funny_boo_kute

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa





Việc đãi ngộ cho đội ngũ viên chức chưa xứng đáng, lương nhà nước còn rất thấp không đủ nuôi sống cho bản thân và gia đình họ cho nên mới dẫn đến tình trạng tham ô, tham nhũng, hối lộ tràn lan và đã trở thành quốc nạn. Nhà nước trong những năm gần đây rất chú trọng quan tâm đến vấn đề này, đã thực hiện rất nhiều chính sách nhằm nâng cao mức sống của người lao động: tăng lương, giảm giờ làm, có chính hỗ trợ vốn, phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí mặc dù thu nhập tăng nhưng chi phí tiêu dùng cũng tăng nên đời sống nhân dân cải thiện chậm, điều này thấy rõ rệt ở các vùng nông thôn kém phát triển, nhiều nơi chưa có điện kéo về thôn xóm, nhiều loại hình giải trí còn chưa có. Qua đó đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đặc biệt là vùng nông thôn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản. Mỗi kiểu Nhà nước được tổ chức theo những hình thức nhất định.
Vậy Nhà nước là một kiểu hay một hình thức tổ chức xã hội với những đặc trưng riêng vốn có so với các kiểu hình thức tổ chức khác.
1.2. Bản chất của Nhà nước.
Mỗi kiểu Nhà nước được tổ chức theo những hình thức nhất định nhưng bản chất chỉ là một. Chỉ giai cấp có thế lực nhất- giai cấp thống trị về kinh tế mới đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy Nhà nước. Nhờ có Nhà nước mà giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về chính trị, và do đó có thêm những phương tiện khác để đàn áp bóc lột giai cấp khác ví dụ như: pháp luật, chính sách thuế, tòa án, nhà tù, quân đội…Xét về danh nghĩa Nhà nước là quyền lực chung của xã hội, ra đời làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng về thực chất nó là thay mặt cho quyền lực của gai cấp thống trị trong xã hội, bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp nắm tư liệu sản xuất, áp bức giai cấp vô sản làm thuê và quần chúng lao động.
Do đó Nhà nước là bộ máy quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp, tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội… do Nhà nước tiến hành xét cho cùng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị
1.3. Chức năng của Nhà nước.
Tùy theo góc độ khác nhau chức năng của Nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị Nhà nước có chức năng thống trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực Nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
1.3.1. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội.
Chức năng chính trị là chức năng bảo vệ ý trí , lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Nhà nước ra đời thay mặt cho ý trí của giai cấp thống trị do đó mà nó là công cụ chuyên chính bảo vệ sự thống trị của giai cấp cầm quyền đối với toàn thể xã hội. Đây là chức năng quan trọng cơ bản nhất.
Chức năng xã hội của nhà nước là bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, trong lợi ích chung đó nó không loại trừ lợi ích và ý trí giai cấp thống trị.
Chức năng xã hội phụ thuộc, phục vụ chức năng chính trị , nó cũng là chức năng chính trị được mở rộng .
1.3.2. Chức năng đối nội , đối ngoại.
Chức năng đối nội là chức năng cai trị dân cư, quản lý dân cư, quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị , xã hội trong phạm vi lãnh thổ quốc gia theo ý trí và lợi ích của giai cấp thống trị đã được đề lên thành pháp luật. Đây là chức năng quan trọng nhất quyết định chức năng đối ngoại.
Chức năng đối ngoại là chức năng thực hiện mối quan hệ giữa các nhà nước tức là thực hiện mối quan hệ giữa các giai cấp thống trị ở các quốc gia khác nhau. Chức năng đối ngoại thực ra là tiếp tục của chức năng đối nội mở rộng
ra.
2. Đặc trưng của Nhà nước và vai trò của Nhà nước
2.1. Đặc trưng của Nhà nước.
- Nhà nước chỉ tồn tại trong xã hội có đối kháng giai cấp. Sở dĩ như thế là do ta thấy trong thực tiễn lịch sử: xã hội nguyên thủy không có nhà nước mà ở đó dân cư được tổ chức dưới hình thức bộ tộc, thị tộc, bào tộc, bộ lạc là vì trong thị tộc, bộ lạc chưa có đối kháng về lợi ích, nhưng từ khi xã hội chiếm hữu nô lệ tức là từ khi xã hội phân hóa thành đối kháng giai cấp thì bắt đầu có bộ máy Nhà nước. Từ xã hội đó đến nay luôn tồn tại và phát triển Nhà nước.
- Nhà nước có bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Nó có thể nhân danh cho quyền lực chung của toàn thể lãnh thổ, đồng thời nó là quyền lực mang tính bắt buộc. Bộ máy quyền lực đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt: quân đội, cảnh sát, nhà tù…và bộ máy quản lý hành chính. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cuỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình đươc thực thi trong thực tế.
- Dân cư trong xã hội được quản lý, theo lãnh thổ quốc gia và trong lãnh thổ ấy lại được phân chia thành các khu vực hành chính: tỉnh, huyện, xã..
- Để cai trị hay quản lý dân cư cũng như mọi hoạt động trong xã hội thì phải sử dụng đến pháp luật. Nhà nước dùng pháp luật để uốn nắn các hoạt động vào khuôn khổ, điều chỉnh sao cho phù hợp. Để đảm bảo tính thực thi của pháp luật cần có một hệ thống các tổ chức thuần túy bạo lực: quân đội, cảnh sát, nhà tù…
- Để duy trì bộ máy tổ chức nhà nước thì cần có một chế độ thuế khóa để tồn tại, phát triển, mở rộng bộ máy Nhà nước. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị.
2.2. Nội dung, vai trò của Nhà nước.
Nhà nước là yếu tố quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng, bất cứ một tổ chức nào cũng có tác động đến cơ sở kinh tế. Thí dụ như: Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu, chế định ra các luật, Nhà nước có thể thành lập ra các tổ chức kinh tế: doanh nghiệp Nhà nước . hay Nhà nước có thể thông qua các hoạt động ngoại giao để mở đường cho hoạt động kinh tế đối ngoại.
Nhà nước ta can thiệp điều tiết, điều khiển hay quản lý nền kinh tế, nhìn từ góc độ khác nhau mà ta có thể hiểu sự tác động của nhà nước là can thiệp, điều tiết, điều khiển hay quản lý nến kinh tế . Bốn khái niệm này không có sự khác nhau là tuyệt đối. Tuy nhiên ta có thể hiểu như sau:
- Quản lý nền kinh tế là sự điều khiển nền kinh tế sao cho nó tự vận động đến các mục tiêu mong muốn, trong đó điều khiển bao hàm cả ý nghĩa giữ gìn và bảo vệ.
- Can thiệp, điều tiết là thao tác của chủ quản lý để điều khiển nền kinh tế tự vận động đến các mục tiêu mong muốn.
Nhà nước ta đóng vai trò quản lý nền kinh tế thị trường là đóng vai trò điều khiển nền kinh tế sao cho nó tự vận động đến các mục tiêu mong muốn bằng cách sử dụng các công cụ điều tiết và can thiệp mỗi khi cần thiết.
- Nhà nước quản lý kinh tế hay làm kinh tế ?Mặc dù không có nhà nước nào đứng trên nền kinh tế hay nằm ngoài nền kinh tế nhưng cần nhấn mạnh rằng: Nhà nước theo nguyên nghĩa của từ này không làm kinh tế mà cũng không quản lý kinh tế . Người ta chỉ gọi “làm kinh tế” hay “quản lý kinh tế” khi chủ thể của hoạt động này nhận thức được rằng: Tài nguyên là khan hiếm một cách tương đối cho dù đất nước ở bất cứ trình độ nào trên thang bậc của nền văn minh nhân loại. Chính vì vậy chính phủ luôn phải lựa chọn các phương án phát triển kinh tế sao cho với một nguồn lực hiện như đang có của nền kinh tế có khả năng thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư về hàng hóa, và dịch vụ, các doanh nghiệp phải lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh sao cho đạt được lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa nhà nước và các doanh nghiệp là ở chỗ:
+Các doanh nghiệp làm kinh tế thì tính hiệu quả kinh tế b

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top