Download miễn phí Đề án Qúa trình vươn ra thị trường nước ngoài của công ty may Thăng Long- Những cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay





MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

I- Qúa trình vươn ra thị trường nước ngoài của công ty may Thăng Long 3

2. Phân tích quá trình vươn ra thị trường nước ngoài của công ty 6

2.1. Động cơ vươn ra thị trường nước ngoài của công ty 6

2.2. Những rào cản trong quá trình vươn ra thị trường nước ngoài của công ty may Thăng Long 7

II- Những cơ hội và thách thứch đối với công ty may Thăng Long trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay 10

1. Những cơ hội 10

2. Thách thức đối với công ty trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay 11

III- Bài học kinh nghiệm 12

1. Phải phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng của sản phẩm trên thị trường 12

2. Tạo uy tín cho sản phẩm 13

3. Đổi mới sản phẩm và theo dõi sản phẩm trên thị trường 13

4. Nâng cao hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 13

5. Nâng cao trình độ quản lý và tay nghề công nhân 13

Kết Luận 15

Danh mục tài liệu tham khảo 16

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ường nước ngoài đã gặp phải. Vì thế, với những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường và những thông tin thực tế thu thập được, em mạnh dạn xin viết đề tài:”Qúa trình vươn ra thị trường nước ngoài của công ty may Thăng Long- Những cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay”, nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Với trình độ và kiến thức có hạn của em cho nên việc tiếp cận đề tài này không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn có cùng sự quan tâm đến đề tài này, để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Qua đây em xin bày tỏ lòng Thank trân thành tới cô giáo TS Nguyễn Thị Hường đã hết sức tận tình giúp đỡ chỉ bảo để đề tài này được hoàn thành.
Nội dung chính của đề án này gồm 3 phần chính:
I- Qúa trình vươn ra thị trường nước ngoài của công ty may Thăng Long
II- Những cơ hội và thách thức đối với công ty trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay
III- Bài học kinh nghiệm
I- Qúa trình vươn ra thị trường nước ngoài của công ty may Thăng Long
1. Giới thiệu quá trình vươn ra thị trường của công ty
Công ty may Thăng Long được thành lập ngày 5-8-1958, lúc bấy giờ có tên là Công ty may xuất khẩu Hà Nội. (Từ 1980 đổi thành xí nghiệp may Thăng Long, rồi công ty ). Ban đầu công ty thuộc bộ Ngoại thương, sau đó chuyển thành Bộ Nội thương, rồi Bộ Công nghiệp nhẹ và nay thuộc Bộ Công nghiệp. Đây là một trong những cơ sở làm hàng xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam. Tuy vậy, lúc đầu cũng mới nhận làm một số hàng đơn giản như đồ bảo hộ lao động, ga gối cho các bệnh viện... Những mặt hàng này được xuất sang các nước XHCN Đông Âu lúc bấy giờ theo các hiệp định thư ký giữa chính phủ ta và chính phủ các nước đó. Sau đấy, công ty tiến thêm một bước nữa, may mặc hàng áo sơ mi. Sản phẩm của Công ty có mặt tại thị trường Liên Xô và mở rộng tới Cộng hoà dân chủ Đức, được người tiêu dùng quan tâm và chấp nhận. Từ năm 1960 đến năm 1980, mặc dù gặp nhiều khó khăn do chiến tranh và hậu quả của chiến tranh, công ty vẫn tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, hiện đại để nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm. Thị trường tiêu thụ của công ty đã vươn tới Pháp, Hungari, Thuỵ Điển. Từ năm 1980 đến 1985, công ty chuyển hướng mạnh mẽ từ chỗ các vật tư và nguyên vật liệu do nhà nước cấp sang sản xuất và gia công hàng hoá bằng nguyên vật liệu do khách hàng đưa tới, chuyển từ xuất khẩu mậu dịch sang sản xuất gia công xuất khẩu. Có thể nói những năm từ 1980 đến 1988 là thời kỳ hoàng kim của công ty, là thời kỳ phát triển mạnh của công ty. Vào giai đoạn đó, mỗi năm công ty xuất đi 5 triệu chiếc áo sơ mi ( 3 triệu xuất sang thị trường Liên Xô, một triệu xuất sang Cộng hoà dân chủ Đức, một triệu chiếc còn lại dành những thị trường khác). Chiếc áo sơ mi Thăng Long trở thành nổi tiếng. Và không hẳn dễ gì để kiếm được một chiếc! Chiếc áo sơ mi trở thành niềm tự hào, là mặt hàng truyền thống của công ty.
Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã đề ra 3 chương trình kinh tế lớn của đất nước là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Công ty may Thăng Long được giao nhiệm vụ phải đẩy mạnh xuất khẩu và đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Nguyên phụ liệu không đủ cho sản xuất Công ty đã chủ động tạo nguồn nguyên vật liệu với Unimex, với Nhà máy dệt 8/3 và với nhiều đơn vị khác để thực hiện cho được tiến độ sản xuất và kế hoạch Nhà nước giao cho. Được phép của Bộ Công nghiệp công ty chuyển sang cách xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng trực tiếp với nước ngoài mua nguyên vật liệu bán thành phẩm. Với cách mới này công ty có điều kiện chủ động hơn và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Đây thực sự là bước nhảy vọt trong thời kỳ 1986-1989. Nhưng sự phát triển đó không còn nữa khi bắt đầu từ 1989 những khó khăn ập tới.
Thị trường truyền thống là các nước XHCN Đông Âu dần dần mất đi. Năm 1990, thị trường Đức không còn. Năm 1991, Liên Xô và hệ thống XHCN Đông Âu tan rã. Các hiệp định ký giữa Việt Nam và các nước trên không còn hiệu lực. Hàng hoá không còn nơi tiêu thụ. Công ty may Thăng Long đứng trước một sự hẫng hụt lớn. Đang xuất khẩu trên 5 triệu chiếc sơ mi mỗi năm. Lúc này trở về điểm không.
Thêm vào đó, bắt đầu từ 1989, đất nước từng bước chuyển đổi cơ chế, từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Cái cũ, lạc hậu phải bỏ, cái mới phù hợp hơn còn đang hình thành. Song con đường đi là thế nào thì không phải một sớm một chiều đã nhìn thấy ngay.Tất cả đang ở giai đoạn thử nghiệm mò mẫm.
Năm 1990, công ty bắt đầu làm quen với thị trường Tây Đức và Thụy Điển. Đương nhiên ở giai đoạn mới phải làm dè dặt như thể một thử nghiệm. Vừa làm vừa xem chừng để rút kinh nghiệm... Nhằm có quần áo bán ra, công ty cố gắng sử dụng nguyên liệu trong nước, công ty cử người đi các cơ sở dệt, chọn vải, chọn mẫu, xem xét chất lượng để chào hàng và mặt hàng này xuất sang Thụy Điển, có hiệu quả.
Năm 1990,1991, công ty mạnh dạn cho ra đời sản phẩm mới: quần áo Jin. Đây là mặt hàng vải cứng khó may và khó tìm nguyên liệu. Để giải quyết hai khâu này, một mặt công ty đưa công nghệ may quần áo Jin vào sử dụng, mặt khác khai thác triệt để nguyên liệu sẵn có. Song, để có mầu hợp thị hiếu, vải phải nhuộm, phải mài, sản phẩm làm ra đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Công ty đã chào hàng và gửi mẫu hàng cho các bạn hàng, ngay lập tức công ty đã ký được hợp đồng xuất sang Tây Đức được hàng trăm ngàn chiếc.
Những cách trên là “biện pháp tình thế”, nhưng rõ ràng là tạo ra được lợi nhuận, công nhân có công ăn việc làm, tạo đà cho sự phát triển ở những năm sau này.
Khi thị trường cũ không còn, tạo ra thị trường mới là nhiệm vụ sống còn của cơ sở sản xuất. Tồn tại hay không cũng là ở chỗ ấy. Những năm 1990-1991,đồng thời với việc tìm kiếm thị trường ở Tây Âu, công ty tiến hành tìm thêm bạn hàng mới ở châu á. Nơi có nhiều yếu tố thuận lợi nhất là Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi bắt tay làm việc không phải không gặp trở ngại. Một trong những trở ngại đó là mẫu mã yêu cầu rất phức tạp, đồng thời hàng phải đảm bảo chất lượng cao. Cái khó ló cái khôn. Chính nhờ làm hàng có mẫu mã phức tạp, có chất lượng mà tay nghề của đội ngũ công nhân được nâng cao.
Thời kỳ trước, hợp đồng ký với số lượng sản phẩm lớn, thì nay mỗi hợp đồng chỉ vài ba ngàn sản phẩm. Đã vậy mặt hàng lại đa dạng(Jakét, sơ mi...). Thị trường mới có những yêu cầu rất cao, đòi hỏi phải có cố gắng lớn. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty không chịu bó tay, với uy tín và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhiều năm trong thị trường may mặc, cộng với sự nỗ lực của các cán bộ, sự hỗ trợ to lớn về cơ chế, chính sách của Nhà nước nên công ty đã tìm được các thị trường mới, thích ứng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, từng bước ổn định sản xuất.Từ 1992 công ty đã sản xuất theo các đơn đặt hàng và nhận gia công cho các bạn hàng

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top