Twiford

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu
LỜI MỞ ĐẦU

Thời gian qua, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa đã đóng vai trò quan trọng vào việc điều hành hoạt động xuất khẩu của nhà nước trong từng thời kỳ khác nhau, tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp, khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện cải cách và điều chỉnh hệ thống chính sách thương mại nói chung và chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói riêng theo hướng tự do hoá và tương thích với các chuẩn mực quốc tế. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh trên các cấp độ của chúng ta còn thấp, khả năng điều chỉnh của nền kinh tế chưa cao, chưa theo kịp với sự thay đổi của môi trường kinh tế quốc tế. Vì vậy, để tối đa hoá những lợi ích kinh tế và thương mại từ hội nhập kinh tế quốc tế, giảm thiểu những mặt tiêu cực, chúng ta cần có một hệ thống chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hoàn chỉnh và đồng bộ trong hệ thống các chính sách kinh tế, xã hội khác.
Là thành viên của WTO, Việt Nam phải tuân thủ các cam kết trong khuôn khổ của tổ chức này. Trong khi đó hệ thống các quy định về quản lý xuất khẩu của Việt Nam hiện tại vẫn còn có những điểm chưa hoàn toàn phù hợp cũng như có thể khai thác được lợi ích kinh tế và thương mại từ các cam kết trong khuôn khổ WTO cũng như các cam kết song phương, đa phương và khu vực mà Việt Nam đã ký kết. Mặt khác, điều kiện và môi trường kinh doanh quốc tế đã và đang có những thay đổi đáng kể, việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách quản lý xuất khẩu đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.
Vì những lý do trên, Nhóm 10 đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam: Những điều chỉnh khi gia nhập WTO và giải pháp hoàn thiện”. Đây là vấn đề cần thiết và cấp bách để hoàn thiện chính sách xuất khẩu của Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng điều chỉnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nước ta và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
Chương 2: Những điều chỉnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của cô giáo và các bạn.
Xin cảm ơn.

NHÓM 10











Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1. Khái niệm về chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu là một bộ phận nằm trong hệ thống chính sách điều hành xuất nhập khẩu nói riêng và chính sách kinh tế - xã hội nói chung của Nhà nước, nó có quan hệ chặt chẽ và phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước. Các nước khi xây dựng chính sách kinh tế - xã hội nói chung đều nhằm vào mục xây dựng xã hội phồn vinh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, chính sách thúc đẩy XK cũng phải hướng tới mục đích đó.
Chính sách XK theo nghĩa rộng bao gồm các bộ phận cấu thành như chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách thuế quan, các biện pháp cấm đoán, hạn chế, kiểm soát hay khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, chính sách đầu tư liên quan đến thương mại. Do đó, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tác động đến khối lượng cũng như cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và nó cũng có ảnh hưởng đến cung cầu của nhiều loại hàng hoá khác nhau trong nước, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, quy mô đầu tư cũng như mô hình tăng trưởng của cả nền kinh tế. Như vậy, chính sách thúc đẩy xuất khẩu có thể tác động đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
Như vậy, có thể hiểu chính sách thúc đẩy xuất khẩu là một hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu ở những thời kỳ nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần đạt mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của một quốc gia là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, khi đã trở thành thành viên của WTO, các nước phải xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu của mình phù hợp với các quy định trong các hiệp định cũng như các nguyên tắc và hành vi thương mại được quy định trong WTO.
2 Vai trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Bằng các công cụ để quản lý hoạt động xuất khẩu như: thuế, công cụ hành chính, các đòn bẩy kinh tế, các biện pháp kỹ thuật,...chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tác động đến sự biến động của giá cả đối với người tiêu dùng và người sản xuất hay đưa đến sự điều chỉnh quan hệ cung- cầu trên thị trường về một số loại hàng hoá nhất định. Một số công cụ như thuế gây tác động trực tiếp đến giá cả đối với cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, đồng thời nó có thể làm cho các hoạt động thương mại phát triển hay bị thu hẹp. Những công cụ khác như biện pháp quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tác động tương tự vị nó sẽ dẫn đến việc hạn chế số lượng hàng hoá được đưa vào kinh doanh xuất khẩu. Các khoản trợ cấp và khen thưởng trực tiếp cho các nhà sản xuất kinh doanh trong nước sẽ làm tăng khả năng mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, qua đó tăng cường sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của trong nước trên thị trường nhưng không đưa đến sự tăng giá trực tiếp đối với giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, chính sách thúc đẩy XK có vai trò tác động đến quá trình tái sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, khai thác triệt để các lợi thế so sánh của nền kinh tế, phát triển các ngành sản xuất thương mại hàng hoá với quy mô tối ưu, từ đó đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.
Chính sách thúc đẩy XK hàng hóa không những tạo môi trường và định hướng cho hoạt động xuất khẩu được phát triển và tăng trưởng, mà còn tạo điều kiện để các quốc gia khai thác được những lợi thế kinh tế và thương mại từ việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu. Nhưng nếu chính sách thúc đẩy XK hàng hóa thiếu đồng bộ, không phù hợp và minh bạch sẽ dẫn đến kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của bản thân hoạt động xuất khẩu đồng thời bóp méo và làm sai lệch chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cũng như làm sai lệch trong quan hệ đối tác với các bạn hàng.
Cùng với các chính sách kinh tế, xã hội khác, chính sách thúc đẩy XK hàng hóa sẽ tạo nên sự đồng bộ thống nhất của hệ thống luật pháp của một quốc gia, để thực thi các mục tiêu, chiến lược và định hướng phát triển nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

3. Những nguyên tắc cần tuân thủ của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa khi Việt Nam là thành viên của WTO
Sau khi nhận được thông báo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam, ngày 11/01/2007, WTO đã chính thức trao thẻ thành viên cho Việt Nam.
Có thể thấy rằng, việc gia nhập WTO không nằm ngoài xu hướng chung về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, với nhiều cơ hội thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội, bao gồm tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam; góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước v.v... Tuy nhiên, trong thời gian tới gia nhập WTO cũng sẽ mang lại nhiều thách thức không chỉ đối với cộng đồng doanh nghiệp mà còn đối với cả công tác hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước.
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, thực hiện vai trò là cơ quan hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước về mặt tài chính, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan đến đàm phán về thuế nhập khẩu, mở cửa thị trường về dịch vụ tài chính (bảo hiểm, chứng khoán) và dịch vụ kế toán - kiểm toán và tư vấn thuế; và một số nội dung đàm phán đa phương liên quan đến nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) bao gồm phí, lệ phí, chính sách giá, phương pháp xác định trị giá hải quan, kiểm định hàng hoá trước khi xuống tàu, các vấn đề liên quan về trợ cấp, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, về thuế xuất khẩu.
Ngoài việc hội đủ những nguyên tắc thông thường như: thống nhất, đồng bộ, khách quan, khả thi, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước... mà bất kỳ một chính sách nào cũng có, chính sách thúc đẩy XK hàng hóa còn phải chứa đựng những nguyên tắc thuộc về thương mại quốc tế, đây cũng là những nguyên tắc cần triệt để tuân thủ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo quy định của WTO đối với các nước thành viên, chính sách thương mại của mỗi quốc gia cần tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản: không phân biệt đối xử, cạnh tranh tự do và lành mạnh, đảm bảo tính minh bạch và có thể dự đoán, và đối xử ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển. Là một bộ phận của chính sách thương mại, chính sách thúc đẩy XK hàng hóa cần tuân thủ 4 nguyên tắc đó.
3.1 Nguyên tắc minh bạch
Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia phải thiết lập hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế rõ ràng và ổn định. Mọi chính sách và chế độ pháp lý trong lĩnh vực thương mại phải được phổ biến rộng rãi, dễ tiếp cận và có thể đoán được.
Nguyên tắc này yêu cầu hải quan các nước thành viên ký kết hiệp định phải thực hiện một cách công khai, rõ ràng và có hiệu quả về phân loại và tính giá đối với sản phẩm, về tỷ suất thu thuế và các loại lệ phí khác,… Tuy nhiên, nếu sự công khai này có thể gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật, vi phạm lợi ích công cộng hay làm tổn hại đến lợi ích thương mại chính đáng của một doanh nghiệp nào đó thì có thể không cần công khai.
3.2 Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Nội dung của nguyên tắc này bao gồm chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFM) và chế độ đãi ngộ quốc gia (NT). Chế độ MFM là chế độ không phân biệt đối xử mà các quốc gia giành cho hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia khác. Còn chế độ NT lại là chính sách thương mại không phân biệt đối xử của các quốc gia đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu và hàng hoá, dịch vụ trong nước.
Nguyên tắc này nhấn mạnh khi thoả thuận áp dụng qui chế tối huệ quốc, các nước thành viên của WTO cam kết không phân biệt đối xử giữa các nước và không được đối xử với một nước kém ưu đãi hơn một nước khác trong mọi vấn đề liên quan tới thương mại hàng hoá. Tuy nhiên, các quy định của GATT cũng cho phép một số trường hợp ngoại lệ như những ưu đãi thương mại mà các nước nằm trong khu vực thương mại tự do giành cho nhau theo Hiệp định ưu đãi khu vực, hay các nước có chung đường biên giới thì không phải áp dụng cho các nước còn lại.
Chế độ NT được quy định tại GATT 1994, Điều III:1. Theo đó, WTO yêu cầu các nước không phân biệt đối xử giữa hàng hoá sản xuất trong nước với hàng hoá nhập khẩu cùng loại về các vấn đề về thuế trong nước, các luật lệ quy định chung. Đãi ngộ quốc gia giúp cho hàng hoá nhập khẩu sau khi vượt qua hàng rào hải quan tại biên giới của một quốc gia sẽ được đối xử như những hàng hoá được sản xuất trong nước cùng loại.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuongdung88888

New Member
Re: [Free] Thảo luận: CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM: NHỮNG ĐIỀU CHỈNH KHI GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

cho minh hoi tai sao bai viet nay minh o the down duoc
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM: NHỮNG ĐIỀU CHỈNH KHI GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: KINH NGHIỆM CỦA Khoa học kỹ thuật 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
T Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
X Dự báo thị trường xuất khẩu và một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công Mỹ Nghệ Luận văn Kinh tế 0
A Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
F Sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất gốm nhằm xây dựng cụm công ngh Kinh tế quốc tế 0
E Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Kinh tế quốc tế 1
P Chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu Kinh tế quốc tế 0
D Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ thích hợp trong đầu tư trạm ép rác kín nhằm tăng cô Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top