, thương mại, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách giáo dục đào tạo, lao động và việc làm…còn nhiều bất cập. Tác động quản lý Nhà Nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khâu tổ chức còn nhiều bức xúc. Sự thiếu hụt, rối loạn của thị trường như: thị trường vốn, thị trường thông tin, thị trường dịch vụ và nạn hàng giả, hàng lậu tràn lan gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động bởi nhiều yếu tố như sự mất giá đồng tiền, công nhân đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện đời sống lao động, sự tranh chấp giữa chủ và thợ ngày càng gay gắt; cùng với đó là giá cả đất đai ngày càng tăng, đất đai ngày càng khan hiếm…làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mất dần lợi thế.
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế toàn cầu, thị trường thế giới hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ít, kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng mẫu mã hàng hóa kém, giá thanh cao hơn so với các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế có quy mô sản xuất lớn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cho mình một chỗ đứng lợi thế để tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới.
1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập, dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn và các kiến thức đã tiếp thu được em đã hoàn thành chuyên đề với đề tài : “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm”.
Những nội dung được trinh bày mới chỉ là một khía cạnh, chưa thể hiện được hết toàn bộ hoạt động tín dụng của NHTM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các phướng hướng để thực hiện được mục tiêu phát triển tín dụng. Với thời gian thực tập có hạn, cũng như với kiến thức còn nhiều hạn chế, bài viết sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy, cô giáo cũng như các cô chú, anh chị trong ngân hàng để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!











DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Số liệu về hoạt động của NHTM cổ phần Quân đội trong những năm qua
2. Giáo trình kinh tế phát triển ĐHKTQD
3. Giáo trình Ngân hàng thương mại ĐHKTQD
4. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐHKTQD
5. Giáo trình tín dụng ngân hàng – Học Viện Ngân Hàng
6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Quân đội các năm 2005 - 2007.
7. Quy trình thẩm định dự án trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
8. Quyết định 1267 về quy chế cho vay của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.
9. Luật Ngân hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam
10. Luật Doanh Nghiệp Nhà Nước Việt Nam
11. Thúc đẩy phát triển Danh nghiệp vừa và nhỏ- Tạp chí kinh tế và dự báo
12. Các thông tin tài liệu tham khảo về tín dụng ngân hàng
13. Thông tin trên mạng INTERNET
14. Và các nguồn tin khác về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng



DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


DNV&N : Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
NHTM : Ngân hàng thương mại.
NHNN : Ngân hàng Nhà nước.
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước.

Môc lôc
Trang

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3
1.1. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ. 3
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3
1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4
1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. 8
1.1.3. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 13
1.2. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHTM. 15
1.2.1. Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM. 15
1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng - Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 15
1.2.1.2. Những tiêu chí thể hiện phát triển tín dụng của NHTM. 16
1.2.1.3.Tiêu chí thể hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng vốn tín dụng hiệu quả. 21
1.3. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 22
1.3.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 22
1.3.1.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 22
1.3.1.2. Các hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM. 23
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 29
1.3.2.1. Các nhân tố về phía ngân hàng. 29
1.3.2.2. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 32
1.3.2.3. Các nhân tố thuộc về NHTW và Chính phủ. 33
1.3.2.4. Các nhân tố khác. 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 37
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI. 37
2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển. 37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động. 38
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức. 38
2.1.2.2. Mạng lưới và phương châm hoạt động. 43
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Quân đội. 45
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 45
2.1.3.2. Hoạt động cho vay. 47
2.1.3.3. Hoạt động đầu tư 48
2.1.3.4. Hoạt động dịch vụ. 48
2.1.3.5. Hoạt động kinh doanh ngoại hối. 49
2.1.3.6. Hoạt động thẻ. 49
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh. 49
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI. 51
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM Cổ phần Quân Đội 51
2.2.1.1. Tình hình doanh số cho vay 51
2.2.1.2.Tình hình dư nợ cho vay. 54
2.2.1.3. Tình hình thu nợ và nợ quá hạn. 58
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI. 59
2.3.1. Thành tựu đạt được trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 59
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 60
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VƯA VÀ NHỎ TẠI NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 66
3.1. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU. 66
3.2. MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI CỦA NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI TRONG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 76
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI. 79
3.3.1. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng. 79
3.3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. 82
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng tổng vốn huy động 46
Bảng 2.1: Sự tăng trưởng vốn huy động qua các năm 46
Bảng 2.2 : Sự tăng trưởng hoạt động cho vay 47
Biểu đồ 2.2 : Lợi nhuận trước thuế 50
Bảng 2.3. Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2005-2007 51
Bảng 2.4. Doanh số cho vay DNV&N theo thời hạn 2005-2007 53
Bảng 2.5 : Tổng dư nợ của NHTM cổ phần Quân Đội năm 2005-2007 54
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay DNV&N theo thời gian giai đoạn 2005-2007 55
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay DNV&N theo đối tượng DN 2005-2007 57
Bảng 2.8. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2005 - 2007 58


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa Công nghệ thông tin 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top