a_1

New Member
Download miễn phí Chuyên đề

Chương I: Lý luận tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng 2
Chương I 3
lý luận tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 3
1.1. Ngân hàng thương mại và các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 3
1.1.2.Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
1.1.2.1.Tín dụng là gì? 4
1.1.2.2. Các loại hình cho vay của ngân hàng. 6
1.2. Lý luận tổng quan về cho vay tiêu dùng 8
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng 8
1.2.2. Đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng 10
1.2.3. Lịch sử phát triển của cho vay tiêu dùng trên thế giới 11
1.2.4. Khái niệm cho vay tiêu dùng 12
1.2.4.1. Khái niệm 12
1.2.4.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 13
1.2.4.3. Phân loại cho vay tiêu dùng 15
1.2.5. Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh của ngân hàng thương mại 23
1.2.4. Các nguồn cho vay tiêu dùng 24
1.2.4.1. Các công ty tài chính 24
1.2.4.2. Ngân hàng thương mại 24
1.2.4.3. Hiệu cầm đồ 25
1.2.4.4. Công ty bảo hiểm 25
1.2.4.5. Ngân hàng tiết kiệm bưu điện. 25
1.2.4.6. Hợp tác x•. 26
1.2.4.7. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 26
1.2.7. Vai trò tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế x• hội 26
1.2.7.1. Đối với người tiêu dùng: 26
1.2.7.2. Đối với người sản xuất. 27
1.2.7.3. Đối với ngân hàng thương mại 28
1.2.7.4. Đối với nền kinh tế 29
1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 29
1.2.8.1. Các nhân tố vĩ mô. 29
1.2.8.2. Các nhân tố vi mô. 31
Chương II 35
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam 35
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 36
2.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp 38
2.1.3.1. Các sản phẩm tiền gửi dành cho dân cư 38
2.1.3.2. Tín dụng dành cho cá nhân 39
2.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân 39
2.1.3.4. Các sản phẩm tiền gửi dành cho doanh nghiệp 40
2.1.3.5. Tín dụng doanh nghiệp 40
2.1.3.6. Dịch vụ ngân hàng trọn gói 41
2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng đạt được qua một số năm 41
2.2. Hoạt động của hội sở Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam 43
2.2.1. Hoạt động huy động vốn 43
2.2.3. Công tác sử dụng vốn 46
2.2.4. Hoạt động dịch vụ 48
2.2.5. Công tác quản lý nợ quá hạn 49
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 50
2.3.1. Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay 50
2.3.2 – Những văn bản pháp luật quy định hoạt động cho vay tiêu dùng 51
2.3.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 54
2.3.3.1. Quy trình cho vay tiêu dùng 55
2.3.4. Đánh giá quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 58
2.3.4.1. Quy mô cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 58
2.3.4.2. Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 60
2.3.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 63
2.3.4.1. Doanh thu 63
2.3.4.2. Chi phí 64
2.3.4.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 64
2.3.5. Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 65
2.3.5.1. Những thuận lợi 65
2.3.5.2. Những hạn chế 68
Chương III 73
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 73
3.1. Mục tiêu và chiến lược trong thời gian tới của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 73
3.1.1. Mục tiêu tổng thể 73
3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 75
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 76
3.2.1. Đánh giá nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian tới 76
3.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh 79
3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng 81
3.2.4. Xây dựng chiến lược marketing đồng bộ 83
3.2.4.1. Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới 83
3.2.4.2. Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt 85
3.2.4.3. Mở thêm nhiều điểm giao dịch mới 86
3.2.4.4. Xúc tiến quảng cáo và quan hệ đại chúng 87
3.3.5. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 89
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 90
3.3.Một số kiến nghị 91
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước 92
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 93
3.3.3. Kiến nghị đối với hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 94
Kết luận 98

Gần 20 năm sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta đ• có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống x• hội. Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng bền vững đ• thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh, buôn bán… phát triển, tạo tiền đề cho việc tăng việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hàng hoá tiêu dùng trở nên phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu m• khác nhau phù hợp với nhu cầu người mua. Tuy nhiên, với mức thu nhập hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là với những vật dụng đắt tiền. Nắm bắt được thực tế đó, các ngân hàng đ• thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể thoả m•n nhu cầu của mình trước khi có khả năng thanh toán. Và chỉ trong một thời gian ngắn sau khi sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng tăng lên không ngừng đ• tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Mặc dù vậy, so với hoạt động tín dụng thì cho vay tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ trọng vô cùng nhỏ bé cả về doanh số cho vay lẫn dư nợ và chưa thực sự phát huy vai trò vốn có của nó. Với tư cách là trung gian quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế, các ngân hàng phải làm gì để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng, trở thành kênh kết nối hiệu quả giữa nguồn vốn huy động được với nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng thanh toán từ đó tạo ra lợi nhuận cho mình và cho sự phát triển chung của toàn x• hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong đời sống x• hội nói chung và đối với ngân hàng nói riêng, sau thời gian thực tập tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam kết hợp với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình, em đ• chọn “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp và luận văn của mình. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Với những nội dung trình bày trong chuyên đề này, em hy vọng sẽ làm sáng tỏ phần nào thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng hiện nay, đồng thời có đưa ra một số giải pháp với mong muốn đóng góp một phần lý luận nhỏ bé của mình vào sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và sự nghiệp phát triển của toàn ngành ngân hàng nói chung.









Chương I
lý luận tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.1. Ngân hàng thương mại và các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
Đối với hầu hết chúng ta, ngân hàng là một loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng. Với sự hiện hữu của ngân hàng, các cá nhân, hộ gia đình có thể nhận được các khoản vay để trang trải chi phí học tập, mua sắm ô tô, đồ dùng gia đình, sửa chữa và xây dựng nhà cửa. Với các h•ng kinh doanh, các khoản vay của ngân hàng được coi như nguồn tài trợ hiệu quả khi cần bổ sung vốn để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng là một địa chỉ đáng tin cậy nếu chúng ta muốn cất giữ tiền hay mong nhận được lời khuyên về lĩnh vực đầu tư cho khoản tiền tiết kiệm.
Ngày nay, hoạt động của ngân hàng không ngừng phát triển trên tất cả các phương diện, từ sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ mới cho đến sự xuất hiện của các tập đoàn ngân hàng quy mô lớn có thể cho vay đối với hàng triệu người tiêu dùng và số lượng lớn các cơ quan, chính quyền địa phương.
Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quan trọng nhất trên thị trường trái phiếu và tín phiếu do chính quyền địa phương phát hành để tài trợ cho các công trình công cộng từ hội trường, sân bóng cho đến sân bay, đường cao tốc …
Có thể nói rằng, mỗi chủ thể trong nền kinh tế dù trực tiếp hay gián tiếp đều ít nhất một lần được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại. Vậy ngân hàng là gì?
Do hoạt động ngân hàng có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế nên khó có thể đưa ra một khái niệm thống nhất về ngân hàng mà tuỳ từng trường hợp mục đích và khía cạnh nghiên cứu. Khi xét trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp, ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Song dưới giác độ nghiên cứu của một nhà quản lý, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về ngân hàng như sau “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.
1.1.2.Khái niệm tín dụng ngân hàng
1.1.2.1.Tín dụng là gì?
Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng, vì vậy tuỳ từng trường hợp góc độ nghiên cứu mà chúng ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này.
Tuy nhiên, khi xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng thì tín dụng được hiểu là: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hay hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hòan trả vô điều kiện vốn gốc và l•i cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”.
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
• Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đ• được các ngân hàng hay các định chế tài chính khác cung cấp cho khách hàng. Đây là một sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực (nhà ở, văn phòng làm việc, máy móc- thiết bị).
• Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Trong thực tế một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đ• làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
• Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần l•i ngoài vốn gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định l•i xuất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định l•i xuất thực dương.
• Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước …Thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.2.2. Các loại hình cho vay của ngân hàng.
Hoạt động cấp tín dụng giữ vai trò quan trọng đối với bản thân ngân hàng bởi thu nhập từ hoạt động này không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng mà còn đảm bảo cho việc trả l•i các nguồn vốn huy động. Việc cấp tín dụng được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn huy động được và nhu cầu về vốn của khách hàng. Hoạt động cấp tín dụng có thể hiểu là việc mua bán “ quyền sử dụng vốn tệ’’ trong đó người mua là các chủ thể kinh tế có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các hoạt động như: Sản xuất– kinh doanh, mua sắm, dự trữ …còn người bán chính là ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động này, chúng ta cần phân loại chúng theo những tiêu thức nhất định:
- Căn cứ theo thời hạn cho vay
+ Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cấp tín dụng thường có thời hạn dưới một năm và mục đích sử dụng chủ yếu là để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán tiền hàng hoá, tài trợ vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương …
+ Cho vay trung hạn: Đây là hình thức cấp tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm và thường sử dụng để đổi mới trang thiết bị, mua sắm máy móc mà thời gian khấu hao thường không quá dài để có thể hoàn trả vốn đúng hạn cho ngân hàng.
+ Cho vay dài hạn: Là khoản cấp tín dụng có thời hạn trên 5 năm và thường sử dụng để xây nhà xưởng, đầu tư dây chuyền công nghệ với những dự án sản xuất lớn có thời gian thu hồi vốn dài. Các khoản vay này thường đòi hỏi thế chấp và chịu nhiều rủi ro.
- Căn cứ theo khách hàng vay vốn
+ Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.
+ Cho vay các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh.
+ Cho vay cá nhân.
- Căn cứ theo mục đích sử dụng khoản vay
+ Cho vay nhằm mục đích phục vụ sản xuất- kinh doanh.
+ Cho vay nhằm phục vụ đời sống, tiêu dùng.
- Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
+ Cho vay không bảo đảm: Là loại hình cho vay không có có tài sản
thế chấp, cầm cố hay sự bảo l•nh của người thứ 3, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
+ Cho vay có bảo đảm là loại hình cấp tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hay cầm cố, hay phải có sự bảo l•nh của bên thứ 3. Đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
- Căn cứ theo cách cho vay
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng và khách hàng cùng ký kết một hơp đồng hạn mức trong đó qui định một khối lượng tiêu dùng mà khách hàng được phép vay của ngân hàng trong một thời gian nhất định, hết thời gian này thì số còn lại mà khách hàng không sử dụng sẽ không còn giá trị nữa. Trong hợp đồng hạn mức có thể bao gồm các điều khoản như việc sử dụng vốn vay, l•i suất, kỳ hạn trả nợ, cung cấp các báo cáo tài chính và các dữ liệu về tình hình sản xuất- kinh doanh khác, tài sản đảm bảo, và trong trường hợp vỡ nợ, các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng chi trả những khoản vay còn tồn đọng. Trong thời gian của hợp đồng hạn mức, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn mà không vượt quá hạn mức đ• ký thì chỉ cần nộp đơn xin vay và lập hợp đồng vay là được ngân hàng xem xét với những điều kiện vay vốn đ• được thoả thuận trước trong hợp đồng hạn mức tín dụng.
+ Cho vay từng lần: Đây là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng và người vay sẽ ký kết hợp đồng riêng đối với mỗi khoản vay khi khách hàng có nhu cầu. Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc ký kết hợp đồng được thực hiện từ đầu, khách hàng và ngân hàng sẽ thoả thuận riêng cho từng lần đó về số lượng tín dụng, thời hạn khoản vay, l•i suất áp dụng, tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính…

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Mở rộng hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn tại Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Luận văn Sư phạm 0
D Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top