Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
BÀI LÀM
Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới và từng bước hội nhập quốc
tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, nguồn
nhân lực Việt Nam đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất
lượng.
Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 4-2009, Việt Nam có gần
86 triệu người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999. Tỷ lệ tăng dân
số bình quân trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Điều này, phản
ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển.
Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân,
công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành,
nghề. Đến nay, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, bằng
hơn 70 % dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu
người, bằng gần 10% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực trí thức, tốt
1
nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15%
dân số của cả nước. Nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2
triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người.
Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới
trong nguồn nhân lực. Đó là một nguồn nhân lực dồi dào của đất nước.
Nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều
vấn đề trọng đại trong phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trong thơi
Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân
lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại
vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại

chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là
nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ
thông dồi dào. Nhân lực chất lượng cao hiếm hoi. Vì vậy, vấn đề đặt ra
hiện nay là phải đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn
nhân lực phổ thông.
Nguồn nhân lực từ nông dân: chiếm khoảng 73% dân số của cả
nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm
tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội. Theo các nguồn số liệu thống
kê, hiện nay, cả nước có khoảng hơn 100 nghìn trang trại, hơn bảy
nghìn hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề và 40%
sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đến hơn
100 nước. Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những
chuyển biến tích cực.
2
Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa
được khai thác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn
đến sản xuất tự phát, manh mún. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề
trồng lúa. Họ đều tự làm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm. Có người
nói rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần hướng dẫn
cũng có thể làm được. ở các nước phát triển, họ không nghĩ như vậy.
Mọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ mỷ về nghề trồng
lúa trước khi lội xuống ruộng. Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động
nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được
đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông
dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất
nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh
mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên
kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp)
chỉ là hình thức.
Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ

phận lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm.
Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác,
đào tạo, nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở
các khu công nghiệp, công trường. Tình trạng hiện nay là các doanh
nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực
lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều.
Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam đang rất
đáng lo ngại. Nông dân ở những nơi bị thu hồi đất thiếu việc làm; chất
3
lượng lao động thấp, nhưng cho đến nay, qua tìm hiểu, tui thấy vẫn
chưa được khắc phục có hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân,
nông thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng.
Nguồn nhân lực từ công nhân: Về số lượng giai cấp công nhân
Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả
nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ
lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng
công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực
ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng
chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày
càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà
nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất
thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề,
kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng,
đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3%
so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Số công nhân xuất
khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại. Từ năm 2001
đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động
đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với
thời kỳ 1996-2000 (95 nghìn người). Hiện nay, lao động Việt Nam làm

việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40
nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề.
4
Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức: Nếu tính sinh
viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí
thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên
đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5
nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn
người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn
người; năm 2006 (mới tính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả
nước đến nay có gần 15 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; hơn sáu
nghìn giáo sư, phó giáo sư; 17 nghìn người có trình độ thạc sĩ; hơn 30
nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; trong số tiến sĩ, thì có
khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn.
Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là
công chức, viên chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các
ngành của đất nước cũng tăng nhanh
Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức,
viên chức đã dẫn ra trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất
lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức còn quá yếu.
Có người tính rằng, hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức
làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn
của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có
63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm, không ít
đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số
37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc.
5
Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế
thừa nhận.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top