sweet_xiyuan

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 4
1.1.1. Phân loại tín dụng ngân hàng 5
1.1.2. Rủi ro tín dụng 8
1.2. Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại 14
1.2.1.Khái niệm về xếp hạng tín dụng nội bộ 14
1.2.2.Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng nội bộ trong Ngân hàng thương mại 15
1.2.2.2. Cung cấp những thông tin mang tính hệ thống về quá khứ và hiện tại của khách hàng là cơ sở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa quyết định chính xác 17
1.2.2.3. Là cơ sở để xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng 17
1.2.2.4. Góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của ngân hàng 18
1.2.2.5. Giúp ngân hàng xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính 18
1.2.3. Nội dung của công tác xếp hạng tín dụng trong Ngân hàng thương mại 19
1.2.3.1. Phương pháp được sử dụng để xếp hạng tín dụng 19
1.2.3.2. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại 24
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng thương mại 27
1.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại 27
1.3.1.1. Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng 27
1.3.1.2. Phương pháp và các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng 27
1.3.1.3. Mục đích của công tác xếp hạng tín dụng 28
1.3.1.4. Quy mô tín dụng của ngân hàng 29
1.3.1.5. Năng lực của người thực hiện xếp hạng tín dụng 29
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại 29
1.3.2.1. Quy định, chính sách của Nhà nước 30
1.3.2.2. Chuẩn mực kế toán 31
1.3.2.3. Thông tin về ngành nghề, thông tin tài chính của khách hàng vay 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 33
2.1. Tình hình hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 33
2.1.1. Tình hình hoạt động 33
2.1.1.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 35
2.1.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng 38
2.2. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV 42
2.2.1. Khái quát về hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ 42
2.2.1.1. Từ năm 2005 trở về trước 42
2.2.1.2. Từ năm 2006 đến nay 43
2.2.2. Đối tượng xếp hạng 44
2.2.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng 46
2.2.4. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ 47
2.2.4.1. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 47
2.2.4.2. Xếp hạng tín dụng cá nhân 55
2.2.4.3. Xếp hạng các tổ chức tín dụng 59
2.2.5. Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng 65
2.2.5.1. Tổ chức thực hiện 65
2.2.5.2. Tần suất chấm điểm 66
2.3. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 67
2.3.1. Kết quả đạt được 67
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 71
2.3.2.1. Tồn tại 71
2.3.2.2. Nguyên nhân 76
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 79
3.1. Giải pháp 79
3.1.1. Nhóm giải pháp về yếu tố kỹ thuật, chương trình 79
3.1.2. Nhóm giải pháp về yếu tố con người 83
3.1.3. Nhóm giải pháp khác 84
3.2. Kiến nghị 85
3.2.1. Đối với nhà nước 85
3.2.2. Đối với Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam 89
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Mô hình khái quát chấm điểm đối với các tổ chức kinh tế 47
Sơ đồ 2.2: Xác định quy mô doanh nghiệp 50
Sơ đồ 2.4: Mô hình khái quát chấm điểm đối với các tổ chức tín dụng 59


Bảng biểu
Biểu 2.1: Vốn chủ sở hữu qua các năm 2008-2009 35
Biểu 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 37
Biểu 2.3: Khả năng sinh lời 38
Biểu 2.4: Khả năng thanh khoản 39
Biểu 2.5: Hoạt động dịch vụ 40
Biểu 2.6: Cơ cấu theo dư nợ theo loại hình nghiệp vụ 41
Biểu 2.7: Danh sách các ngành kinh tế 48
Biểu 2.8: Tỷ trọng của chỉ tiêu tài chính và phi tài chính 54
Biểu 2.9: Thang điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 55
Biểu 2.10: Tỷ trọng chỉ tiêu về nhân thân và khả năng trả nợ 58
Biểu 2.11: Thang điểm xếp hạng tín dụng cá nhân 58
Biểu 2.12: Tỷ trọng của chỉ tiêu tài chính và phi tài chính 64
Biểu 2.14: Phân nhóm nợ 69
Biểu 2.8: Kết quả phân loại nợ tại thời điểm 31/12/2008 và 31/12/2009 70


LỜI MỞ ĐẦU

• Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn hết. Có thể nói rủi ro được xem như một yếu tố không thể tách rời quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường. Rủi ro trong cho vay còn được nhân lên gấp đôi, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu các rủi ro do những nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra.
Hoạt động ngân hàng thương mại bao gồm nhiều loại nghiệp vụ, nhưng tựu chung lại, đây là loại hình kinh doanh tiền tệ - tín dụng của một trung gian tài chính dựa trên cơ sở thu hút tiền của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. Như vậy, ngân hàng thương mại tiến hành các hoạt động nghiệp vụ của mình thông qua việc sử dụng không chỉ bằng vốn tự có, mà chủ yếu bằng vốn huy động của khách hàng. Nếu ngân hàng thương mại không thu hồi được số nợ mà họ đã cho vay thì ngân hàng thương mại không chỉ bị mất vốn tự có của bản thân mà còn có nguy cơ không thể hoàn trả được số tiền đã huy động của khách hàng. Vì vậy, tính chất trung gian tài chính đặt ra yêu cầu đầu tiên đối với ngân hàng thương mại là phải thường xuyên thu hồi được số vốn đã cho vay để duy trì khả năng hoàn trả số tiền huy động của khách hàng và bảo toàn vốn tự có của bản thân.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày càng lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong xu hướng đó, xếp hạng tín dụng là một biện pháp ngày càng được các ngân hàng chú ý sử dụng để đánh giá khách hàng vay vốn.
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam, trong những năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã không ngừng mở rộng mạng lưới, cải tiến công nghệ và hoàn thiện các quy trình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đồng thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Theo đó, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng theo chuẩn mực quốc tế đã ra đời, hỗ trợ đắc lực cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế, công tác xếp hạng tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng này của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, em muốn qua đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để hoàn thiện hơn nữa công tác xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
• Mục đích nghiên cứu
- Đi sâu vào phân tích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Qua đó, đánh giá được những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại của ngân hàng.
- Đưa ra những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
• Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Luận văn sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xếp hạng tín dụng các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác xếp hạng tín dụng các khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
• Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia.
• Nội dung, bố cục của luận văn
Luận văn gồm 03 chương (không bao gồm phần mở đầu và phần kết luận)
Chương 1: Tổng quan về xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Em xin chân thành Thank PGS. TS Nguyễn Thị Bất đã chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty CPTP Kinh Đô Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại Công ty cổ phần Lilama 69-3, giai đoạn 2005 - 2007 Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại an phát Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
B Hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top