Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
MỤC LỤC
Lời mở đầu.....................................................................................................8
Chương I: Khái quát về thị trường Mỹ và những yêu cầu đặt ra đối với
hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ.......................................11
I. Khái quát về thị trường Mỹ................................................................11
1. Giới thiệu về thị trường Mỹ. .............................................................11
1.1 Điều kiện tự nhiên- xã hội: ........................................................11
1.2 Giá trị văn hoá, lối sống:...........................................................12
1.3 Thị hiếu của người tiêu dùng:....................................................13
1.4 Kinh tế.......................................................................................14
2.Thị trường thuỷ sản Mỹ. .....................................................................16
2.1 Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng thủy sản trên thị trường Mỹ............17
2.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Mỹ. ...19
2.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trên thị trường
Mỹ. .................................................................................................21
2.4 Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của Mỹ................................23
II. Các quy định liên quan đến việc nhập khẩu thủy sản. ........................28
1. Luật thuế quan và hải quan ................................................................28
1.1 Hệ thống thuế quan ...................................................................28
1.2 Quy chế thương mại bình thường (NTR) ....................................30
1.2 Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) ...................................30
2.Luật bồi thường thương mại. ..............................................................31
2.1 Luật thuế chống bán phá giá........................................................31
2.2 Luật thuế đối kháng .....................................................................32
3.Quyền hạn chế nhập khẩu theo luật môi trường ..................................32
3.1 Luật bảo vệ Động vật biển có vú 1972 (MMPA):.......................33
3.2 Điều 609 của Luật Chung của Mỹ 101-162:..............................33
3.3 Điều 8 của Luật bảo vệ của Fishermen năm 1976, được sửa
đổi thành Luật sửa đổi bổ sung Pelly:................................................33
3.4 Luật cưỡng chế đánh bắt cá bằng lưới nổi ngoài khơi:..............34
4.Luật chống khủng bố sinh học. ...........................................................34
5.Các hàng rào khác trong buôn bán thủy sản. .......................................34
5.1 Hàng rào kỹ thuật (TBT):.............................................................35
5.2 Hàng rào an toàn thực phẩm và an toàn vệ sinh thú y (SPS)........35
5.3 Bộ tiêu chuẩn HACCP: .............................................................36
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 5
6.Quy định về nhãn hàng hoá.................................................................37
Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị
trường Mỹ....................................................................................................38
I. Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong
những năm gần đây....................................................................................38
1. Tình hình chung về kim ngạch xuất khẩu thủy sản.............................38
2 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu.............................................41
3.Chất lượng và giá cả hàng thủy sản xuất khẩu. ...................................44
4.Các đối tác xuất khẩu thủy sản chính. .................................................46
II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. ..............52
1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ. ...........................53
2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu..................................................56
4. Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường
Mỹ.........................................................................................................60
4. cách xuất khẩu thủy sản. .......................................................66
5. Đánh giá những thành công, tồn tại của hoạt động xuất khẩu thủy
sản sang thị trường Mỹ. .........................................................................67
5.1 Thành công, thuận lợi. .................................................................67
5.2 Tồn tại, khó khăn. ........................................................................68
III. Bài học pháp lý rút ra từ cuộc chiến thương mại catfish.......................70
Chương III: phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu
thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ........................................................76
I. Định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam...................76
1.Quan điểm, mục tiêu và phương hướng xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam từ nay đến năm 2010. .........................................................76
1.1 Quan điểm. ..................................................................................76
1.2 Phương hướng. ............................................................................77
1.3 Mục tiêu.......................................................................................78
II. Định hướng cụ thể với thị trường Mỹ....................................................80
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. ................................................83
1. Nhóm giải pháp đối với các Bộ, Ban, Ngành có liên quan. ................83
1.1. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản
phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. .....................................83Kho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 6
1.2. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản trên cả nước nhằm duy trì các nguồn lợi thủy sản. ..............85
1.3 Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo nguồn hàng cho
hoạt động xuất khẩu thủy sản.............................................................86
1.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề cho hoạt
động xuất khẩu thủy sản. ...................................................................88
1.5 Áp dụng các chính sách vốn, tài chính, tín dụng để khuyến
khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường Mỹ....89
1.6 Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất
khẩu...................................................................................................89
2 Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam............91
2.1 Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ. ...............91
2.2 Phát triển các hoạt động marketing quốc tế. .............................92
2.3 Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu nhằm thoả mãn tốt nhất
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ. .....................................94
2.4 Thực hiện tốt chương trình HACCP để đảm bảo chất lượng
hàng thủy sản xuất khẩu. ...................................................................95
2.5 Chú trọng đăng ký nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu cho sản
phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp mình............................................97
2.6 Đa dạng hoá các cách xuất khẩu, thực hiện liên doanh
liên kết trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ. .......................98
Kết luận......................................................................................................101
Tài liệu tham khảo.......................................................................................102
Phụ lục 1: Mức tiêu thụ 10 loại thủy sản được ưa chuộng nhất trên
thị trường Mỹ.............................................................................107
Phụ lục 2: Ngoại thương thủy sản Mỹ giai đoạn 1998-2002 ........................107
Phụ lục 3: Biểu thuế nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ.......................... 108
Phụ lục 4: Các rào cản TBT và SPS Mỹ áp dụng...................................... 109
Phụ lục 5: Giá tôm xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2002. ............................... 109
Phụ lục 6: Giá thành cao nhất và thấp nhất của các tra và basa
tại An Giang ............................................................................ 110
Phụ lục 7: Các phương pháp tính toán chi phí sản xuất cá tra và cá basa
tại An Giang ............................................................................ 111
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Mỹ.................................................... 15
Bảng 2: Tình hình xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ ........................................ 16
Bảng 3: Mức tiêu thụ thủy sản của Mỹ..................................................... 17
Bảng 4: Sản lượng khai thác thủy sản của Mỹ. ......................................... 19
Bảng 5: Xuất khẩu thủy sản của Mỹ giai đoạn 1998 - 2002..................... 23
Bảng 6: Tình hình nhập khẩu thủy sản của Mỹ giai đoạn 1998-2002........ 25
Bảng 7: Các nước cung cấp chính cho thị trường tôm Mỹ năm 2002......................... 23
Bảng 8: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
giai đoạn 1998-2002. ................................................................... 39
Bảng 9: Tỷ lệ hàng thủy sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn................... 44
Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.................. 48
Bảng 11: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ. .......................... 56
Bảng 12: Giá một số mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ..... 62
Bảng 13: Giá tôm sú vỏ đông lạnh tại Mỹ tháng 6/2003........................... 62
Bảng 14: So sánh khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam với Thái Lan
và Trung Quốc................................................................................. 65
Bảng 15: Chỉ tiêu phát triển thủy sản của Việt Nam đến 2010.................. 80
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Sơ đồ phân phối thủy sản bán lẻ tại Mỹ........................................ 22
Biểu 2: Sơ đồ thủy sản bán sỉ tại Mỹ. ....................................................... 23
Biểu 3: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ ...................................... 25
Biểu 4: 5 nước xuất khẩu thủy sản chính sang Mỹ năm 2002 ................... 28
Biểu 5: Giá trị thủy sản xuất khẩu 1998-2002........................................... 39
Biểu 6: Tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo giá trị.................. 43
Biểu 7: Thị trường xuất khẩu thủy sản 7 tháng 2003 ................................ 46
Biểu 8: Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu thủy sảnvào thị trường Mỹ. ............. 53Kho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 8
Biểu 9: Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ ......... 57
LỜI MỞ ĐẦU
Với đường bờ biển dài 3.260 km, vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và
vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng 200 hải lý với diện tích khoảng 1
triệu km2, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh ngành thủy sản.
Thực tế những năm qua cũng cho thấy ngành thủy sản Việt Nam đã có
những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, thủy sản đang được coi là ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trên thị trường thủy sản quốc tế, Việt
Nam cũng đạt được vị trí ngày càng cao, vững mạnh và có khả năng cạnh
tranh cùng các đối thủ đáng gờm khác như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ,
Mêhicô...
Năm 2002, tổng sản lượng thủy sản Việt Nam đạt 2,4 triệu tấn, kim
ngạch xuất khẩu đạt 2,02 tỷ USD. Năm 2003, ngành thủy sản dự kiến sẽ
khai thác được gần 2,5 triệu tấn thủy sản và kim ngạch xuất khẩu thủy sản
sẽ đạt từ 2,2 đến 2,3 tỷ USD1. Những năm gần đây, ngoài những bạn hàng
truyền thống như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, thủy sản Việt Nam
còn thâm nhập được vào những thị trường mới đầy tiềm năng như Trung
Quốc, EU. Đặc biệt, từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam
và từ khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực
(10/12/2001), Việt Nam đã nhanh chóng thâm nhập thị trường Mỹ. Ngoài
con tôm và các sản phẩm thủy sản truyền thống khác, Việt Nam còn đưa
vào đây mặt hàng cá da trơn rất được thị trường ưa chuộng vì vậy đã nhanh
chóng biến Mỹ thành thị trường đứng đầu về tiêu thụ hàng thủy sản Việt
Nam (từ 10% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 1998
lên 32,38% trong năm 2002)2.
1 Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 12/2002+ tháng 1/2003 (trang 3).
2 Tổng kết từ báo cáo Thị trường nhập khẩu thủy sản thế giới 1998 và xuất khẩu của Việt Nam năm 1998 và
báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản 2002- Bộ Thủy sản.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 9
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
thủy sản nói riêng, Mỹ là một thị trường rộng lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội
kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng chứa đựng rất nhiều
rủi ro do hệ thống pháp luật phức tạp, hàng loạt các tiêu chuẩn đặt ra đối
với hàng nhập khẩu. Nhận thức được điều này, trên cơ sở kiến thức được
học và qua quá trình nghiên cứu thực tế em đã chọn nghiên cứu đề tài
“Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ - Thực trạng
và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng”.
Đề tài tập trung phân tích các đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ (bao
gồm các đặc điểm về nhu cầu, thị hiếu, tiêu dùng..); thực trạng xuất khẩu
mặt hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam vào thị trường Mỹ nói riêng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm thúc đẩy tăng cường. Do hạn chế về thời gian, số liệu nên đề tài giới
hạn phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm (từ 1998 đến nay) và
các giải pháp được đề xuất cho tầm nhìn đến năm 2010.
Kết cấu đề tài gồm ba chương:
Chương I: Khái quát về thị trường Mỹ và những yêu cầu đặt ra đối
với hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị
trường Mỹ.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu
thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt
lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Em mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và các bạn để
luận văn của em được hoàn thiện hơn về cả lý luận và thực tiễn.
Em xin chân thành Thank ThS. Đào Ngọc Tiến và các cô chú tại Bộ
Thủy Sản, các bạn trong thư viện nhà trường đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện cho em có thể hoàn thành luận văn này.Kho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 10
Hà Nội tháng 12 năm 2003.
Sinh viên thực hiện:
Đinh Hồng Hạnh.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 11
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHỮNG
YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN
VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU SANG MỸ.
I. Khái quát về thị trường Mỹ
1. Giới thiệu về thị trường Mỹ.
1.1 Điều kiện tự nhiên- xã hội:
Hoa Kỳ hay thường gọi là nước Mỹ có tên gọi đầy đủ là Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ (The United States of America) gồm 50 bang và một quận
(đặc khu Columbia). Hoa Kỳ nằm ở Tây bán cầu, bắc giáp Canada với
đường biển dài 8.893 km, nam giáp Mêhicô và Vịnh Mêhicô, đông giáp
Đại Tây Dương với đường bờ biển dài 22.680 km, tây giáp Thái Bình
Dương. Bang Alaska nằm ở phía tây bắc Canada, cực tây của bang cách
trung tâm Hoa Kỳ 5.426 km; quần đảo Hawaii ở Thái Bình Dương có cực
nam cách trung tâm Hoa Kỳ 5.573 km. Thủ đô là Washington D.C thuộc
đặc khu Columbia. So với Việt Nam, Hoa Kỳ nằm ở phía bên kia Bán cầu,
lệch từ 12 đến 15 múi giờ (tuỳ từng vị trí trên đất Mỹ).
Tổng diện tích của Hoa Kỳ là 9.629.091 km2, là nước có diện tích lớn
thứ ba trên thế giới, sau Nga và Canada, chiếm 6,2% diện tích toàn cầu,
trải dài 4.500 km từ đông sang tây, 2.500 km từ bắc xuống nam, trong đó
đất đai chiếm 9.158.960 km2 sông hồ chiếm 470.191 km2. Hoa Kỳ có tất cả
các loại địa hình khí hậu, đồng bằng rộng lớn ở phía Đông, dải ven biển ở
phía Tây, núi cao ở phía Tây. Khí hậu ôn đới và cận nhiệt ở phía Nam, hàn
đới ở phía Bắc. Khí hậu địa hình đa dạng như vậy cho phép Hoa Kỳ phát
triển các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp phong phú trên quy mô lớn.
Theo số liệu thống kê của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, dân số của
Hoa Kỳ tại thời điểm 10/07/2003 là 292.277.416 người, chiếm khoảng 5%
dân số thế giới và mật độ dân số khoảng 30 người/ km2. Hoa Kỳ là nước
đông dân thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là một quốcKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 12
gia đa dân tộc có nền văn hóa đa dạng và phong phú, đại đa số là người da
trắng-chiếm 69,1% dân số, người da đen chiếm 12,1%, gốc Latin
(Hispanic) chiếm 12,5%, gốc Châu á là 3,6% và thổ dân Mỹ chiếm 0,8%.
Hoa Kỳ có tỷ lệ tăng dân số hàng năm vào khoảng 1%, tuổi thọ trung bình
là 76, trong đó tuổi thọ của nam giới xấp xỉ 73 tuổi còn của nữ giới gần 80
tuổi. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là dân nhập cư. Ngày nay, bình quân mỗi
năm có khoảng 700.000 người nhập cư hợp pháp và khoảng gần 300.000
người nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
1.2 Giá trị văn hoá, lối sống:
Mỹ có thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng người riêng
biệt. Điều này đã tạo cho nước Mỹ một môi trường văn hoá vô cùng phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, nhìn chung văn hoá Mỹ chịu ảnh hưởng lớn của
Châu Âu về các mặt như ngôn ngữ, thể chế, tôn giáo, văn học, kiến trúc,
âm nhạc...ảnh hưởng của người bản xứ Indian chỉ còn ở một số kinh
nghiệm và địa danh.
Trong xã hội Mỹ, cái được tôn vinh và quý trọng nhất là lao động và
thời gian. Lao động được người Mỹ coi là tài sản quý giá nhất nên họ luôn
hiểu rất rõ giá trị của nó và luôn có ý thức sao cho sức lao động mình bỏ ra
mang lại hiệu quả cao nhất. Đây chính là nguồn gốc của các phát minh
khoa học, những thành tựu về kỹ thuật, cải tiến sản xuất và tác phong làm
việc công nghiệp- những yếu tố quan trọng đưa nước Mỹ trở thành cường
quốc như ngày nay.
Cạnh tranh cũng là một yếu tố không thể thiếu trong xã hội Mỹ.
Thậm chí ở đây, cạnh tranh còn diễn ra gay gắt, khốc liệt- như nhiều người
vẫn mô tả là một mất một còn trên mọi lĩnh vực. Chính điều này đã tạo cho
người Mỹ ý thức sâu sắc về giá trị của thời gian. ý thức này được thể hiện
rõ nét nhất trong tác phong làm việc công nghiệp, phong cách đàm phán đi
thẳng vào vấn đề chứ không lòng vòng và cách đưa ra những quyết định
nhanh chóng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 13
Nhìn chung, người Mỹ được đánh giá là những người mạnh mẽ,
thẳng thắn, tự tin và cởi mở. Ngay từ lần gặp đầu tiên, họ thường chủ động
bắt chuyện hỏi thăm và tạo sự thân thiện với người đối diện. Người Mỹ
cũng đánh giá cao sự thân mật và bình đẳng trong quan hệ giữa người với
người. Vì vậy, họ cố gắng làm cho mọi người cảm giác thoải mái bằng
cách hạ thấp sự phân biệt chức vụ. Trong giao tiếp, người Mỹ có xu hướng
nói to, thích nhìn thẳng vào người đối diện và có thái độ công khai đòi hỏi
quyền lợi - điều khiến cho nhiều nhà đàm phán Châu Á, thậm chí cả Châu
Âu đánh giá là họ thiếu tế nhị. Một điểm đáng lưu ý nữa là người Mỹ rất có tinh
thần tôn trọng pháp luật và kinh doanh với người Mỹ nhất thiết phải có
luật sư. Ở Mỹ, không một vị giám đốc công ty nào dám ký một hợp đồng
mà không có luật sư của công ty kiểm tra trước. Do vậy, người Mỹ sẽ rất
ngạc nhiên và thậm chí nghi ngờ khi thấy đối tác làm ăn của mình sẵn sàng
ký các hợp đồng do phía họ soạn thảo mà không có sự kiểm tra của luật sư
bởi vì họ sợ đối tác không đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng.
1.3 Thị hiếu của người tiêu dùng:
Do Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, thêm vào đó là ảnh hưởng của các
yếu tố văn hoá, xã hội, lối sống, mức thu nhập nên thị hiếu của người tiêu
dùng Mỹ rất đa dạng và phong phú. Yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ đối
với phẩm cấp hàng hoá có rất nhiều loại, từ hàng hoá có phẩm cấp thấp đến
hàng hoá phẩm cấp trung bình và các hàng hoá có phẩm cấp cao. Thông
thường, các hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ thường
được xếp vào hàng hoá có phẩm cấp trung bình và thấp.
Đối với các hàng hoá thuộc phẩm cấp trung bình và thấp, nhìn chung
người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng những mặt hàng có mẫu mã đơn giản, tiện
dụng, không quá cầu kỳ như thị hiếu của người Châu Âu. Điều quan trọng
nhất là hàng hoá đó phải tiện dụng và giá cả tương đối rẻ. Chính điều này
đã tạo cho một lượng không nhỏ các sản phẩm dệt may, giầy dép, đồ da của
Trung Quốc chỗ đứng trên thị trường Mỹ do có cấu trúc đơn giản và giáKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 14
thành rất thấp so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh
khác. Người tiêu dùng Mỹ cũng rất chuộng những sản phẩm độc đáo và
mới lạ. Họ có thể rất tự hào khi có một sản phẩm tuy đơn giản và không đắt
tiền nhưng những người khác lại không có.
Trên thị trường Mỹ, yếu tố giá cả đôi khi có sức cạnh tranh cao hơn
cả chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền
theo giá niêm yết. Hàng hoá bán tại Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau
bán hàng. Số lượng và chất lượng của dịch vụ này là điểm mấu chốt cho sự
tín nhiệm đối với người bán hàng. Đối với các mặt hàng có giá đặc biệt
thấp so với các mặt hàng khác cùng loại thì bên cạnh yếu tố kinh tế, đôi khi
nó còn kích thích vào trí tò mò của người tiêu dùng Mỹ, họ luôn muốn tìm
kiếm những cái mới và muốn dùng thử xem sao. Tuy nhiên, người tiêu
dùng Mỹ thường nôn nóng nhưng cũng rất mau chán, vì thế nhà sản xuất
phải sáng tạo và thay đổi nhanh sản phẩm của mình, thậm chí phải có
“phản ứng trước”.
1.4 Kinh tế.
Từ trước đến nay, Mỹ luôn là một trong những quốc gia có nền kinh
tế phát triển nhanh, mạnh, hiện đại và năng động nhất thế giới. Đầu thế kỷ
thứ XX, trong khi nền kinh tế thế giới, ở cả Châu Âu và Châu Á, chịu sự
tàn phá nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới thì nền kinh tế Mỹ lại
phát triển mạnh, giàu có lên nhờ buôn bán vũ khí, lương thực, thực phẩm.
Năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hoa Kỳ chiếm đến
42% GNP toàn cầu, 54,6% tổng sản lượng công nghiệp của khối các nước
tư bản, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng.
Mặc dù trong một số lĩnh vực Mỹ không còn chiếm được ưu thế tuyệt
đối như trước đây, thậm chí còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của
các nền kinh tế khác như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.. nhưng hiện nay, và
trong những thập kỷ tới, Mỹ sẽ vẫn giữ được địa vị cường quốc số một về
kinh tế và vai trò chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 15
1992-2002, Mỹ đã giữ được kỷ lục tăng trưởng kinh tế bền vững liên tục
với mức tăng trưởng GDP trung bình 3,5%/ năm, trong năm 2002 là 2,4%.
Năng suất lao động tăng trung bình 2,4%, tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức gần
6% (đầu năm 2003), thu nhập quốc dân theo đầu người năm 2002 khoảng
37.600 USD3. Mặc dù nền Mỹ đã phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề
từ sự kiện 11-9 nhưng cho đến gần đây, kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu
phục hồi.
BẢNG 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA MỸ.
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Dự báo
2003
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(% thay đổi hàng năm) 4,3 4,1 3,8 0,3 2,2 2,6
Mức tăng GDP thực tế
bình quân theo đầu người
(%)
3,3 3,2 0,9 -1,3 1,2 1,5
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của IMF, WB, OECD, ADB, LHQ.
Cơ cấu nền kinh tế Mỹ năm 2002 như sau: Nông nghiệp-2%, Công
nghiệp-18%, Dịch vụ-80%.
Trong nông nghiệp, công nghệ canh tác mới đã làm thay đổi cơ cấu
nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chính của Mỹ là lúa mỳ, đậu nành,
ngô, hoa quả, bông, các loại ngũ cốc khác, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản
phẩm sữa, lâm sản, cá.
Các ngành công nghiệp chính là dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không,
viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác
gỗ, khai khoáng. Mỹ hiện đang là nước sản xuất ô tô và máy bay hàng đầu
trên thế giới. Thời gian gần đây, do sự xuất hiện của kinh tế tri thức, các
lĩnh vực hoá học, điển tử, công nghệ sinh học của Mỹ phát triển rất mạnh.
3 : Quốc tế/các nền kinh tế/ Hoa kỳ (8/10/2003)Kho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 16
Về ngoại thương, Mỹ có một nền ngoại thương vững mạnh và phát
triển rất nhanh. Từ năm 1999 đến 2002, xuất khẩu hàng năm đạt hơn 700 tỷ
USD và nhập khẩu từ 1.000-1.400 tỷ USD.
BẢNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ
Đơn vị: tỷ USD
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Xuất khẩu 682,14 702,10 781,13 730,80 794,11
Nhập khẩu 944,35 1.059,44 1.257,64 1.179,18 1.392,10
Cán cân thương mại -262,21 -357,34 -476,51 -448,38 -597,99
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê 2002 và : Quốc tế/các nền kinh
tế/Hoa Kỳ (8/10/2003).
Mỹ có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới,
trong đó những bạn hàng chủ yếu là: Canada -22,4%, Mexico-13%, Nhật
Bản-7,9%, Trung Quốc. Việt Nam đứng thứ 56 nếu tính theo kim ngạch hai
chiều còn nếu tính riêng xuất khẩu thì Việt Nam đứng thứ 34. Các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ gồm: thiết bị đầu tư, ô tô, nguyên liệu thô
và nguyên liệu công nghiệp, hàng tiêu dùng, nông sản; mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu là: dầu thô và các sản phẩm dầu, máy móc, ô tô, hàng tiêu dùng,
nguyên liệu thô cho công nghiệp, thực phẩm. Những năm gần đây, Mỹ có
xu hướng nhập siêu ngày càng nhiều, nhất là với Trung Quốc và Nhật Bản.
Xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc năm 2002 đạt 21,1 tỷ USD trong khi đó
nhập khẩu từ Trung Quốc là 125,1 tỷ USD; xuất khẩu vào Nhật Bản đạt
51,4 tỷ USD còn nhập khẩu là 121,5 tỷ USD. Nhập khẩu của Mỹ từ Tây Âu
cũng luôn lớn hơn xuất khẩu.
Hiện nay kinh tế Mỹ vẫn đang tiếp tục quá trình chuyển đổi từ nền
kinh tế công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế tri thức.
2. Thị trường thuỷ sản Mỹ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 17
Ngành thủy sản Mỹ gồm hai lĩnh vực là thuỷ sản thương mại và thủy
sản giải trí. Đây là hai lĩnh vực hoàn toàn tách biệt và có vai trò, tác động
hoàn toàn khác nhau tới ngành thủy sản cũng như người tiêu dùng Mỹ.
Trong phạm vi bài viết này, người viết xin đề cập đến lĩnh vực thương mại
thủy sản của Mỹ.
2.1 Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng thủy sản trên thị trường Mỹ.
Như đã đề cập ở phần trên, Mỹ là một thị trường rộng lớn nhất thế
giới. Hàng năm, bên cạnh hoạt động xuất khẩu, Mỹ cũng phải nhập khẩu
một lượng hàng hoá lớn từ các nước, trong đó có các sản phẩm thủy
sản. Hơn nữa, do Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc nên thị hiếu của người tiêu
dùng Mỹ đối với các sản phẩm thủy sản cũng vô cùng đa dạng và phong
phú. Thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ gồm nhiều loại, từ các sản
phẩm rẻ tiền đến các sản phẩm đắt tiền. Theo những số liệu mới nhất của
Tổ chức lương thực và thực phẩm thế giới (FAO), hiện nay Mỹ là nước tiêu
thụ thủy sản đứng thứ hai trên thế giới, sau Nhật Bản. Mỗi năm Mỹ phải
nhập khẩu khoảng 77% nhu cầu thủy sản nội địa. Còn theo các số liệu
thống kê của Cục quản lý môi trường không gian biển (NOAA), thuộc Bộ
Thương mại Mỹ, từ năm 1998-2002, trung bình mỗi người Mỹ tiêu dùng
khoảng 15,28 pound thủy sản mỗi năm. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân
của người Mỹ giai đoạn này là tương đối ổn định, chỉ riêng năm 2001, do
ảnh hưởng của sự kiện 11/9 nên mức tiêu dùng có giảm xuống thấp nhất
(14,8 pound/người). Tuy nhiên, đến năm 2002 khi nền kinh tế Mỹ có
những dấu hiệu phục hồi thì con số này cũng đã tăng lên 15,6 pound/người.
Trong những năm tới, mức tiêu thụ thủy sản của Mỹ sẽ còn tăng hơn nữa
bởi vì thủy sản được khuyến khích sử dụng như một loại thực phẩm giàu
chất dinh dưỡng và có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.
BẢNG 3: MỨC TIÊU THỤ THỦY SẢN CỦA MỸKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 18
Năm
Tổng số dân
(triệu
người)
Lượng thủy sản
tiêu thụ
(tỷ pound)
% thay đổi so
với năm trước
Mức tiêu thụ bình
quân theo đầu người
(pound/ người)
1998 269,1 4,0 - 14,9
1999 271,5 4,3 7,5 15,9
2000 280,9 4,29 -0,23 15,2
2001 283,6 4,2 -2,1 14,8
2002 287,1 4,5 7,1 15,6
Nguồn: NOAA News Realeases 2003 và tổng hợp của người viết.
Từ 1998-2000, cá ngừ luôn là sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nhiều
nhất trên thị trường Mỹ với mức tiêu thụ trung bình hàng năm là 3,47
pound/người. Tuy nhiên, đến năm 2001, lần đầu tiên trong lịch sử, tôm
vuợt lên trên cá ngừ để đứng số 1 trong danh sách 10 sản phẩm thủy sản
được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng nhất. Năm 2001, mỗi người Mỹ đã
tiêu dùng khoảng 3,4 pound tôm và con số này tiếp tục tăng lên 3,7 pound
trong năm 2002. Các loại tôm được tiêu thụ nhiều nhất là tôm sú, sau đó là
đến tôm đông lạnh, tôm giá trị gia tăng, tôm luộc với kích cỡ và chủng loại
khác nhau.
Nhìn chung thị hiếu tiêu dùng thủy sản của người Mỹ trong những
năm gần đây không có nhiều biến đổi. Trong giai đoạn 1998-2002, tôm, cá
ngừ, cá hồi, cá pôlăc (cá minh thái), cá da trơn, cá tuyết (cá moruy), cua,
sò, cá dẹt (chủ yếu là cá bơn), cá rô phi thường có mặt trong danh sách 10
sản phẩm thủy sản được người tiêu dùng mỹ ưa chuộng nhất, chiếm khoảng
89% lượng thủy sản tiêu thụ trên thị trường Mỹ. Mức tiêu thụ bình quân
theo đầu người hàng năm của những sản phẩm này cũng tương đối ổn định
(xem phụ lục 1)
Hiện nay, ba nhân tố tác động lớn nhất đến việc lựa chọn các sản
phẩm thủy sản của người Mỹ là: giá cả, mức độ tiện lợi và sự ổn định của
sản phẩm. Một trong những lý do giải thích cho điều này là vì ngày nay,
người Mỹ có xu hướng giảm thời gian chuẩn bị cho bữa ăn càng nhiều càng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 19
tốt. Vì vậy, người tiêu dùng Mỹ sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm
tinh chế như tôm nõn, philê, hộp cá, thịt cua, các sản phẩm ăn liền. Mặc dù
nhiều người tiêu dùng Mỹ vẫn ưa chuộng các sản phẩm thủy sản tươi sống
hơn nhưng lượng thủy sản đông lạnh tiêu thụ trên thị trường cũng đang
tăng dần do việc chế biến các sản phẩm này nhanh hơn, dễ hơn và giá của
chúng cũng rẻ hơn hàng thủy sản tươi sống. Xu hướng tiêu thụ thủy sản
thực phẩm của người Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng kinh tế và mức
thu nhập của đại đa số người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, trong tương lai,
người tiêu dùng Mỹ có xu hướng nghiêng về các sản phẩm thủy sản chất
lượng cao, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của Mỹ.
Mỹ là một trong số quốc gia có nguồn lợi thủy sản giàu có và phong
phú bậc nhất thế giới. Hoạt động khai thác được tiến hành chủ yếu ở bờ
biển Đông thuộc Đại Tây Dương, bờ Tây thuộc Thái Bình Dương. Mỹ
cũng là nước có đội tàu đánh cá hiện đại và đa dạng về kích cỡ: Mỹ hiện có
khoảng 23 nghìn tàu khai thác thủy sản với trọng tải đánh bắt 5 tấn mỗi tàu
và hơn 100 nghìn tàu nhỏ, thu hút khoảng 170 nghìn người tham gia làm
việc trên các con tàu. Theo đánh giá của FAO, đội tàu này hiện đang đứng
thứ tư trên thế giới, hàng năm khai thác 6% lượng thủy sản khai thác của
toàn thế giới (đứng thứ 5 về sản lượng khai thác). Những năm gần đây, để
bảo vệ các nguồn lợi hải sản và do những yêu cầu về môi trường, sản lượng
khai thác của Mỹ đang giảm dần.
BẢNG 4: SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA MỸ.
Năm 1994 1998 1999 2000 2001
Sản lượng (triệu tấn) 5,5 4,71 4,8 4,85 4,7
% tăng/ giảm so với năm gốc - -14,36 -12,73 -11,82 -14,55
Nguồn: Thông tin chuyên đề (Bộ Thuỷ sản)- Tháng 1 năm 2001
và tạp chí thương mại thủy sản số1/2003 (trang 21).Kho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 20
Các loại thủy sản khai thác chủ yếu, có giá trị cao của Mỹ trong năm
2001 là: tôm he (540 triệu USD/năm), cua biển (452 triệu USD/ năm), tôm
hùm (302 triệu USD/năm), cá hồi (274 triệu USD/năm) và cá ngừ (141
triệu USD/năm). Ngoài 5 loại có giá trị cao trên thì cá tuyết, cá trích, cá
hồng, cá bơn, điệp, sò cũng là những loại hải sản có khối lượng khai thác
lớn và giá trị cao. Tuy nhiên, những loại hải sản này không được người tiêu
dùng Mỹ ưa chuộng như 5 loại trên.
Về nuôi trồng, tuy chưa thể so sánh với Trung Quốc, Ấn độ, Nhật
Bản nhưng hiện nay Mỹ vẫn được đánh giá là một trong những nước dẫn
đầu thế giới về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động nuôi trồng thủy
sản của Mỹ mang tính thương mại rất cao. Mỹ chỉ nuôi trồng những loài
quý, nhu cầu cao và có lãi. Vì vậy, tuy sản lượng nuôi trồng khá cao nhưng
chỉ tập trung vào một số loài: cá nheo, cá hồi, cá rô phi, tôm hùm, hàu.
Trong số các loài này, hiện nay Mỹ lại tập trung vào nuôi cá nheo nhiều
nhất (khoảng 60%) vì đây được coi là “đặc sản thủy sản” của Mỹ, được
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và ở nhiều bang còn được coi là món ăn
truyền thống. Sản lượng nuôi cá nheo của Mỹ đã tăng từ 163 nghìn tấn năm
1990 lên trên 280 nghìn tấn năm 2002, tăng 72%. Một đặc điểm nổi bật
khác của hoạt động nuôi trồng thủy sản của Mỹ là họ rất chú trọng đến vấn
đề môi trường sinh thái và chất lượng thủy sản nuôi.
Bên cạnh hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, hoạt động chế
biến thủy sản của Mỹ cũng phát triển mạnh, hiện đại và đóng vai trò quyết
định đối với hiệu quả hoạt động của toàn ngành thủy sản. Công nghiệp chế
biến thủy sản của Mỹ phục vụ cho cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu thủy
sản. Các xí nghiệp chế biến này phân bố trên toàn nước Mỹ nhưng chủ yếu
tập trung tại các bang miền Đông và các thành phố lớn ở miền Tây. Thậm
chí một số loại thủy hải sản còn được chế biến ngay trên biển, tại các tàu
đánh cá lưới hay tàu mẹ. Hiện nay, ngành chế biến thủy sản của Mỹ đang
tập trung vào các sản phẩm như: Các sản phẩm tươi và đông lạnh ( chiếm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 21
hơn 70%), hộp thủy sản (khoảng 20%), sản phẩm chín (2%) còn lại là các
sản phẩm phi thực phẩm.
2.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trên thị trường Mỹ.
Hiện nay, cạnh tranh trên thị trường thủy sản Mỹ ngày càng trở nên
gay gắt và phức tạp với sự tham gia của hàng loạt các nhà môi giới, các
thương gia, các nhà phân phối, những người nhập khẩu, những người bán
sỉ, các công ty kinh doanh thực phẩm lớn...Tuy nhiên, gần đây thị trường
cũng có một số biến chuyển mới với sự hợp tác theo chiều dọc của các chủ
thể tham gia thị trường: Các nhà chế biến và nhà nhập khẩu chịu trách
nhiệm tạo ra nhu cầu của thị trường còn các nhà phân phối có vai trò đáp
ứng nhu cầu thị trường.
Các sản phẩm thủy sản trên thị trường Mỹ thường được phân phối
thông qua hai kênh chủ yếu là kênh bán sỉ và kênh bán lẻ. Thủy sản phân
phối qua kênh bán lẻ thường chiếm trên 50% giá trị thủy sản tiêu thụ trên
thị trường Mỹ và đạt khoảng 13,5 tỷ USD mỗi năm. Hệ thống bán lẻ thủy
sản ở Mỹ gồm:
 Hệ thống các siêu thị: Hàng năm, hệ thống siêu thị của Mỹ tiêu
thụ khoảng 40% giá trị bán lẻ mặt hàng thủy sản. Trong tổng doanh số bán
của các siêu thị này thì hàng thủy sản đứng thứ ba, chiếm 2%, sau bánh
(3,3%) và các sản phẩm thịt, phômai (5,7%). Tại các siêu thị này, các quầy
hàng thủy hải sản được sắp xếp sạch sẽ và ngăn nắp tại một khu vực riêng
với nhiều mặt hàng, từ các thủy sản tươi sống đến các loại thủy sản đông
lạnh, đóng hộp... để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên,
từ sau sự kiện 11/9, các siêu thị đã giảm bớt các gian hàng phục vụ toàn bộ
các loại thủy sản, chuyển sang bố trí các gian hàng thủy sản do người mua
tự phục vụ với ít sự lựa chọn hơn để thích ứng với tình hình kinh tế.
 Hệ thống các nhà hàng, cửa hàng tổng hợp, nhà ăn công cộng và
phục vụ ăn nhanh (Sam’s và BJ’s...): qua hệ thống này, gần 60% thủy sản
bán lẻ trên thị trường Mỹ được tiêu thụ. Trong tương lai, doanh số bán quaKho¸ luËn tèt nghiÖp khoa kinh tÕ ngo¹i th¬ng
§inh Hång H¹nh - A9K38 22
kênh này sẽ ngày càng gia tăng do người dân Mỹ có xu hướng thường
xuyên ăn tại các nơi công cộng như nhà hàng, căng tin, trường học, nơi làm
việc do thời gian quá eo hẹp.
 Các chợ phiên, cửa hàng câu lạc bộ, các chợ cá: ngoài các siêu thị
và các nhà hàng, nhà ăn công cộng thì đây cũng là một trong những nơi tiêu
thụ sản phẩm thủy sản bán lẻ tại Mỹ, tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng tương đối
nhỏ.
Hệ thống kênh bán sỉ thủy sản tại Mỹ gồm có các nhà phân phối thủy
sản và các công ty chuyên doanh thực phẩm hàng đầu của Mỹ. Các nhà
phân phối này có thể là những nhà phân phối thủy sản chuyên nghiệp có
mặt ở hầu khắp đất nước, chuyên cung cấp sản phẩm tươi và đông lạnh cho
các đại lý tiêu thụ thủy sản hay là các nhà phân phối chính, bán nhiều thứ
trong đó có thủy sản (Sysco và Kraft). Theo ước tính của Hiệp hội nghề cá
Hoa Kỳ (NFI), hiện nay Mỹ có hơn 3500 công ty phân phối thủy sản và
công ty chuyên doanh thực phẩm bán sỉ với 29.000 lao động. Thông qua
các công ty này, các sản phẩm thủy sản được cung cấp đến nhiều đối tượng
khác nhau như các xí nghiệp chế biến thủy sản của Mỹ và hệ thống các siêu
thị, nhà hàng. Để tiếp cận được với các nhà bán sỉ này, các nhà xuất khẩu
phải có khả năng cung ứng lớn, ổn định, chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh
tranh, mặt hàng đa dạng. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu này còn phải là
những nhà cung cấp đáng tin cậy, trung thành để có thể xây dựng quan hệ
làm ăn lâu dài. Các nhà xuất khẩu thủy sản sang Mỹ có thể ký kết các h
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Lập kế hoạch marketing xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường quảng đông – trung quốc Luận văn Kinh tế 0
D Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái Khoa học Tự nhiên 0
S Qui trình công nghệ chế biến cá Tra - Basa Fillet xuất khẩu tại công ty TNHH thủy sản Phương Đông Khoa học Tự nhiên 0
S Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Khoa học Tự nhiên 0
G Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Kiến trúc, xây dựng 2
G Thị trường Trung Quốc và các nhân tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu thủy sản sang thị trườngTrung Quốc Công nghệ thông tin 0
N Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng sành sứ thủy tinh tại công ty xuất nhập kh Luận văn Kinh tế 0
R Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản, xí nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Thuận An I, Khoa học Tự nhiên 0
R Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top