nganhang2k2008

New Member

Download miễn phí Đề tài Mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam





Thực tiễn đổi mới kinh tế - xã hội ở một số nước theo hướng phát triển KTTT đã chứng tỏ rằng, nền KTT mà chúng ta đang xây dựng không phải là "tàn dư" của CNTB, cũng không phải là cái mà chúng ta bị bắt buộc, phải miễn cưỡng chấp nhận. Nó cũng không phảo là "bước quá độ" trong qúa trình đi lên CNXH và sẽ được vượt qua khi CNXH đã thắng lợi. Kinh tế thị trường XHCN là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế và nền văn minh nhân loại, là trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế nhân loại sau kinh tế thị trường TBCN lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới không phải là sự xoá bỏ nền KTTT nói chung, mà là sự quá độ từ nền kinh tế thị trường TBCN sang nền kinh tế thị trường XHCN.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhầm lẫn mặt đối lập nói chung với mâu thuẫn vì không phải mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn, chỉ những mặt đối lập nào liên hệ với nhau thành một chỉnh thể, tác động qua lại với nhau mới tạo thành mâu thuẫn.
1. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất.
Các mặt đối lập, nói chung đều phải cùng tồn tại trong một thể thống nhất. Thống nhất của các mặt đối lập chỉ sự liên hệ, ràng buộc, quy định lẫn nhau giữa các đối lập chỉ sự liên hệ, ràng buộc, quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Thí dụ: trong một nguyên tử bao giờ cũng tồn tại điện tích âm của các clectra và điện tích âm dương của các proton, trong cơ thể sinh vật bao giờ cũng tồn tại hai quá trình là đồng hoá và dị hoá, trong xã hội bao giờ cũng tồn tại hai quá trình là đồng hoá và dị hoá, trong xã hội tư bản chủ nghĩa bao giờ thì giai cấp tư sản và giai cấp vô sản luôn đi song hành với nhau.
Đấu tranh ở đây được hiểu là một quá trình. Đầu tiên, sự vật ở trạng thái chứa đựng những khác nhau giữa các thuộc tính, các khuynh hướng của nó. Dần dần những khác nhau đó hợp thành những mặt đối lập, lúc đó tranh đấu giữa các mặt đối lập mới thực sự diễn ra. Đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra rằng trong sự vật cũ, cái mới, cái tiến bộ đang nảy sinh phát triển, chống lại cái cũ, cái lỗi thời. Do đó, đấu tranh giữa các mặt đối lập về thực chất là đấu tranh là đấu tranh giữa cái mới đang nảy sinh và cái cũ, cái lỗi thời đang kìm hãm nó. Xu hướng chung, tất yếu của đấu tranh là cái mới ra đời chiến thắng cái cũ.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông thường, khi nó mới xuất hiện, các mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. tất nhiên, không phải sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ có những khác nhau nào tồn tại trong một sự vật nhưng liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển thì các mặt đối lập ấy mới hình thành bước đầu của một mâu thuẫn. Khi các mặt đối lập của một mâu thuẫn phát triển tới giai đoạn xung đột gay gắt thì nó biến thành độc lập. Lúc này, cái cũ sẽ bị cái mới đánh bại, mất đi, cái mới ra đời thay thế vào chỗ cái cũ. Như vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập cũ nay đã bị thay thế bởi sự thống nhất của cái mặt đối lập mơí. Các mặt đối lập mới sinh ra lại tiếp tục đấu tranh, chuyển hoá thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật mới xuất hiện. Cứ thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật phát triển, biến đổi không ngừng, từ thấp lên cao. Chính vì vậy, ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
2. Chuyển hoá của các mặt đối lập.
Trước hết, cần phân biệt rõ ràng rằng không phải bất kỳ sự đấu tranh của các mặt đối lập đều dẫn tới sự chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển tới một trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết thì mới dẫn tới chuyển hoá, bài trừ và phủ định nhau trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập diễn ra một cách tự phát còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải trải qua hoạt động có ý thức của con người.
Do vậy, ta không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc mà phải nên hiểu rằng đó chính là mâu thuẫn chuyển hoá theo hai cách:
+ Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng tất nhiên là phải ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật.
Thí dụ: Các yếu tố trong lòng xã hội tư bản mâu thuẫn, đấu tranh, chuyển hoá lẫn nhau để chuyển sang một xã hội tiến bộ hơn, văn minh hơn: đó là xã hội XHCN.
+ Các mặt đối lập kết hợp với nhau, cùng chuyển hoá thành sự vật mới với tư cách là sự tổng hợp những yếu tố, khuynh hướng tiến bộ, tích cực của các mặt đối lập cũ.
Thí dụ: Trong sinh học, di truyền và biến dị là hai mặt đối lập hoàn toàn nhau song chúng đã kết hợp với nhau để tạo ra những giống, loài mới tốt hơn nhưng giống loài cũ song vẫn giữ được các đặc tính tốt của giống loài cũ đó.
+ Cả hai mặt đối lập đều chuyển hoá thành chất mới.
Thí dụ: Việt Nam đã có bước chuyển mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Vậy, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều là thống nhất của các mặt đối lập. Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau tạo ra mâu thuẫn. Nó là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới. Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tạm thời, tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập mới là tuyệt đối.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới sự chuyển hoá giữa chúng, làm cho mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Trong sự vật mới lại tồn tại mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại tiếp tục đấu tranh với nhau làm sự vật ấy chuyển hoá thành sự vật mới khác tiến bộ ohưn. Quá trình đó lặp đi lặp lại không ngừng tạo nên nguồn gốc, động lực của sự phát triển, đó lạ thống nhất, sự đấu tranh của sự phát triển.
II- Đặc điểm kinh tế thị trường và thực trạng kinh tế thị trường ở Việt Nam.
1. Kinh tế thị trường là gì?
Để trả lời câu hỏi này cũng đã có rất nhiều ý kiến khác nhau của rất nhiều người. Có người cho rằng kinh tế thị trường đồng nghĩa với xã hội. Những gì diễn ra trong xã hội khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường thì đều là kinh tế thị trường. Có người lại cho rằng kinh tế thị trường chỉ là những quan hệ kinh tế hoạt động trên cơ sở trao đổi và chỉ bằng trao đổi, người ta sẽ có được những gì mình cần, nhiều hơn và tốt hơn nếu để tự bản thân mình sx…
Song, thực tế, kinh tế thị trường hiểu một cách thấu đáo và chính xác thì nó chính là một kiểu quan hệ kinh tế – xã hội mà trong đó sản xuất và tái sản xuất xã hội gắn liền với thị trường, tức là gắn chặt với quan hệ hàng hoá - tiền tệ, với quan hệ cung - cầu…. Trong nền kinh tế thị trường, nét biểu hiện có tính bề mặt của đời sống xã hội chính là quan hệ hàng hoá.
2. Đặc điểm kinh tế thị trường XHCN.
Ngoài những nét chung với kinh tế thị trường TBCN như: mọt nền sản xuất hàng hoá với sự liên kết, trao đổi trên quy mo lớn, ở phạm vi quốc gai và quốc tế với sự phát huy đầy đủ những qui luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu… nền kinh tế thị trường XHCN còn có một số nét đặc trưng riêng như:
- Là một nền kinh tế nhiều thành phần nhưng dựa trên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, tức là sự làm chủ của người lao động đối với những tư liệu chủ yếu của xã hội.
- Trong nền kinh tế thị trường XHCN, quy luật p...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Mâu thuẫn biện chứng của quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Mâu thuẫn biện chứng với việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
S [Free] VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỂ GIẢI QUYẾT Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
M Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCH ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
B Những mâu thuẫn biện chứng của quá trình hội nhập vào tổ chức thế giới WTO của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Mâu thuẫn biện chứng với quá trình xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Mâu thuẫn biện chứng và những biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướn Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top