Download miễn phí Đề án Đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thập kỷ 90 và những năm đầu thế kỷ 21





MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ & CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 3

I.Chính sách tiền tệ và mục tiêu đặt ra cho chính sách tiền tệ 3

1. Chính sách tiền tệ 3

2. Vai trò của Ngân hàng trung ương trong quá trình kiểm soát lượng tiền 4

3. Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ. 6

II. Công cụ của chính sách tiền tệ. 9

1. Công cụ gián tiếp. 9

2. Công cụ trực tiếp 13

 

PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG THỜI GIAN TỪ NHỮNG NĂM 90 ĐẾN NAY 16

I. Vài nét về tình hình hoạt động của NHNN Việt Nam trong thời gian qua. 16

II. Thực trạng sử dụng công cụ chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong những năm 90 trở lại đây. 17

1. Về lãi suất 17

3. Chính sách tái cấp vốn. 19

3. Tỷ giá 20

4. Dự trữ bắt buộc. 22

5. Nhiệp vụ thị trường mở (NVTTM) 24

 

PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 26

I. Kinh nghiệm sử dụng các công cụ để điều tiết kinh tế ở các nước tư bản hát triển. 26

1. Quá trình sử dụng các công cụ để điều tiết kinh tế của hê thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ(FED) 26

2. Quá trình sử dụng những công cụ của chính sách tiền tệ của NHTW Pháp( BDF) 27

3. Quá trình sử dụng công cụ CSTT của NHTW NHật Bản( BOJ) 27

4. Quá trình sử dụng công cụ chính sách tiền tệ của NHTW Hàn Quốc( BOK) 28

5. Bài học rút ra từ quá trình điều tiết công cụ chính sách tiền tệ ở các nước tư bản phát triển. 29

II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ CSTT ở Việt Nam. 29

 

KẾT LUẬN 33

 

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 34

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g chế dư nợ của các NHTM, từ đó nó quyết định lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế vì mỗi khoản vay cấu thành dư nợ của các NHTW thì tương đương với nó là một nguồn vốn tiền gửi huy động, từ đó ảnh hưởng đến tỉ trọng vốn tín dụng so với lượng tiền cung ứng. Ngược lại khi NHTW giảm hạn mức tín dụng thì khả năng cho vay của các NHTM giảm do đó giảm khả năng tạo tiền và dẫn đến giảm lượng tiền cung ứng.
2.1.3 Ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng công cụ hạn mức tín dụng.
Điều kiện vận dụng: Để vận dụng hạn mức có hiệu quả thì khi đưa ra hạn mức tín dụng bao giờ cũng nhỏ hơn nhu cầu vay của nền kinh tế; dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền, khi đó một sự thay đổi hạn mức tín dụng sẽ có tác động vào vốn trong nền kinh tế nhiều hơn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hạn mức tín dụng nhỏ hơn nhu cầu vay bao nhiêu là hợp lý? Nếu hạn mức tín dụng là quá nhỏ so với nhu cầu vốn thì các NH dễ độc quyền tín dụng và ảnh hưởng đến lãi suất. Nhưng nếu hạn mức tín dụng lại lớn hơn so với yêu cầu thì sự thay đổi hạn mức tín dụng dường như là không có hiệu quả.
Ưu điểm: Hạn mức tín dụng là công cụ mang tính hành chính nên NHTW chủ động thay đổi qui định hạn mức theo mong muốn để đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Mặt khác đây là công cụ tác động trực tiếp vào khối lượng tiền cung ứng nên nó tỏ ra có hiệu quả ngay tức thời. Trong trường hợp khi các công cụ gián tiếp không phát huy hiệu quả do thị trường tiền tệ chưa phát triển hay do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm so với lãi suất, hay NHTW không có khả năng khống chế và kiểm soát được sự biến động của vốn khả dụng của hệ thống NHTM thì công cụ hạn mức tín dụng là cứu cánh của NHTW trong điều tiết lượng tiền cung ứng.
Tuy nhiên hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao bởi nó thiếu linh hoạt và đôi khi ngược lại chiều hướng biến động của thị trường tín dụng do đó đẩy lãi suất lên cao hay làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM.
2.2 Lãi suất.
2.2.1Khái niệm về lãi suất.
Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỷ lệ % của phần tăng thêm này so với phần vốn ban đầu được gọi là lãi suất. Hàng hoá có giá cả, việc sử dụng vốn vay trong một thời gian cũng có giá cả của nó. Như vậy: “lãi suất là giá cả của quyền lực được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó”.
Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá trị lớn hơn đồng tiền nhận được trong ngày mai. Khi người cho vay chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho người khác nghĩa là anh ta hi sinh đi chi phí cơ hội của việc anh ta sử dụng tiền. Có thể nói lãi suất mà người cho vay nhận được tương đương với chi phí cơ hội của việc giữ tiền của anh ta. Như vậy lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cá nhân do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sự lựa chọn của họ: đều cùng một lượng tiền họ có thể cất trong túi, mua sắm hay đầu tư hay gửi tiết kiệm. . . Xét trên phạm vi toàn xã hội thì quyết định này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia. Do những ảnh hưởng đó, lãi suất là một trong những biến số được quản lý và theo dõi chặt chẽ trong nền kinh tế và diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.2.2.Cơ chế tác động
Lãi suất là công cụ thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua công cụ lãi suất, NHTW có thể thực hiện mục tiêu thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, thực hiện mục tiêu kìm hãm và kiểm soát lạm phát hay kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi NHTW tăng lãi suất thì nhu cầu đầu tư giảm dẫn đến cầu tín dụng giảm dẫn đến lượng tiền cung ứng giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm thì MS tăng lên.
2.2.3.Ưu nhược điểm
Công cụ lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ tác động trực tiếp mạnh mẽ đến tổng tiền cung ứng. Tuy nhiên với việc ấn định mức lãi suất thì nó làm giảm mạnh mẽ tính linh hoạt của thị trường tiền tệ. Bởi vậy xu thế hiện nay, để khắc phục hạn chế đó các quốc gia đều hướng tới tự do hoá lãi suất.
2.3. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái với những thuộc tính đặc biệt của nó là một trong những yếu tố tác động tới hoạt động của nền kinh tế. Tuỳ theo sự thay đổi của nó mà tác động tích cực hay tiêu cực tới các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và mối quan hên kinh tế với các nước khác trên thế giới. Bởi vậy các quốc gia ngày nay luôn phải nỗ lực tìm ra cho mình chính sách tỷ giá, những biện pháp quản lý ngoại tệ tối ưu nhằm thực hiện những mục tiêu mà chính sách tiền tệ đặt ra.
2.3.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Về hình thức, tỷ giá hối đoái là giá đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng các đơn vị tiền tệ nước ngoài; là hệ số đồng tiền này sang đồng tiền khác, được xác định bằng mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ.
Về nội dung, tỷ giá hối đoái là phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ( sự vận động của vốn, tín dụng. . .) giữa các quốc gia. Ví dụ: Tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ so với đồng Việt nam ngày 7 / 9 / 2002 như sau:
VND / USD = 15.320 có nghĩa là 1USD đổi được 15.320 đồng Việt nam.
2.3.2. Cơ chế tác động của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập vào quá trình phân công lao động quốc tế. Đồng thời khi thông qua tỷ giá hối đoái, người ta có thể đánh giá về sự ổn định của đồng tiền bản tệ và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng tức là số lượng nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ tăng hay đồng nội tệ mất giá.
phần II: Thực trạng sử dụng các công cụ
của chính sách tiền tệ trong thời gian từ những năm 90 đến nay
I. Vài nét về tình hình hoạt động của NHNN Việt Nam trong thời gian qua.
Theo nghị định 53 ngày 26 /3 /1988 hệ thống NH chia làm 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước hoạt động với tư cách là NH độc quyền phát hành tiền, là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là cơ quan quản lý ngoại hối của Nhà nước. Với chức năng như vậy NHNN Việt nam thực sự trở thành một NHTW.
Pháp lệnh NHNN 5 /1990 thực sự đánh dấu bước đổi mới căn bản hoạt động của hệ thống NH Việt nam và khẳng định lại sự đúng đắn của cải cách NH trong nghị định 53.
Trong thời gian qua, để thực hiện vai trò là một NHTW Ngân hàng Nhà nước việt nam đã không ngừng đổi mới cho phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Nhờ đó toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động của NH Việt nam đã được đổi mới sâu sắc và đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Nhờ đổi mới toàn diện chính sách tiền tệ từ hoạch định ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng Khoa học Tự nhiên 0
Q Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đ Khoa học Tự nhiên 0
T Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn Môn đại cương 3
T Đáp án đề thi 152,134 Tiếng Anh đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội English 0
Y [Free] Đề án Đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
K Đề án Đánh giá tác động của hoạt động xúc tiến bán tới việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty V Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của chính phủ, đánh giá và kiến nghị giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
T Đề án Đánh giá thực hiện công việc trong các chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tr Tài liệu chưa phân loại 0
K Vấn đề đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về ma tuý Tài liệu chưa phân loại 2
C Đề án Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chín Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top