ghet_chua_kia

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện chiến lược thị trường phần mềm cho công ty S3I





Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, cả thế giới đã được chứng kiến sự phát triển và lớn mạnh như vũ bão của ngành công nghệ thông tin nói chung và của ngành công nghiệp phần mềm nói riêng. Sự lớn mạnh của công nghệ thông tin đang là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phần mềm. Qua khảo sát tại 217 doanh nghiệp trong cả nước, đã có 77% doanh nghiệp cho rằng công nghệ thông tin giúp tăng năng suất lao động; 43% cho rằng công nghệ thông tin làm tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ; 59% đánh giá công nghệ thông tin làm tăng khả năng cạnh tranh và 6% ghi nhận công nghệ thông tin còn mang lại các hiệu quả khác





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế.
Cơ hội thứ ba đối với doanh nghiệp Việt Nam đó là môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện. Hội nhập sẽ thúc đẩy các cơ quan nhà nước tích cực đổi mới thể chế, chính sách, sắp xếp lại tổ chức quản lý và làm trong sạch đội ngũ công chức, cải cách thủ tục hành chính, chống quan liêu tham nhũng… thuận lợi hơn cho việc nâng cao hiệu quảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có và phát triển thêm nhiều doanh nghiệp tư nhân mới.
Thứ tư: đó là việc tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại doanh nghiệp nước phù hợp với yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là thời cơ để doanh nghiệp tiếp thu kinh nghiệm, kể cả bố trí ngoài mà tái cấu trúc doanh nghiệp một cách thật khẩn trương, kể cả bố trí bộ máy, sắp xếp lại nhân sự, triển khai các quan hệ liên doanh, liên kết….
Một cơ hội nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đó là các cuộc tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết công bằng hơn. Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam bị kiện, đó là trên sân của nứơc sở tại, theo luật của nước họ nên thường không công bằng. Ngày nay, khi Việt Nam là thành viên của WTO, doanh nghiệp nước ta sẽ được bảo vệ trước những tranh chấp thương mại theo điều lệ của WTO, được đối xử công bằng hơn. Đây là cơ sở rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường quốc tế.
*Thách thức
Thách thức đầu tiên đối với các doanh nghiệp Thách thức đầu tiên đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất gạch Ceramic ở Việt Nam hiện nay là thị trường ngành này đang bão hoà, nhu cầu đối với sản phẩm gạch men ốp lát đã giảm mạnh trong các năm qua. Do vậy mà nguy cơ thị trường trong nước của các doanh nghiệp trong thời gian tới bị thu hẹp là khó tránh khỏi.
Ngoài ra, bên cạnh những cơ hội của các doanh nghiệp khi Việt Nam ra nhập WTO thì thách thức đối với các doanh nghiệp cũng không phải ít.
Thách thức lớn nhất là việc mở cửa thị trường nội địa với thuế suất thấp, do vậy nếu doanh nghiệp không sản xuất được sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao thì nguy cơ bị xâm chiếm thị trường và rủi ro dẫn đến thất bại là rất cao.
Thách thức thứ hai là hầu hết các doanh nghiệp chưa nắm rõ những vấn đề mà họ có thể gặp phải sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các thông tin mà các doanh nghiệp cần biết là: Lộ trình thực hiện công tác quản lý hành chính; lộ trình thực hiện thủ tục hải quan, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sau khi gia nhập WTO, những định hướng phát triển của chính phủ với từng ngành nghề. Vì vậy, việc thực hiện các chiến lược thị truờng của các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn nếu không nắm rõ được những thông tin này. thậm chí có thể dẫn đến sai lầm, đi chệch hướng.
Thách thức thứ ba của doanh nghiệp là sức ép về thời gian. Đối với doanh nghiệp nhà nước đã quen với ưu đãi từ chính sách của chính phủ, chính sách của các tỉnh, thành phố, ngành thì việc gia nhập WTO khiến các doanh nghiệp này phải đối mặt với nhiều tập đoàn công ty quốc tế có tiềm lực mạnh. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân sẽ bị sức ép nhanh hơn bởi phẩn lớn các lĩnh vực Việt Nam mở cửa sớm hay các mặt hàng thực hiện cắt giảm thuế ngay là địa bàn chủ yếu của kinh tế tư nhân. Trong khi một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ chủ yếu lại có lộ trình mở cửa dần dần. Do đó các doanh nghiệp tư nhân sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh quốc tế ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Thời gian cho các doanh nghiệp thực hiện cải cách điều chỉnh các chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược thị trường nói riêng không còn nhiều, do đó nếu không có sự gấp rút chuẩn bị hội nhập thì nguy cơ không bảo toàn được thị trường có chứ chưa nói tới phát triển thị trường mới của các doanh nghiệp Việt Nam là rất dễ xảy ra.
1.3 Đối thủ cạnh tranh của các công ty phần mềm
1.3.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Cạnh tranh luôn là một yếu tố không thể thiếu buộc các doanh nghiệp phải đương đầu khi tham gia bất cứ một thị trường nào. Cạnh tranh luôn có tính hai mặt của nó thúc đẩy và kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Và cũng nhờ tính hai mặt đặc thù đó mà cạnh tranh luôn thu hút được sự chú ý không nhỏ của cả hai bên: doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Phầm mềm là một loại sản phẩm đặc biệt, là sự kết hợp hài hoà giữa những tinh hoa của công nghệ thông tin và chất xám của loài người. và tính chất đó nên phần mềm trở thành một loại sản phẩm rất khó định lượng và cả định tính. Và cũng chính vì tính chất đó của phần mềm, nó làm cho việc cạnh tranh trong thị trường phần mềm trở nên phức tạp và tinh vi hơn so với việc cạnh tranh giữa những sản phẩm hàng hoá thông thường.
Hiện thị trường phần mềm Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp tham gia dù quy mô đa số mới chỉ là vừa và nhỏ nhưng không vì thế mà không khí cạnh tranh lại kém phần sôi động. Có thể nói, đối thủ cạnh tranh của S3I là tất cả các doanh nghiệp phần mềm còn lại trên thị trường. Nhưng nhìn chung, với mỗi một thời kỳ công ty lại tung ra thị trường những sản phẩm nhất định, cho nên những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty cũng vì thế mà thay đổi theo thời gian.
Hiện tại, công ty chú trọng vào việc bán và giới thiệu sản phẩm phần mềm S3ICRM - phần mềm quản lý quan hệ khách hàng. Đây không phải là sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường, vì trước đó đã có nhiều phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tương tự nhưng là của các công ty phần mềm nước ngoài , có trình độ nhất định. Nắm được nhu cầu này, S3ICRM được tung ra như một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng đầu tiên bằng tiếng Việt mang nhiều thuận lợi cho người sử dụng.
Ngay sau khi phần mềm S3ICRM chính thức ra mắt vào đầu tháng 7 năm 2005, công ty đã vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hai công ty phần mềm khác. Hai công ty này cũng đưa ra những phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tương tự như sản phẩm của công ty.
3.4.1 Công ty giải pháp phần mềm Đan Phong
Đây là đối thủ mạnh nhát của S3I tính ở thời điểm hiện tại. Đan Phong trước hết là một công ty có quy mô lớn và chuyên nghiệp hơn S3I. Không chỉ thế, công ty này còn có được nhiều giải thưởng công nghệ thông tin uy tín cũng như đã có sẵn một thị phần ổn định cho riêng mình. Công bằng mà nói, nếu xét trên phương diện cảm quan thì phần mềm EasyBiz CRM (Customẻ Relation Management) của công ty Đan Phong có giao diện và hình thức đóng góp hơn S3I VENUS rất nhiều. Hơn nữa, nhờ biết dựa vào ưu thế là tính chuyên nghiệp và uy tín của mình, EasyBiz ngay từ khi xuất hiện đã nhanh chóng làm lu mờ BSC VENUS và chiếm được một thị phần lớn, vốn trước đây là của công ty S3I mặc dù xét về mặt chức năng thì EasyBiz không bằng được S3I VENUS.
3.4.2 Công ty cổ phần phần mềm ESP
Đây cũng là một đối thủ cạnh tranh khác của công ty S3I tính chuyên nghiệp và quy mô thì công ty ESP không bằng công ty S3I nhưng đây cũng là đối thủ mà S3I không thể lơ là.
Công ty cổ phần phần mềm ESP mới chỉ thành lập được kho...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top