Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU

Bước sang thế kỷ 21. Thế kỷ của khoa học công nghệ - thông tin. Mọi thành tựu khoa học công nghệ được đáp ứng vào trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, năng suất trong sản xuất tăng nhanh, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các doanh nghiệp luôn cố gắng, nỗ lực tìm cho mình một vị thế, chỗ đứng trên thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, có như vậy mới tồn tại và phát triển được. Chính vì lý do đó mà đề tài “đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm” luôn có tầm quan trọng và tính thời cuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào.
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một trong những công ty có truyền thống, uy tín, nó được phát triển lâu dài và là một công ty lớn của miền Bắc. Trong những năm qua, do sự biến động của thị trường và với sự cạnh tranh gay gắt của một số công ty cùng ngành nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, nhất là hoạt động tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Để có thể đứng vững trong tình hình hiện nay trên thị trường bánh kẹo. Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường từ trước tới nay.
Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty hiện nay. Em xin nghiên cứu đề tài này “Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Châu”
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Châu
Chương III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Châu.
Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Châu, góp phần vào sự phát triển củ công ty. Em hy vọng phần nào đó có thể được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của công ty.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và kiến thức, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đề tài còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và phê bình của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn.
Em xin chân thành Thank cô giáo: TS. Chu Thị Thuỷ cùng các thầy các cô đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Chương I
LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm:
1.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Việc chuẩn bị hàng hóa sản xuất trong lưu thông. Các nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lô hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Để thực hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng... cho đến các dịch vụ sau bán hàng.
1.1.1.2 Thực chất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất:
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được hiểu là một quá trình gồm nhiều công việc khác nhau từ việc tìm hiểu nhu cầu, tìm nguồn hàng, chuẩn bị hàng, tổ chức bán hàng, xúc tiến bán hàng... cho đến các phục vụ sau bán hàng như: chuyên chở, lắp đặt, bảo hành...
Tóm lại: hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2 quá trình có liên quan:
Một là: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.
Hai là: Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng.
1.1.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn mà tốc độ quay vòng của vốn lại phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm do đó nếu như tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số ngày trong một vòng quay của vốn giảm đi.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, nhiên liệu... để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ta thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng cao, hoàn thiện quá trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất. Nếu cải thiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ đồng nghĩa với góp phần giảm chi phí của toàn bộ sản phẩm, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc tổ chức hợp lý hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhất các loại chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, cách giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt... Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường.
Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc đem sản phẩm bán ra thị trường mà là trước khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì cần có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từ việc điều tra nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến đáp ứng được năng xuất và chất lượng sản phẩm, đào tạo người công nhân có tay nghề cao rồi đến việc quảng cáo chào hàng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, tổ chức kênh phân phối, tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng tận tình, có trình độ hiểu biết cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.
Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước. Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa.
1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã định trước, đó là:
Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp hạch toán kinh doanh. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
 lợi nhuận =  doanh thu -  chi phí
Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ được hay tiêu thụ được ít thì lợi nhuận sẽ thấp, hay có thể hòa vốn hay lỗ.
Thứ hai: Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp:
Vị thế doanh nghiệp biểu hiện ở phần trăm doanh số hay số lượng hàng hóa được bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ ba: Mục tiêu an toàn:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được diễn ra liên tục, có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp. Do vậy, thị trường bảo đảm sự an toàn trong sản xuất kinh doanh.
Thứ tư: Đảm bảo tái sản xuất liên tục:
Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng , nó diễn ra trôi chảy. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi. Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất. Do đó, thị trường có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy.
1.2 NỘI DUNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG:
1.2.1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ.
Để thành công trên thương trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thâm nhập thị trường nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị
3.2.7.3 Trả hoa hồng cho người môi giới:
Thực tế hiện nay, có những khách hàng tìm đến mua sản phẩm của Công ty thông qua người môi giới, đây là những người có mối quan hệ rộng rãi và tin tưởng. Công ty nên tạo mối quan hệ lâu dài với người môi giới để họ tích cực giới thiệu khách hàng cho Công ty. Muốn vậy, đối với mỗi lần giới thiệu thành công, Công ty phải trả thù lao cho người môi giới, đây là một khoản hoa hồng được trích ra từ số tiền bán hàng cho khách hàng mà người môi giới đã giới thiệu cho Công ty, khoản này được trích theo tỷ lệ nhất định và phải được ban lãnh đạo thống nhất đưa ra.
3.2.8. Mở rộng hơn các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá muốn tiêu thụ được không những phải có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, bao bì mẫu mã đẹp mà làm sao phải thông báo những thông tin đó đến người tiêu dùng. Để làm được điều này, Công ty phải tiến hành các biện pháp như: Quảng cáo, yểm trợ xúc tiến bán hàng để giúp Công ty đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng được nhanh chóng. Quảng cáo nhằm truyển tải những thông tin về sản phẩm của Công ty như: hình dáng, kích thước, mẫu mã, chất lượng, giá cả các chức năng ưu việt của sản phẩm và những lợi ích mà họ sẽ được hưởng thụ sau khi mua (thơm ngon, tiện dụng). Thông qua các hoạt động quảng cáo, yểm trợ, Công ty kích thích gợi mở nhu cầu về sản phẩm. Có thể người tiêu dùng chưa biết về sản phẩm của Công ty, họ đang lưỡng lự so sánh nhưng khi đã nhận được những thông tin kích thích thị hiếu về tiêu dùng sản phẩm, họ sẽ có hành động mua hàng.
Hiện nay, Công ty mới chỉ có 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và 1 văn phòng thay mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh do vậy chưa phát huy được chức năng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Trong thời gian đó, Công ty nên mở 1 văn phòng thay mặt của Công ty ở miền Trung và một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội và một số thành phố lớn khác vì cửa hàng này chính là điểm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của Công ty trên cơ sở khuếch trương và gợi mở nhu cầu đối với sản phẩm mới, khai thác những sản phẩm đã và đang có từ trước tới nay người tiêu dùng đã có với Công ty và họ sẵn sàng mua sản phẩm của Công ty vì họ đã có niềm tin tưởng vào chất lượng, giá cả sản phẩm cùng uy tín của Công ty.
Công ty nên mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư quảng cáo trên truyền hình. Do hiện nay, truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu, cập nhật của người dân. Quảng cáo trên truyền hình mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều lần so với các quảng cáo trên các phương tiện khác như báo, đài, áp phích... Một chương trình quảng cáo hấp dẫn có thể tăng mức tiêu thụ sản phẩm lên tới 5 - 6 lần.
Công ty cần tổ chức tốt lực lượng bán hàng trực tiếp có trình độ, có khả năng tiếp thị, giao tiếp tốt để giới thiệu về sản phẩm. Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, tổ chức tham gia hội chợ hàng công nghiệp, hàng Việt Nam chất lượng cao qua đó thu hút được nhiều quan tâm của bạn hàng hay là Công ty có thể học được một số kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty nên tổ chức tặng quà cho các đại lý như mũ, áo, sách vở, lịch... có mang tên và biểu tượng của Công ty thể hiện sự hiện diện của Công ty ở mọi lúc, mọi nơi. Cần có những khen thưởng kịp thời cho nhân viên thị trường của Công ty, nhân viên bán hàng khi có thành tích để khuyến khích họ hăng hái, năng động tham gia vào công tác phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ.
Mặc dù sản phẩm của Công ty là sản phẩm tiêu dùng một lần, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng, không cần các hoạt động sửa chữa, lắp đặt, bảo hành... nhưng Công ty cần thực hiện một số dịch vụ kèm theo khi bán hàng như:
+ Tổ chức tốt đội xe tải tốt nhằm tạo điều kiện giao hàng nhanh chóng, thuận tiện tới các đại lý, các cơ quan mua hàng.
+ Hướng dẫn khách hàng bảo quản hay cách giữ gìn sản phẩm.
+ Tạo cảm giác thoải mái, tiện lợi cho người tiêu dùng khi họ mua sắm hàng hoá và yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Công ty.
+ Uy tín của Công ty được nâng cao, quan hệ khách hàng cũ ngày càng chặt chẽ và tạo nhiều cơ hội để tiếp xúc với khách hàng mới.
+ Giá trị sản phẩm hàng hoá của Công ty được nâng lên.
+ Tăng khả năng cạnh tranh cuả Công ty trên thị trường.
Như vậy trên đây là một số đóng góp ý kiến của tui nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Châu. tui hy vọng rằng những biện pháp này phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp với điều kiện hiện nay, mang lại cho Công ty một hiệu quả cao trong hoạt động tiêu thụ nếu các biện pháp này được ứng dụng.


KẾT LUẬN

Hoà nhập với công cuộc đổi mới của đất nước, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã và đang thực sự chuyển mình. Vượt qua được những khó khăn của cơ chế mới Công ty đã nỗ lực phấn đấu và mặc dù còn nhiều hạn chế song kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh những năm qua thực sự to lớn.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò quyết định đến sự thành công của Công ty. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, doanh thu tiêu thụ càng lớn, đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên trong Công ty được cải thiện nâng cao. Giờ đây, sản phẩm Bột canh, Bánh kẹo chủ yếu đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và uy tín của Công ty đã được khẳng định.
Bài viết nêu ra một số ý kiến nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Châu. Với thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên việc nghiên cứu quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty để tìm ra những biện pháp hữu hiệu mới mẻ là rất khó khăn. Các ý kiến đề xuất còn mang tính lý thuyết nhiều, do vậy, em rất mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên trong Công ty bánh kẹo Hải Châu để bài viết của em có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Cuối cùng, tui xin chân thành Thank T.S Chu Thị Thuỷ và các cô, các chú, các anh các chị của phòng kế hoạch vật tư và phòng tổ chức đã giúp tui hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

- TÀI LIỆU THAM KHẢO -


1. Ba mươi năm hình thành và phát triển Công ty bánh kẹo Hải Châu.
2. Cẩm nang thương mại dịch vụ - NXB Giáo Dục
Đặng Đình Đào - Hoàng Minh Đường
3. Thương mại doanh nghiệp-NXB Thống kê-1998
Đặng Đình Đào
4. Marketing - NXB Thống Kê - 1998.
Trần Minh Đạo
5. Kinh Tế Doanh Nghiệp Thương Mại-NXB Giáo dục Hà Nội_1999
Tiến Sĩ Phạm Công Đoàn và Tiến Sĩ Nguyễn Cảnh Lịch
đồng chủ biên
6. Phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Giáo Dục - 1997
Phạm Thị Gái
7. Chiến lược và sách lược kinh doanh - NXB Thống Kê
Garry. D. Smith
Danny. R. Arnold
Bobby. G. Bizzell
8. Hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
NXB Chính trị quốc gia – 1995
9. Quản trị Marketing - NXB Thống Kê
Phi lip Kotler
10. Quản trị hoạt động thương mại - NXB Giáo dục - 1996
Nguyễn Kế Tuấn


MỤC LỤC

Lời nói đầu 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1.1. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3
1.1.1. Tiêu thụ sản phẩm: 3
1.1.2. Vai trò công tác tiêu thụ sản phẩm 4
1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5
1.2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 6
1.2.1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm 6
1.2.2. Nghiên cứu người tiêu dùng 8
1.2.3. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm 10
1.2.4. Hình thức, cách tiêu thụ 12
1.2.5. Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 13
1.2.6. Quá trình bán hàng 16
1.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 18
1.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18
1.3.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 18
1.3.1.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 20
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 21
1.3.2.1. Giá bán sản phẩm 21
1.3.2.2. Chất lượng sản phẩm 22
1.3.2.3. Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp 22
1.3.2.4. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm 23
1.3.2.5. Một số nhân tố khác 24
Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Châu 25
2.1. Giới thiệu chung về công ty bánh kẹo Hải Châu 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty bánh kẹo hải châu 28
2.2. Thực trạng hoạt động tiêu thụ ở công ty bánh kẹo hải châu 32
2.2.1. Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng 32
2.2.2. Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường 33
2.2.3. Tình hình tiêu thụ theo thời gian 36
2.3. Đánh giá ưu nhược điểm trong công tác tiêu thụ sản phẩm. 36
2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 36
2.3.2. Những thành tựu 37
2.3.3. Những hạn chế 39
2.3.4. Những nguyên nhân chủ yếu 40
2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan 40
2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan 41
Chương III. Phương hướng và biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Bánh kẹo Hải Châu 42
3.1. Phương hướng mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm 42
3.1.1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2004 42
3.1.2. Kế hoạch tiêu thụ 42
3.2. Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Bánh kẹo Hải Châu 43
3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng 43
3.2.2. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường 44
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm 45
3.2.4. Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm 46
3.2.5. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm 49
3.2.6. Hạ giá thành sản phẩm 50
3.2.7. Tăng cường biện pháp kinh tế tài chính 53
3.2.8. Mở rộng quảng cáo và xúc tiến bán hàng 54
Kết luận 56
Tài liệu tham khảo 57

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
N Marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Xuất Khẩu Khởi đầu 6
H Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động trên thị trường nội địa của công ty c Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Giang Nam Luận văn Kinh tế 2
N Tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhật Quang – Siêu thị Luận văn Kinh tế 0
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công Luận văn Kinh tế 0
M Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ngói Hải Ninh Luận văn Kinh tế 0
L Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Luận văn Kinh tế 2
K Phân tích tình hình tiêu thụ và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty dệt may H Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top