tienvu2812

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1- Khái niệm, muc tiêu và nội dung kỷ luật lao động 3
1.1.1- Khái niệm 3
1.1.2- Mục tiêu của kỷ luật lao động 5
1.1.3- Nội dung của kỷ luật lao động 5
1.2- Các hình thức kỷ luật lao động 7
1.2.1- Kỷ luật ngăn ngừa 7
1.2.2- Kỷ luật khiển trách 7
1.2.3- Kỷ luật trừng phạt 7
1.3- Xây dựng kỷ luật lao động và Quá trình kỷ luật lao động 11
1.3.1- Trình tự xây dựng và đăng ký nội quy lao động 11
1.3.2- Quá trình kỷ luật lao động 11
1.4- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ luật lao động 13
1.4.1- Yếu tố thuộc về người lao động 13
1.4.2- Yếu tố thuộc về chính sách Quản trị nhân lực 14
1.4.3- Yếu tố thuộc các nguyên tắc kỷ luật lao động 14
1.5- Sự cần thiết phải xây dựng và chấp hành kỷ luât lao động trong Doanh nghiệp 15
CHƯƠNG HAI: ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 17
2.1- Tổng quan về Công ty Cổ Phần công cụ Cơ Khí Xuất Khẩu 17
2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần công cụ Cơ khí xuất khẩu 17
2.1.2- Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu. 19
2.1.3- Một số đặc điểm về quản lý, kinh doanh của công ty 21
2.1.4- Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua 27
2.2- Thực trạng của vấn đề kỷ luật lao động tại Công ty Cổ Phần công cụ Cơ Khí Xuất Khẩu 28
2.2.1- Chế độ kỷ luật lao động tại Công ty 28
2.2.2- Kết quả thực hiện kỷ luật lao động 30
2.2.3- Nguyên nhân dẫn tới việc vi phạm kỷ luật lao động 35
2.2.4- Các nhân tố tác động tới việc thực hiện kỷ luật lao động 36
2.2.5- Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể Công ty trong việc đảm bảo kỷ luật. 37
CHƯƠNG BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ 41
CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 41
3.1- Kiến nghị 41
3.1.1- Phải xây dựng được hệ thống nội quy, kỷ luật lao động đầy đủ và thường xuyên sửa đổi bổ xung cho phù hợp với thực tế và tuân theo quy định của pháp luật. 41
3.1.2- Cần kết hợp chặt chẽ biện pháp giáo dục thuyết phục, khen thưởng, tác động về mặt vật chất với việc thi hành kỷ luật lao động 42
3.1.3- Phải gắn liền những biện pháp đảm bảo kỷ luật với việc cải tiến trong công tác quản lý ở Công ty 43
3.1.4- Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của đoàn thể quần chúng như Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ trong việc đảm bảo kỷ luật lao động 44
3.2- Giải pháp 45
3.2.1- Các biện pháp tác động đến người lao động vi phạm kỷ luật lao động 45
3.2.2- Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác Tổ chức lao động khoa học 47
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
LỜI NÓI ĐẦU
Vladimir I Lê Nin nói:
“ Phải tập trung tất cả sự chú ý vào Kỷ luật lao động, Kỷ luật lao động là then chốt của toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế của Chủ nghĩa Xã hội, là điểm cơ bản trong nhận thức của chúng ta về chuyên chính vô sản” ( Lê Nin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ Matxcova)
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của Kỷ luật trong lao động Đảng và Nhà nước cũng đã nhiều lần đề cập tới trong các văn kiện cũng như trong các bài nói chuyện của các đồng chí lãnh đạo luôn coi nó là “Cái cốt tử của công cuộc xây dựng kinh tế Xã hội chủ nghĩa”. Đều lệ về kỷ luật trong lao động đối với công nhân viên chức và các văn kiện khác trong lĩnh vực kỷ luật lao động từ trước đến nay mà Nhà nước đã xây dựng và ban hành là nhằm từng bước thiết lập và củng cố cho được một trật tự kỷ luật lao động mới.
Vấn đề kỷ luật lao động càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa khi nước ta lại là nước có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu và tiến thẳng lên Chủ nghĩa Xã hội không qua giai đoạn Tư Bản Chủ nghĩa nên những tàn tích của thái độ kỷ luật yếu kém vẫn còn tồn tại trong đại đa số người lao động. Họ chưa có tác phong làm việc công nghiệp, có tổ chức thái độ làm việc xuê xoa, kỷ luật lỏng lẻo. Hơn nữa trong thời gian dài đất nước có chiến tranh cộng với công tác quản lý yếu kém đã tạo điều kiện cho các hiện tượng vi phạm kỷ luật phát triển. Vì vậy làm thế nào để thiết lập và củng cố một trật tự kỷ luật mới trong các đơn vị sản xuất kinh doanh để tạo ra năng suất lao động cao, là một vấn đề vừa cơ bản vừa cấp thiết trong công tác quản lý nói chung và trong hoạt động lao động nói riêng.
Do vậy việc tập trung làm sáng tỏ vấn đề bản chất, vai trò, tính chất khó khăn trong việc hình thành kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa cũng như việc khảo sát về việc chấp hành chế độ kỷ luật lao động ở các cơ quan doanh nghiệp, tìm hiểu và phân tích một cách khoa học các nguyên nhân vi phạm, các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động là cơ sở để từ đó đề ra các biện pháp hữu ích là vấn đề vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa lý luận to lớn giúp chúng ta tăng cường kỷ luật lao động.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng to lớn của kỷ luật lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp kết hợp với lý thuyết đã học ở nhà trường cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS. Mai Quốc Chánh và sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty đặc biệt là phòng Tổ chức Tiền lương em đã tìm hiểu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và lựa chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần công cụ Cơ Khí Xuất Khẩu”
Cụ thể bản báo cáo chuyên đề gồm:
Chương một: Những vấn đề chung về kỷ luật lao động trong doanh nghiệp
Chương hai: Đánh giá việc chấp hành kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần công cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Chương ba: Một số Kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần công cụ Cơ Khí Xuất Khẩu.
Do trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên bản chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đánh giá, phê bình của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin Chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1- Khái niệm, muc tiêu và nội dung kỷ luật lao động
1.1.1- Khái niệm
Kỷ luật lao động là nền tảng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa người với người thì kỷ luật lao động là một công cụ hữu hiệu nhất.Tính chất của kỷ luật lao động trong quá trình lao động do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Mỗi khi cách sản xuất xã hội thay đổi thì dẫn tới bản chất cũng như hình thức của kỷ luật cũng thay đổi theo. Dưới chế độ nô lệ kỷ luật lao động được đặc trưng bằng tính chất mất nhân quyền và sự phụ thuộc của người nô lệ vào người chủ nô.
Trong mỗi chế độ khác nhau thì tổ chức lao động cũng khác nhau. Trong thời kỳ phong kiến thì tổ chức lao động dựa vào roi vợt cưỡng bức một cách thô bạo quần chúng nhân dân, trong xã hội Tư bản thì tổ chức lao động dựa vào kỷ luật chết đói, cưỡng bức về kinh tế đối với công nhân làm thuê. Khi cách sản xuất Chủ nghĩa xã hội ra đời kỷ luật lao động mới cũng ra đời và ngày càng phát triển. Kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là biểu hiện của quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ xã hội hợp tác tương trợ của những người công nhân đã thoát khỏi ách áp bức bóc lột. Quan hệ sản xuất đó đã tạo ra và khuyến khích các mối quan hệ tự nguyện, tự giác đối với lao động và coi lao động là nghĩa vụ đối với xã hội. Tính tự nguyện, tự giác của kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa là là cơ sở để thong qua đó xây dựng nên những quan hệ lao động mới chỉ có trong chế độ Xã hội chủ nghĩa.
Kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa là do những người lao động xây dựng nên và tự giác chấp hành nên nó chính là động lực cho sự phát triển nhân cách con người.
LêNin đã nói rằng: “Tổ chức lao động xã hội Cộng sản chủ nghĩa mà bước đầu là Chủ nghĩa xã hội thì dựa vào và ngày càng dựa vào kỷ luật tự nguyện, tự giác của chính ngay những người lao động”. Chính LêNin cũng đã tiên đoán rằng: “Việc xác lập kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài và liên quan chặt chẽ với việc đấu tranh khắc phục những mặt của văn hoá, đời sống thói quen tập tục và quan trọng nhất là quan hệ giữa con người với tài sản xã hội, trách nhiệm của người lao động với đồng nghiệp và với chính bản thân mình.
Quá trình đó không thể hình thành một cách tự phát mà phải được tiến hành bằng một công việc về chính trị và tổ chức to lớn của những người lao động. Quá trình đó gắn liền với cuộc đấu tranh không khoan nhượng với bất kỳ một biểu hiện vô kỷ luật nào”.
Từ những vấn đề đã nêu trên có thể thấy Kỷ luật lao động là một yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng và phát triển một doanh nghiêp, một tổ chức nói riêng cũng như một Xã hội nói chung. Để định nghĩa về kỷ luật lao động ta có thể xem xét trên một số tài liệu như sau:
- Theo điều 82 Bộ Luật Lao Động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì: “Kỷ luật lao động là việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.”
- Theo giáo trình Quản trị nhân lực của trường Đại học Kinh tế quốc dân thì: “Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội”
- Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong Xí nghiệp của trường Đại học Kinh tếquốc dân thì: “Kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc, tự nguyện, tự giác của những người lao động đối với các Nội quy lao động trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức, đồng thời đó cũng là thước đo đạo đức và lối sống Xã hội chủ nghĩa của người lao động”.

1.1.2- Mục tiêu của kỷ luật lao động
- Kỷ luật lao động nhằm hướng người lao động tự giữ gìn kỷ luật trong lao động
- Kỷ luật lao động nhằm hướng người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thong thường có quy củ.
- Hệ thống kỷ luật phải làm cho người lao động hiểu rõ kỳ vọng của tổ chức đối với họ, thúc đẩy sự hợp tác, thúc đẩy hành vi của họ theo mục đích chung.

1.1.3- Nội dung của kỷ luật lao động
Nội dung của Kỷ luật lao động được thể hiện trong Nội quy lao động, không được trái với pháp luật lao động và các pháp luật khác và phải thể hiện bằng văn bản đối với các tổ chức có từ 10 người trở lên.
*Theo khoản 1 điều 83 của Bộ Luật lao động, Điều 4 Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính Phủ quy định thì Nội dung của Nội quy lao động gồm các điều khoản quy định về hành vi của người lao động trong các lĩnh vực liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như:
- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi: Biểu thời giờ làm việc trong ngày, tuần; thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày nghỉ hang tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng; số giờ làm thêm trong ngày trong tuần, tháng, năm…
- Trật tự trong doanh nghiệp: Phạm vi làm việc, đi lại giao tiếp, và những yêu cầu khác về giữ gìn trật tự chung.
- An toàn lao đông, vệ sinh lao động nơi làm việc: Chấp hành những biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuân thủ các quy định, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân, vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc.
- Bảo vệ bí mật công nghệ, tài sản của đơn vị: các tư liệu sản xuất, tài liệu, số liệu của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
- Các hành vi vi phạm kỷ luật, hình thức xử lý kỷ luật lao dộng và trách nhiệm vật chất: Người sử dụng lao động có trách nhiệm cụ thể hoá từng loại hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, các hình thức xử lý vi phạm. Xác định các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, cách bồi thường phù hợp với đặc điểm của đơn vị và so với thoả ước lao động tập thể (nếu có), không trái với quy định của pháp luật.
*Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của trương Đại học Kinh tế quốc dân thì nội dung của kỷ luật lao động bao gồm: Kỷ luật về lao động, kỷ luật về quy trình công nghệ, kỷ luật về sản xuất. Cụ thể như sau:
- Kỷ luật về lao động: là sự chấp hành và thực hiện một cách tự nguyện, tự giác các chế độ ngày làm việc của công nhân viên (thời gian bắt dầu và kết thúc công việc, thời gian nghỉ nghơi, sử dụng thời gian triệt để làm việc vào mục đích sản xuất sản phẩm, quỹ thời gian làm việc trong ngày, tuần, tháng, năm…)
- Kỷ luật về quy trình công nghê: là sự chấp hành một cách chính xác các quy trình công nghệ, các chế độ làm việc của máy móc thiết bị, các quy trình vận hành…
- Kỷ luật về sản xuất: là sự thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao, có ý thức bảo quản gìn giữ các máy móc thiết bị, công cụ vật tư…là sự chấp hành một cách vô điều kiện các chỉ thị, mệnh lệnh về sản xuất của cán bộ lãnh đạo, tuân theo các chế độ bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, sản xuất.
1.2- Các hình thức kỷ luật lao động
1.2.1- Kỷ luật ngăn ngừa
Dựa trên cơ sở đưa ra những sự nhắc nhở và phê bình có tính chất xây dựng, định hướng người lao động thấy rằng bản thân mình khi bị kỷ luật không phải là bị bôi xấu, bị xỉ nhục.
Trong kỷ luật ngăn ngừa thông qua người quản lý trực tiếp người lao động sẽ được giải thích rõ về các sai sót hay những điều có thể dẫn đến sai sót, sử dụng cách tiếp cận hữu ích không chính thức và cho phép người dưới quyền tự chủ làm việc.

1.2.2- Kỷ luật khiển trách
Là hình thức kỷ luật chính thức hơn và được tiến hành tế nhị kín đáo. Mục đích là tiếp cận tích cực nhằm tạo cơ hội cho người vi phạm sửa chữa sai sót và tránh tình trạng lặp lại trong tương lai làm cho người lao động hiểu rõ điều họ đang làm là không thể chấp nhận. Người quản lý phải có trách nhiệm trong việc đạt được sự nhất trí đối với những người dưới quyền và phải giám sát họ.

1.2.3- Kỷ luật trừng phạt
Là cách cuối cùng áp dụng đối với những người vi phạm kỷ luật đôi khi nó còn được gọi là “kỷ luật đúng đắn” hay “kỷ luật tiến bộ” bởi nó đưa ra những hình thức nghiêm khắc hơn đối với người vi phạm kỷ luật.
Quá trình kỷ luật phải trải qua 5 bước:
Bước 1: Khiển trách bằng miệng
Nói cho người lao động hiểu hành vi sai trái của họ, đưa ra lời khuyên về cách thức sửa chữa, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ họ sửa chữa. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này thì người sử lí vi phạm không cần ghi vào biên bản.
Bước 2: Cảnh cáo miệng
Ở bước này khi người lao động vi phạm những tiêu chuẩn hay nguyên tắc thì việc cảnh cáo miệng là thích hợp nhất. Người quản lý bộ phận thông báo cho người lao động biết vi phạm kỷ luật của họ là không thể chấp nhận được và yêu cầu họ phải sửa chữa, tuy nhiên trong trường hợp này cũng chưa cân ghi vào hồ sơ nhân sự.
Để có tác dụng giáo dục người lao động đã vi phạm kỷ luật sửa sai người quản lý cần giải thích cho họ rõ hành vi của họ đã gây ra hâu quả, ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm vạch ra những phương án, cách thức để sữa chữa và ngăn chặn việc tái diễn những hành vi sai phạm đó trong tương lai.
Bước 3: Cảnh cáo bằng văn bản
Văn bản cảnh cáo là văn bản mô tả tình trạng, mức độ của vi phạm và mức độ kỷ luật tương ứng. Văn bản này có thể là chứng cứ để trừng phạt nặng hơn người lao động nếu họ tiếp tục tái phạm, hay trong việc phán sử của trọng tài lao động.
Trong giai đoạn này người quả lý phải thận trọng thảo luận với người vi phạm, tạo điều kiện cho họ nói và giải thích nguyên nhân vi phạm. Nội dung của cuộc nói chuyện phải được ghi vào văn bản và phải có chữ ký của 3 bên: Người
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TrangHoanghihi

New Member
Re: [Free] Một số giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động tại Công ty cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu

bạn ơi cho mình ài này với
 

TrangHoanghihi

New Member
Re: [Free] Một số giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động tại Công ty cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu

Thank b nhoa :)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top