Download miễn phí Đề tài Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam





 Công ty cổ phần bao bì Hoàng Thạch có số vốn pháp định ít nhất trong ba công ty đã CPH, vào khoảng 7 tỷ đồng. Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn có số vốn pháp định khoảng 20 tỷ đồng. Còn Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên có số vốn pháp định là 48 tỷ đồng. Cả ba công ty này đều bán hết cổ phần trong thời gian ngắn. Chậm nhất là Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn bán trong 10 ngày. Nhanh nhất là công ty cổ phần vận tải Hà Tiên chỉ trong vòng 9 giờ đồng hồ là bán xong.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


,những kết quả cụ thể .
Về tổ chức thực hiện :
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 111/1998/QĐ - TTg ngày 29/06/1998 thành lập Ban đổi mới quản lý DN TW do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban, đồng chí Nguyễn Minh Thông làm phó ban thường trực. Một số phó trưởng ban chuyên trách và các uỷ viên kiêm nhiệm là cấp Thứ trưởng của các Bộ, cơ quan có liên quan để giúp Thủ tướng Chính phủ tập trung nhiệm vụ đổi mới quản lý DN thuộc các thành phần kinh tế, sắp xếp và cổ phần hoá DN nhà nước vào một đầu mối ở các bộ, địa phương. Tổng công ty 91 cũng thành lập Ban đổi mới quản lý DN trực thuộc bộ, địa phương, tổng công ty 91.
Ban đổi mới quản lý DN TW đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ tổng hợp tổ chức hai cuộc tập huấn cho khoảng 1100 cán bộ thuộc các Bộ, địa phương và các DN nhà nước cổ phần hoá năm 1998 tại hai miền từ Thừa Thiên - Huế trở ra tại Hà Nội, từ Đà Nẵng trở vào tại TP Hồ Chí Minh. Hai cuộc tập huấn đã đạt được yêu cầu là quán triệt một cách sâu sắc nghị định số 44/1998/NĐ - C P ngày 29/06/1998 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của các Bộ, của Ban đổi mới quản lý DN TW đến tất cả các đối tượng đang tiến hành cổ phần hoá. Nhiều vấn đề vướng mắc đã được giải đáp ngay tại cuộc tập huấn. Sau tập huấn của các Ban đổi mới quản lý DN của các Bộ, địa phương, Tổng công ty nói chung đã khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch về cổ phần hoá DN nhà nước thuộc phạm vi và trách nhiệm của mình.
b) Tiến trình cổ phần hoá và nhữnh kết quả bước đầu .
+ Giai đoạn thí điểm (1992 - 1995 ):
Trong giai đoạn này Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ ) đã ban hành Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 về thí điểm chuyển một số DN nhà nước thành công ty cổ phần và Chỉ thị số 84 về việc xúc tiến thực hành thí điểm cổ phần hoá DN nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các DN nhà nước . Sau 4 năm thực hiện, triển khai quyết định số 202/CT và Chỉ thị số 84 của Thủ tướng Chính phủ (1992 - 1996) đã chuyển được 5 DN nhà nước thành công ty cổ phần là :
Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển thuộc Bộ giao thông vận tải (năm 1993)
Công ty cơ điện lạnh thuộc Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh (1993 )
Xí nghiệp giày Hiệp An thuộc Bộ công nghiệp (1994 )
Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Long An (1995)
Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc thuộc Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (1995)
Trong số 5 DN nói trên thì có 4 DN thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh và 1 DN thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Chương trình cổ phần hoá của Đảng, Chính phủ và Quốc hội đã đề ra và được thực hiện thí điểm từ 1992 đến 1996: Hoàn thành cổ phần hoá 5 DN (bình quân 1 năm 1 DN). Thời kỳ thí điểm được đánh giá là hết sức chậm chạp, tuy nhiên đã rút ra những bài học quí giá cho thời kỳ thực hiện tiếp theo.
+ Giai đoạn hai từ cuối năm 1996 đến tháng 6/1998 :
Trên cơ sở đánh giá các ưu điểm và tồn tại trong giai đoạn triển khai thí điểm cổ phần hoá DN nhà nước , Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 28/ CP ngày 7/5/1996 về chuyển một số DN nhà nước thành công ty cổ phần . Nghị định đã xác định rõ mục tiêu , đối tượng thực hiện cổ phần hoá , quy định cụ thể nguyên tắc xác định giá trị DN , chế độ ưu đãi cho người lao động trong DN nhà nước và tổ chức bộ máy giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác cổ phần hoá DN nhà nước . Đồng thời giao nhiệm vụ cho các Bộ , các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
Mặc dù có Nghị định của Chính phủ ban hành chấm dứt thời kỳ thí điểm để chuyển sang thời kỳ mở rộng nhưng tiến độ cổ phần hoá chỉ được nhích lên chút ít: 2 năm kể từ 5/1996 - 6/1998 cũng chỉ thực hiện thêm được 25 DN, đưa tổng số các DNNN đã cổ phần hoá đến hết tháng 6/1998 lên 30 DN. Tiến độ cổ phần hoá thời kỳ thực hiện NĐ 28/CP cũng được đánh giá là chậm và chưa đều khắp ở các bộ, ngành, địa phương.
+ Giai đoạn ba , từ tháng 6/1998 đến nay.
Tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998 nhằm giải quyết những vướng mắc và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá . Trong NĐ 44/1998, lần đầu tiên Chính phủ công bố một danh mục đầy đủ các loại hình DNNN:-
- Loại DNNN cần tiếp tục đầu tư vốn 100%, đây là số cá biệt chủ yếu tập trung ở những DN thuộc khu vực liên quan đến an ninh-quốc phòng; sản xuất hoá chất độc hại, DN công ích có qui mô lớn để góp phần dẫn dắt nền KT phát triển.
- Loại DNNN cần cổ phần hoá nhưng Nhà nước nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt. Loại DN này thường là quan trọng có vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Ví dụ như: dịch vụ khai thác bưu chính viễn thông; vận tải đường sắt, đường hàng không, hàng hải viễn dương...
- Loại thứ 3 là các DNNN còn lại đều cổ phần hoá và da dạng hoá sở hữu mà Nhà nước không cần nắm phần vốn nào trong các DN này.
Như vậy các DNNN nhìn vào danh mục có thể biết mình thuộc loại DN nào để tự định đoạt bước đi của DN. Ai đó còn quá nặng nề về tầm quan trọng của DN mình thì căn cứ bảng phần loại này để tự sắp xếp để nếu như cấp trên có chỉ đạo cổ phần hoá cũng có thể sớm tổ chức thực hiện cho có kết quả.
Nghị định44/CP đã khắc được nhiều hạn chế của nghị định28/CP. Sự thay đổi của nó thể hiện trên những điểm sau:
+ Mở rộng chủ thể được phép mua cổ phần:
Điều 3-NĐ 44/CP qui định: “Các tổ chức kinh tế, xã hội, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài định cư tại Việt Nam đều có quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hoá”.
Như vậy, việc qui định người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam có quyền mua cổ phiếu là một điểm mới so với NĐ 28/CP. Đây là một qui định phù hợp với tình hình thực tại. Mấy năm trở lại đây những người Việt Nam ở nước ngoài đang có xu hướng đầu tư về trong nước, hơn nữa cơ chế mở cửa của nhà nước cũng thu hút nhiều người nước ngoài đến định cư tại Việt Nam. Đây là một nguồn đầu tư lớn mà ta cần khai thác. Nghị định 44/CP đã qui định vấn đề này, nó góp phần làm cho khả năng cổ phần hoá được mở rộng.
+ Hình thức cổ phần hoá:
Nghị định 44/CP đã qui định thêm một hình thức đó là: “Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần” (Khoản 4 - điều 7). Nghĩa là ở hình thức này nhà nước không tham gia cổ phần ở công ty cổ phần. Đây là một sự thay đổi rất táo bạo, một nhận thức mới của nhà nước ta.
+ Quyền được mua cổ phiếu cũng được qui định một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
+ Việc sử dụng tiền bán cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước được qui định tại điều 9. Qui định này đã phần nào làm cho mục tiêu của việc cổ phần hoá được thực thi trên thực tế, tạo tâm lý yên tâm cho người lao động khi doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.
+ Những ưu đãi đối với người lao động thay đổi.
Điều 11 - NĐ 28/CP qui định: “Người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá được nhà nước cấp một số cổ phi

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top