thaixuan.nguyen

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

mụclục

mở đầu

nội dung

chương i:
tổng quan chung về hệ thống tỷ giá hối đoái
i.
một số vấn đề về tỷ giá hối đoái và các khái niệm liên quan
1.
thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái
2.
tỷ giá hối đoái thực tế
3.
các nhân tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá hối đoái
ii.
các hệ thống tỷ giá
1.
chế độ tỷ giá cố định
2.
chế độ tỷ giá cố định bretton woods
3.
sự can thiệp của nhà nước vào hệ thống tỷ giá hối đoái
chương ii:
hệ thống tỷ giá hối đoái ở việt nam
i.
sơ lược về hệ thống tỷ giá hối đoái ở việt nam từ năm 1955 đến nay
ii.
vấn đề tỷ giá hiện nay
chương iii:
những giả pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái
i.
những vấn đề tồn tại trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong thời gian qua
ii.
các giải pháp để hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái
kết luận

danh muc tài liệu tham khảo

phần ii: nội dung
chương i

tổng quan chung về hệ thống
tỷ giá hối đoái
i. một
số vấn đề về tỷ giá hối đoái và các khái niệm có liên quan.
để có thể đi sâu nghiên cứu tỷ giá hối đoái, trước hết chúng ta cần xem xét một số khái niệm có liên quan đến vấn đề này.
1. thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái.
vì các nước khác nhau thì sử dụng những đồng tiền khác nhau hay những cách thanh toán khác nhau nên khi muốn mở rộng quan hệ thương mại quốc tế thì cần có một nơi để có thể trao đổi tiền giữa các nước với nhau, đó chính là thị trường ngoại hối. như vậy thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế trong đó đồng tiền quốc gia này có thể đổi lấy tiền của quốc gia khác.
thông thường tỷ giá hối đoái được hiểu là số lượng đơn vị nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; là hệ số quy đổi của một đồng tiền này sang một đồng tiền khác được xác định bởi mối quan
hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. trong kinh tế học khi phân tích về tỷ giá hối đoái, người ta thường sử dụng các kí hiệu sau :
* e-tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tính theo đồng tiền nước ngoài
* e-tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ
chính sách tỷ gá hối đoái của mỗi quốc gia thường liên quan đến sức cạnh tranh quốc tế của quốc gia đó. nếu e giảm tỷc là giá trị của đồng nội tệ giảm thì giá cả của hàng hoá trong nước sẽ rẻ tương đối so với giá cả của hàng hoá ở nước ngoài, vì thế xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng, nhập khẩu có xu hướng giảm, khả năng cạnh tranh của quốc gia này tăng lên.
2. tỷ giá hối đoái thực tế.
khả năng cạnh tranh còn gọi là tỷ giá hối đoái thực tế. để hiểu được vấn đề này phải phân biệt được tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực. tỷ giá hối đoái danh nghĩa là một khái niệm tiền tệ phản ánh mức giá tương đối của hai đồng tiền trong khi tỷ giá hối đoái thực lại phản ánh mức giá tương đối giữa hai loại hàng hoá. chính xác hơn, tỷ giá hối đoái thực là mức giá tương đối của những hàng hoá mậu dịch tương ứng với các hàng hóa phi mậu dịch. như vậy điểm cân bằng của tỷ giá thực sẽ tương ứng với giá so sánh giữa hàng hoá thương mại hoá và hàng hoá không thương mại hoá đem lại đồng thời sự cân bằng nội và cân bằng ngọai. cân bằng nội có nghĩa là thị trường hàng hoá không thương mại hoá được thanh toán liên tục, cân bằng ngoại có nghĩa là thâm hụt cán cân vãng lai được tài trợ một cách bền vững từ luồng vốn nước ngoài.
một trong những nhân tố quan trọng nhất của tỷ giá hối đoái thực (rer) là vị trí cạnh tranh quốc tế của quốc gia có đồng tiền tương ứng. tỷ giá hối đoái thực giảm xuống phản ánh mức tăng chi phí sản xuất của những hàng hoá mậu dịch trong nước. nếu không có sự tăng giá tương ứng ở các quốc gia khác thì việc đó đồng nghĩa với việc suy giảm vị trí cạnh tranh đó : họ sản xuất hàng hoá mậu dịch kém hiệu quả hơn các nước khác.
3. các nhân tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá.
trên thực tế, sự hình thành quan hệ tỷ giá là tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. tuy có những mâu thuẫn trong phương pháp nghiên cứu, tiếp cận và đánh giá vai trò, tính chất, cách cường độ, tốc độ tác động của các yếu tố cụ thể, song nhìn chung có một số yếu tố quan trọng, trực tiếp cấu thành np và tác động lên quá trình hình thành tỷ giá hối đoái, đó là:
-sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước.
-trạng thái cán cân thanh toán ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động lên mức tỷ giá và kéo theo sự dao động của tỷ giá lệch khỏi sức mua của đồng tiền.
-chênh lệch mức giá giữa các nước, giữa thị trường tín dụng nội địa và quốc tế.
-thực trạng hoạt động của các thị trường tài chính, ngoại hối và các xu hướng nghiệp vụ đầu cơ ảnh hưởng đến tỷ giá.
-hệ số tín nhiệm đối với các đồng tiền trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
- các cách, công cụ điều chỉnh, các chính sách can thiệp của nhà nước.
- các cú sốc kinh tế, chính trị xã hội và các chính sách lớn của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, tài chính tiền tệ.
ii. các hệ thống tỷ giá.
tỷ hối đoái có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các đối tượng tham gia vào các giao dịch đối ngoại cho dù đó là nhà thương mại hay nhà đầu tư. tỷ giá hối đoái cũng có vai trò trung tâm trong chính sách tiền tệ trong đó tỷ giá có thể là mục tiêu hay công cụ hay chỉ đơn thuần là một chỉ số... phụ thuộc vào cơ chế chính sách của mỗi quốc gia. mức độ can thiệp khác nhau của nhà nước khác nhau đến tỷ giá hối đoái đã tạo nên những cơ chế tỷ giá hối đoái khác nhau giữa các quốc gia. có hai cơ chế tỷ giá cơ bản là: cơ chế tỷ giá hối đoái cố định (vào vàng, vào một đồng tiền hay một nhóm đồng tiền) và cơ chế tỷ giá thả nổi (tỷ giá được xác định dựa vào cung cầu trên thị trường). mỗi quốc gia trong một thời kì khác nhau có sự lựa chọn khác nhau về mức độ cố định thả nổi tỷ giá hối đoái hay có sự dung hoà nào đó về sự cố định hay thả nổi tỷ giá hối đoái. điều này đã đưa đến các nguyên tắc khác nhau về điều hành tỷ giá hối đoái hay các chính sách có liên quan khác của mỗi quốc gia. sự khác nhau đó đã tạo nên sự đa dạng về cơ chế tỷ giá hối đoái ở trên thế giới.
1. chế độ tỷ giá cố định.
mục đích của quan điểm giữ tỷ giá cố định là phải giữ tỷ giả hối đoái ổn định để kiềm chế lạm phát ở mức thấp và củng cố niềm tin của dân chúng vào đồng tiền nội địa. khi sử dụng chế độ tỷ giá cố định người ta có thể sử dụng các hệ thống sau:
* chế độ bản vị vàng :
trong chế độ này chính phủ của mỗi quốc gia cố định giá vàng tính bằng tiền nước họ và duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước thành vàng chính phủ sẽ mua và bán vàng nhiều bằng mức mà nhân dân muốn giao dịch tại giá trị ngang giá này và chính phủ tuân theo quy tắc nhằm gắn liền đồng tiền trong nước với số vàng nhà nước có. chính phủ chỉ có thể phát hành tiền bằng cách mua vàng của công chúng, tức là nếu công chúng chuyển đổi tiền giấy của họ thành vàng thì lượng tiền lưu hành sẽ giảm đi. dưới chế độ bản vị vàng khả năng của chính phủ trong việc tăng mức cung tiền bị hạn chế nghiêm ngặt bởi yêu cầu là chỉnh phủ phải nắm giữ một giá trị vàng tương đương trong kho bạc.
chế độ bản vị vàng là một chế độ ổn định, đồng tiền rất ít khi bị mất giá, việc thanh toán nợ nần giữa các quốc gia cũng được thực hiện bằng vàng như vậy nó thực sự đẩm bảo một cơ chế tự động điều chỉnh sự mất cân đối trong thương mại và thanh toán quốc tế. vì vậy chế độ này đã được sử dụng hầu như suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở các nước. bản vị vàng có một ưu điểm lớn và một nhược điểm đáng kể. bằng cách gắn chặt, nếu không phải là hoàn toàn mức cung tiền nội địa với mức dự trữ vàng, bản vị vàng thực sự đã loại trừ việc phát hành tiền liên tục trên quy mô lớn và tỉ lệ lạm phát một cách thường xuyên cao. tuy nhiên do cơ chế chủ yếu để phục hồi công ăn việc làm đầy đủ là sự giảm giá và tiền lương nội địa mà phải mất nhiều năm để điều chỉnh hoàn toàn theo mức giảm đáng kể về tổng cầu cho nên thời kì của bản vị vàng là thời kì trong đó các nền kinh tế riêng lẻ dễ bị tổn thương dẫn tới những giai đoạn suy thoái lâu dài và sâu sắc.
2. chế độ tỷ giá cố định bretton woods :
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top