tctuvan

New Member
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Hoạt động tín dụng đạt chất lượng tốt khi nó đạt được những mục tiêu đặt ra. Khi ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng hướng tới 2 mục tiêu cơ bản: an toàn và sinh lời. Ngoài ra ngân hàng còn mong muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu về vốn của khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng cần đo lường được mức độ đạt được các mục tiêu trên.
1. Các chỉ tiêu định lượng:
a. Mục tiêu an toàn
- Việc tuân thủ các chỉ tiêu đảm bảo an toàn TD trong các quy định của cơ quan quản lý nhà nước
- Tỷ lệ Nợ rủi ro/ Tổng dư nợ (Nợ các nhóm từ 2 đến 5 trên Tổng dư nợ)
- Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ có bảo đảm trên Tổng dư nợ
- Tỷ lệ (Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng + Giá trị tài sản đảm bảo)/ Tổng dư nợ hay
(Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng + Giá trị TSĐB của nợ nhóm 2 đến 5)/Tổng Dư nợ nhóm 2 đến 5
- Tỷ lệ món nợ phải cơ cấu lại thời gian trả nợ/Tổng số món nợ trong 1 thời kỳ (năm)
- Tỷ lệ món nợ không trả nợ đúng hạn/Tổng số món nợ trong 1 thời kỳ (năm)
- Số ngày khách hàng phải chờ trước khi nhận được quyết định tín dụng của ngân hàng
b. Mục tiêu sinh lợi
- Thu lãi từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ
- Lãi từ hoạt động tín dụng thực thu/Lãi dự thu
- Lãi treo/lãi dự thu
- (Thu lãi từ hoạt động tín dụng – Chi phí hoạt động tín dụng)/ Tổng dư nợ
2. Các chỉ tiêu định tính:
- Mức độ phân bố các khoản tín dụng giữa các khách hàng thuộc các nhóm khác nhau
- Sự tuân thủ các quy định và chính sách tín dụng của NHNN và của chính Ngân hàng
- Sự đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Chú ý:
- Các chỉ tiêu Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ, Dư nợ phản ánh quy mô, không phải chất lựợng TD
- Chỉ tiêu vòng quay vốn không phù hợp để đo lường chất lượng TD vì khi NH cho vay T-DH có vòng quay vốn chậm, nhưng vẫn an toàn và sinh lời
- Chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng vốn (Dư nợ/Vốn huy động) phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nói chung của NH chứ không phải hiệu quả hoạt động tín dụng
- Cần phân biệt rõ Nợ quá hạn, Nợ Rủi ro và Nợ xấu (Xem QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
o Nợ quá hạn là Nợ đến hạn mà khách hàng không trả được. Tuy nhiên đối với món vay được trả làm nhiều lần (trả góp), khi khách hàng không trả được nợ vào 1 kỳ nhất định trong thời gian vay, không có quy định rõ ràng là NH phải chuyển dư nợ chưa trả kỳ đó hay toàn bộ dư nợ còn lại sang nợ quá hạn. Hơn nữa, NH có thể gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, làm cho món nợ đến hạn trả mà khách hàng không trả được sẽ không bị chuyển nợ quá hạn.→ NQH không phải là chỉ tiêu đáng tin cậy để đánh giá RRTD.
o Nợ Rủi ro: là Nợ có dấu hiệu rủi ro mà Ngân hàng đánh giá là khách hàng có dấu hiệu khó khăn về khả năng trả nợ (Nợ từ nhóm 2 đến Nhóm 5). Nợ rủi ro không nhất thiết là Nợ quá hạn vì có những khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại vẫn có thể cho vào Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn). Ngược lại, có những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ (không phải là nợ quá hạn) hay những khoản Nợ đủ tiêu chuẩn của khách hàng có ít nhất 1 món vay bị xếp vào nhóm nợ Rủi ro (từ nhóm 2 đến nhóm 5) thì tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất trong các món nợ của khách hàng đó.
o Nợ xấu là Nợ có rủi ro từ nhóm 3 đến nhóm 5, bao gồm cả các khoản nợ quá hạn lâu (>90 ngày) và nợ có biểu hiện rủi ro (ví dụ như nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ).

→ Nợ Rủi ro và Nợ xấu là chỉ tiêu phù hợp để phản ánh RRTD (hay độ an toàn của danh mục tín dụng) chứ không phải là Nợ quá hạn.

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG

Để phản ánh rủi ro tín dụng, có thể dùng các chỉ tiêu

a. số món vay thuộc nợ từ nhóm 2 đến 5 / Tổng số món vay hiện hành
b. số món vay thuộc nợ từ nhóm 3 đến 5 / Tổng số món vay hiện hành
c. số món vay bị xử lý rủi ro / Tổng số món vay hiện hành
d. Giá trị Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 / Dư nợ bình quân trong kỳ
e. Giá trị Dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 / Dư nợ bình quân trong kỳ
f. Giá trị Dư nợ bị xử lý rủi ro / Dư nợ bình quân trong kỳ
Chú ý:

o Nợ quá hạn là Nợ đến hạn mà khách hàng không trả được. Tuy nhiên đối với món vay được trả làm nhiều lần (trả góp), khi khách hàng không trả được nợ vào 1 kỳ nhất định trong thời gian vay, không có quy định rõ ràng là NH phải chuyển dư nợ chưa trả kỳ đó hay toàn bộ dư nợ còn lại sang nợ quá hạn. Hơn nữa, NH có thể gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, làm cho món nợ đến hạn trả mà khách hàng không trả được sẽ không bị chuyển nợ quá hạn.→ NQH không phải là chỉ tiêu đáng tin cậy để đánh giá RRTD.
o Nợ Rủi ro: là Nợ có dấu hiệu rủi ro mà Ngân hàng đánh giá là khách hàng có dấu hiệu khó khăn về khả năng trả nợ (Nợ từ nhóm 2 đến Nhóm 5). Nợ rủi ro không nhất thiết là Nợ quá hạn vì có những khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại vẫn có thể cho vào Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn). Ngược lại, có những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ (không phải là nợ quá hạn) hay những khoản Nợ đủ tiêu chuẩn của khách hàng có ít nhất 1 món vay bị xếp vào nhóm nợ Rủi ro (từ nhóm 2 đến nhóm 5) thì tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất trong các món nợ của khách hàng đó.
o Nợ xấu là Nợ có rủi ro từ nhóm 3 đến nhóm 5, bao gồm cả các khoản nợ quá hạn lâu (>90 ngày) và nợ có biểu hiện rủi ro (ví dụ như nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ).

→ Nợ Rủi ro và Nợ xấu là chỉ tiêu phù hợp để phản ánh RRTD (hay độ an toàn của danh mục tín dụng) chứ không phải là Nợ quá hạn.

- Không có định nghĩa thống nhất để xác định Nợ có vấn đề và Nợ khó đòi nên đây cũng không phải là chỉ tiêu phù hợp để phản ánh RRTD của NH
- Tính đa dạng hóa không phải là chỉ tiêu đo lường được RRTD do không nói lên được mức độ RRTD của NH, mà chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến RR
- Tương tự, xếp hạng TD là công cụ để phân loại khách hàng, đánh giá rủi ro của 1 khách hàng nhất định, trên cơ sở đó NH xếp món vay của khách hàng đó vào nhóm nợ 1, 2, 3, 4 hay 5. Nên xếp hạng TD cũng không phải là chỉ tiêu đo lường rủi ro của danh mục tín dụng của ngân hàng.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top