luubichtram1993

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Bình luận vai trò của Tổ chức thương mại thế giới trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
MỤC LỤC
I. Mở đầu………………………………………………………………………..
II. Nội dung
1. Tranh chấp thương mại quốc tế……………………………………………….
2. Vai trò của tổ chức thương mại thế giới trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế………………………………………………………………
3. Bình luận……………………………………………………………………...
III. Kết luận

I. MỞ ĐẦU
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển năng động, đa dạng hơn. Trong thời gian qua nước ta đã chính thức gia nhập nhiều tổ chức thương mại thế giới và khu vực; các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại song phương, đa phương được ký kết ngày càng nhiều hơn... đã đưa nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong đó nước ta đã tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới hiện nay đó là WTO. Quan hệ kinh doanh thương mại có tính quốc tế giữa các tổ chức kinh tế trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ ngày càng phát triển phong phú, đa dạng. Sự phát triển các quan hệ này tất yếu dẫn đến những tranh chấp đòi hỏi cần được giải quyết nhanh chóng kịp thời, đúng quy định của pháp luật phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế. Góp phần giải quyết cách tranh chấp thương mại quốc tế trong thời gian qua, tổ chức thương mại thế giới đóng một vai trò rất lớn.
II. NỘI DUNG
1. Tranh chấp thương mại quốc tế
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động có sự tham gia của các chủ thể có quốc tịch khác nhau, hay có sự chuyển dịch vốn và tài sản khác từ quốc gia hay vùng lãnh thổ này vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ khác.
Tranh chấp thương mại quốc tế là một hiện tượng song hành với sự gia tăng các luồng giao thương trên phạm vi toàn cầu. Tranh chấp diễn ra khi một nước cho rằng một nước khác vi phạm thỏa thuận đã cam kết. Các tranh chấp thương mại đưa ra giải quyết tại WTO xoay quanh ba nội dung chính là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Bán phá giá và trợ cấp được coi là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hay cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. Chính vì vậy, biện pháp tự vệ được áp dụng một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp còn lại.
2. Vai trò của tổ chức thương mại thế giới trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế
Tổ chức thương mại thế giới (viết tắt tiếng Anh là WTO), ra đời năm 1994, là tổ chức có quy mô lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực thương mại. Với số lượng thành viên hiện nay là 148 và chiếm trên 90% tổng giá trị trao đổi thương mại toàn cầu, WTO thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. WTO là một tổ chức thường trực, có đầy đủ các cơ quan và phương tiện cần thiết, cũng như các quy định chi tiết, tạo một khung pháp lý hoàn chỉnh cho các quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Phạm vi điều chỉnh của WTO không chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá, mà còn mở rộng ra cả thương mại dịch vụ, các khía cạnh đầu tư và sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại. WTO là tổ chức quốc tế duy nhất điều hành hệ thống thương mại toàn cầu bằng các luật lệ do các nước và lãnh thổ thành viên đàm phán và thỏa thuận, sau đó được quốc hội các nước phê chuẩn, nhằm bảo đảm các dòng thương mại ngày càng trôi chảy, dễ dự đoán, tự do và công bằng, góp phần xây dựng một thế giới thịnh vượng hơn, hòa bình hơn và có trách nhiệm hơn. Để thực hiện mục tiêu bao trùm đó, WTO có các chức năng: Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO, diễn đàn đàm phán về thương mại, giải quyết các tranh chấp về thương mại, giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia, trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển, hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại của WTO là một trong những điều kiện thiết yếu đảm bảo hiệu lực các quy định của WTO, được coi là đóng góp lớn nhất của WTO vào sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, giúp giảm nguy cơ tranh chấp thương mại leo thang thành xung đột chính trị hay quân sự. Để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên, WTO đã thiết lập ra một cơ chế bắt buộc và thống nhất chung, gọi là cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.
Xuất hiện tranh chấp khi một nước thành viên WTO áp dụng một biện pháp chính sách thương mại mà một hay một số thành viên khác coi là vi phạm các quyền của họ được quy định trong các hiệp định WTO. Về nguyên tắc, tranh chấp thuộc đối tượng có thể viện dẫn đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của tổ chức này, bao gồm không chỉ các quốc gia độc lập, có chủ quyền mà còn cả một số '' vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt, hoàn toàn tự chủ trong các mối quan hệ thương mại '' hay tổ chức quốc tế như EC. Việc giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên bốn nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế. Ngoài ra, WTO cũng sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp của GATT 1947 như: tái lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ; giải quyết tích cực các tranh chấp; cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa khi chưa được phép của WTO. Nguyên tắc cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trừng phạt có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn cầu.
Trong 10 năm qua, WTO đã chứng kiến khoảng 2.100 vụ tranh chấp về bán phá giá, 180 vụ kiện chống trợ cấp và hàng chục vụ liên quan đến tự vệ thương mại giữa các thành viên. Trong bối cảnh đó, cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO là một trong những nền tảng của trật tự thương mại đa phương ngày nay:
Cuối cùng, khi nước thành viên là nước đang phát triển thắng kiện, bên thua kiện không chịu thi hành phán quyết, phần nhiều trường hợp bên thắng kiện là nước đang phát triển không có khả năng thực tiễn để viện dẫn đến quyền được tạm dừng thực hiện nghĩa vụ và như vậy có nghĩa là biện pháp trả đũa mà hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đưa ra không thể mang lại hiệu quả để buộc bên thua kiện phải thi hành nghĩa vụ theo pháp quyết mà DSB đã đưa ra. Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kì hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ cấp bông trái phép của Hoa Kỳ.
III. KẾT LUẬN
Sau gần 5 năm hoạt động, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã thực sự trở thành một trong những định chế có quyền lực nhất trên thế giới. Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này có một vai trò vô cùng to lớn, quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top