Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương





Gốm chắc phổ biến trong tất cả các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Gốm xốp chỉ có mặt ở một số ít,di chỉ thuộc văn hóa này, và tỷ lệ gốm xốp cũng khác nhau. Gốm xốp ở di chỉ Từ Sơn là 0,94%, Đồng Vông là 65,98%, Phượng Hoàng là 33,74% (Hán Văn Khẩn). Hiện nay người ta còn muốn chia gốm xốp thành: gốm xốp nặng và gốm xốp nhẹ hay gốm xốp cứng và gốm xốp mềm hay gốm xốp dày và gốm xốp mỏng. Sự khác nhau giữa gốm chắc và gốm xốp chủ yếu là do pha trộn . Chất pha trộn chủ yếu của gốm xốp là vỏ nhuyễn thể. Chất pha trộn chủ yếu của gốm chắc là cát và đá sạn sỏi tán vụn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ục mảnh vòng được làm bằng đá Nephrite với các màu sắc khác nhau, như trắng ngà, hồng nhạt, hay tím mận chín. Đây là công cụ do người Phùng Nguyên khéo léo tận dụng những mảnh vòng gãy, rộng bản(từ 1-2cm) đem mài chế thành những đục nhỏ xinh xắn. Gọi là đục nhưng chưa chắc nó được sử dụng như những đục đá thực thụ. Bởi vì nó nhỏ và mỏng manh có khi lại cong nên rất có thể đục mảnh vòng còn được sử dụng như dao để cắt, gọt, rạch, khắc.
Đục nhọn hay đục đinh được làm từ mảnh đá, mảnh tước hay mảnh công cụ vỡ. Đục thường được làm bằng đá Nephrite hay Spilite. Tuy nhiên loại công cụ này không có nhiều lắm trong các di tích Phùng Nguyên.
Đột có mặt trong các di tích Phùng Nguyên không nhiều, được làm bằng đá Nephrite, có mặt cắt ngang hình bầu dục, một đầu lớn, một đầu nhỏ, đầu nhỏ được mài nhỏ dần thành hình tròn. Nhìn chung nó có dạng giống đột sắt hiện nay. Như vậy đục gồm nhiều loại khác nhau, được làm bằng đá Nephrite hay Sphilite, có mặt cắt khác nhau (hình thang, hình vuông hình chữ nhật…) có kích thước từ 3-10cm, rộng 1-2 cm, dày từ 1-5cm. Để tiết kiệm nguyên liệu và công sức, người Phùng Nguyên đã tận dụng các mảnh vòng gãy, mảnh công cụ vỡ để làm công cụ.
Tại di chỉ Phùng Nguyên đã tìm thấy 59 chiếc đục, kích thước trung bình thường có chiều dài 3-4 cm, thân rộng 1 hay hơn 1 cm, bề dày của đục thường chỉ khoảng 0,3-0,5 cm. Có những chiếc đốc bằng, cũng có những chiếc đốc tròn do sử dụng lâu ngày. Tại Văn Điển đã phát hiện được 20 chiếc đục. Khi khai quật Đồng Vông và Gò Bông cũng tìm thấy ở mỗi nơi 7 chiếc…
Tại một số địa điểm, thuộc nhóm công cụ sản xuất bằng đá còn phải kể đến các loại dao đá, ềm đá. Hình dạng của loại di vật này cũng rất khác nhau, có những dao đá hình dáng dài, thuôn, rìa lưỡi sử dụng rõ ràng nằm về một phía (dao đá ở Tràng Kênh), nhưng cũng có những dao đá chỉ là các mảnh, phiến tước dài được sử dụng đến mòn vẹt. Tại Gò Hện, đã tìm được 6 chiếc dao đá có kích thước và rìa lưỡi sử dụng rất khác nhau. Có chiếc dài 7,2 cm, bản rộng là 4 cm, hưng cũng có chiếc chiều dài là 4 cm mà rộng bản lưỡi lại là 5,5 cm.
Đáng chú ý là một số di vật đá được coi là liềm. Liềm có chức năng chuyên biệt trong việc gặt hái ngũ cốc, cắt cây thân thảo, vì vậy sự có mặt của liềm là một vấn đề quan trọng để đánh giá trình độ sản xuất lương thực của người xưa. Một số di vật được xác định là liềm đã tìm thấy trong các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên, trong đó chiếc liềm ở địa điểm Gò Bông là điển hình. Liềm được làm bằng một phiến tước dài phần chuôi liềm có bề rộng nhất 3,5 cm, đây cũng là phần đáy nhất của liềm. Phần tiếp giáp với sống liềm về phía lưỡi có ngấn tròn(bị vỡ chỉ còn một phần cung tròn) có tác dụng để buộc dây, tra cán. Đặc biệt phần lưỡi liềm tuy bị gãy, phần còn lại dài 4 cm, nhưng vẫn thấy chiều cong giống hệt liềm cắt hiện đại. Rìa lưỡi rất sắc và bóng nhẵn do sử dụng. Phần sống lưng của liềm dày 0,3-0,7cm, được mài nhẵn. Thân liềm còn nhiều vết ghè đẽo. Chiếc liềm này được phát hiện trong lần khai quật thứ hai ở địa điểm Gò Bông. Nhiều nhà nghiên cứu cho đây là bằng chứng gián tiếp về một nền nông nghiệp trồng lúa trong văn hóa Phùng Nguyên.
Trong nhóm công cụ sản xuất thuộc văn hóa Phùng Nguyên, còn có một số lượng không nhỏ các cưa đá. Các cưa đá đều được chế tác bằng đá sa thạch hạt mịn hay thô thùy theo từng nơi. Loại lưỡi cưa hoàn chỉnh có thể chia ra làm 4 loại sau:
- Loại 1: 42 tiêu bản, có rìa tác dụng rõ rệt, dày từ 0,5-0,8 cm.
- Loại 2: 23 tiêu bản, còn có dấu vết rìa tác dụng, dày từ 0,3-0,5cm
- Loại 3: 30 tiêu bản, dày dưới 0,3 cm.
- Loại 4: Có 2 mảnh đá Jasper, lưỡi cong, có gờ lưỡi rõ rệt, lưỡi rộng từ 2,5-2,9 cm.
Loại công cụ này thấy ở nhiều địa điểm nhất là trong các công xưởng như Tràng Kênh, Bãi Tự hay Gò Chè…
Ngoài ra còn phải kể đến sự có mặt của mũi khoan đá trong các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên. Mũi khoan là một công cụ không thể thiếu được trong quá trình chế tạo đồ trang sức (vòng tay,vòng chân,khuyên tai và hạt chuỗi). Đây là một trong những di vật từng là đối tượng sản xuất của hai công xưởng Bãi Tự và Tràng Kênh, à nơi chuyên sản xuất mũi khoan đá và đồ trang sức có niên đại Phùng Nguyên muộn. Tại hai công xưởng này đã tìm thấy hàng ngàn mũi khoan đá.
Ngoài ra ở văn hóa Phùng Nguyên còn có rất nhiều các loại bàn mài, hòn kê, hòn đập, bàn đập bằng đá. Bàn mài là công cụ không thể thiếu trong việc chế tác đá của cư dân Phùng Nguyên. Bởi vì,tuyệt đại bộ phận công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức được mài nhẵn hoàn toàn. Bàn mài Phùng Nguyên được làm từ các loại đá quác dít, quác dít hóa yếu, đá sa thạch, sa thạch có phen-xpát, phôn-li. Bàn mài có một số màu sắc chủ yếu như xám đen, trắng xám mốc, nâu hồng hay tím nhạt. Căn cứ vào vết bàn mài có thể chia bàn mài Phùng Nguyên ra làm 3 loại sau:
- Bàn mài lõm lòng chảo.
- Bàn mài rãnh chữ V.
- Bàn mài rãnh lòng máng.
Bàn mài lõm lòng chảo có số lượng lớn nhất, diện mài rộng, có khi cả 4 mặt đều được sử dụng, nhiều khi vết mài lõm rất sâu đến mức khó có khả năng tận dụng hơn được nữa.
Bàn mài rãnh chữ V có số lượng không ít so với bàn mài lõm lòng chảo, trên một mặt có thể có nhiều rãnh mài, các rãnh mài có thể song song hay cắt nhau. Có khi trên một bàn mài vừa có vết mài rãnh, vừa có vết mài lõm lòng chảo. Hầu hết bàn mài được sử dụng nhiều mặt. Đây có thể loại bàn mài để mài mũi nhọn công cụ.
Bàn mài lòng máng có số lượng ít hơn 2 loại bàn mài trên. Bàn mài có rãnh mài rộng, mặt cắt rãnh mài hình bán nguyệt, mép rãnh song song với nhau, cách nhau khoảng chừng 1-1,5cm, rãnh sâu từ 4-5cm. Trên một mặt của bàn mài có khi có nhiều rãnh chạy song song với nhau hay cắt nhau. Có thể đây là loại bàn mài dùng để mài các di vật có mặt cắt hình bán nguyệt như đục vũm, rìu, bôn, cuốc, đục hay vòng có hình bán nguyệt.
Số lượng bàn mài phát hiện được ở từng di tích Phùng Nguyên khá lớn so với các loại công cụ sản xuất và vũ khí khác. Điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng bàn mài ở cư dân Phùng Nguyên là rất lớn.
Bàn đập là một trong những loại hình di vật tiêu biểu trong văn hóa Phùng Nguyên. Đó thường là các thỏi đá mài hình chữ nhật, bằng sa thạch hạt mịn hay đá phiến. Trên hai mặt của bàn dập có những rãnh khía đều đặn thẳng song song nhau, rãnh có mặt cắt hình chữ V, rộng chừng 2-3mm và cách nhau đều đặn cũng chừng 2-3 mm. Trên các bàn đập, số lượng rãnh và kích thước của rãnh phụ thuộc vào kích thước dài, rộng của bàn đập.
Tại địa điểm Phùng Nguyên, đã tìm thấy 18 bàn đập, ở Gò Bông có 5 chiếc. Trong một số địa điểm khác như Núi Xây, Gò Chùa, Gò Hện… cũng có mặt loại hình di vật này.
* Về các loại vũ khí:
Vũ khí trong các di tích văn hóa Phùng Nguyên chưa nhiều, nhưng gồm một số loại khá tiêu biểu như: mũi lao, mũi giáo, mũi tên, qua đá và nha chương.
Mũi lao, lưỡi giáo, lưỡi qua, những đầu mũi tên 3 cạnh hay 2 cạnh cũng là những di vật tìm thấy trong các...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
W Tìm hiểu những chấn thương xoang hàm và gò má nếu không được điều trị sớm và đúng, có thể để lại di Luận văn Kinh tế 0
N Tìm hiểu những nguyên nhân, đưa ra cách khắc phục những hạn chế đang tồn tại sau khi cổ phần hoá Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước hiện nay và những cơ sở pháp lý để thực hiệ Luận văn Kinh tế 1
T Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Trạm và những định hướng trong tương lai Luận văn Kinh tế 0
A Những kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập tổng hợp - Thực trạng các Website đã và đa Luận văn Kinh tế 0
P Tìm hiểu bản chất của thuế giá trị gia tăng, đánh giá tình hình thực hiện ở Việt Nam trong những năm Luận văn Kinh tế 0
V Tìm hiểu về những phương thức huy động vốn, các kênh huy động vốn mà các công ty vừa và nhỏ Luận văn Kinh tế 0
C Tìm hiểu những kết quả mà các điều kiện kinh tế Trung Quốc đạt được Luận văn Kinh tế 0
L Tìm hiểu những nội dung chính trong tác phẩm Mạnh Tử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Vi Kinh tế chính trị 0
L Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top