suoingoc229

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới. Nền kinh tế có nhiều thay đổi đáng kể. Cùng với nhiều chuyển biến đó, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất diễn ra trên quy mô lớn, với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Nhưng trong nền kinh tế thị trường đầy cơ hội và thách thức như hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để làm được những điều đó các doanh nghiệp luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Do đó công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ được coi là nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý và các phần hành kế toán khác trong doanh nghiệp kể từ đó có thể đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nội dung thực hiện công tác kế toán nguyên vật liệu là vấn đề có tính chất chiến lược đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến là một công ty lớn, mặt hàng sản xuất chủ yếu là quần áo các loại nên số lượng nguyên phụ liệu hàng năm của công ty nhập về vừa lớn vừa phong phú và đa dạng về chủng loại. Chính vì thế công tác kế toán nguyên phụ liệu ở công ty rất được chú trọng và được xem là một bộ phận quản lý không thể thiếu trong toàn bộ công tác quản lý của công ty. Sau thời gian thực tập tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến, em đã tìm hiểu thực tế, kết hợp với lý thuyết đã được học để viết chuyên đề: “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN”
Chuyên đề được chia làm 4 chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu
Chương 3: Tình hình kế toán nguyên phụ liệu thực tế tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến.
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị.
Do điều kiện thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh được những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các anh chị trong Công ty cũng như sự chỉ bảo của thầy hướng dẫn PGS.TS Hà Xuân Thạch. Em xin chân thành cảm ơn.





CHƯƠNG I:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN.
1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến.
Quá trình thành lập và phát triển tổng công ty cổ phần may Việt Tiến:
Tiền thân công ty là một xí nghiệp tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” _ tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.
Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.
Theo quyết định số 103/CNN-TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công ty May Việt Tiến. Sau đó được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIỆT TIẾN GARMENT IMPORT – EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991).
Ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN – TCLĐ
Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần có một Tổng công ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật… Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM RA ĐỜI.
Căn cứ nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Nghiệp. Căn cứ văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29/12/2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công Ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam tại tờ trình số 28/TĐDM – TCLĐ ngày 09/01/2007 và đề án thành lập Tổng Công Ty May Việt Tiến. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ quyết định thành lập Tổng Công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.
Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.
Căn cứ nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty Cổ phần. Căn cứ Quyết định số 2576/QĐ-BCN ngày 30/08/2007 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng Công Ty May Việt Tiến thành TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN nằm trong cơ cấu của Tổng công ty Dệt May Việt Nam với 29 thành viên bao gồm:
Công ty mẹ: được hình thành từ trung tâm chính của Tổng công ty bao gồm các phòng ban công ty, các xí nghiệp sản xuất và các đơn vị hợp tác kinh doanh.
Các xí nghiệp sản xuất: Xí nghiệp May 1, May 2, Sig Vtec, Dương Long, Vimiky…
Các đơn vị hợp tác kinh doanh: Tungshing-VTEC, MS-VTEC, Tagtime, VTEC-Clipsal…
Các công ty con – công ty liên kết, liên doanh nước ngoài: Công ty may Việt Thịnh, Việt Hưng, Vĩnh Tiến, Nam Thiên, Đồng Tiến, Tây Đô, Tiền Tiến, Việt Hồng, Việt Tân, Tiến Thuận, Thuận Tiến, Công ty cơ khí Thủ Đức…
Giới thiệu chung về công ty:
Tên gọi, địa chỉ

Tên Tiếng Việt : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
Tên giao dịch quốc tế : VIETTIEN GARMENT CORPORATION
Tên viết tắt : VTEC
Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình TPHCM, Việt Nam.
Fax : 84-8-8645085-8654867
Email : [email protected]
Website :
Chức năng:
Công ty Việt Tiến chuyên sản xuất và may gia công các loại hàng may mặc trong và ngoài nước, thực hiện các nghiệp vụ thương mại trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị cho ngành may và các thiết bị điện gia dụng cho thị trường nội địa, trực tiếp xuất nhập khẩu một số loại hàng hóa theo luật định và được phép đầu tư kinh doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ
Việt Tiến là một công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp may mặc Việt Nam, được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nên công ty có nhiệm vụ phải thực hiện đúng những quy định của pháp luật về ngành nghề, về nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng như góp phần đưa công nghiệp may mặc Việt Nam ngày càng tiến hơn.
Các lĩnh vực hoạt động của công ty hiện nay
Sản xuất quần áo các loại.
Gia công hàng may mặc trong nước và xuất khẩu
Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa.
Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may, máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp, thiết bị điện âm thanh và ánh sáng.
Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính, các thiết bị phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ, điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn, hệ thống điều hòa không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp.
Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp
Đầu tư kinh doanh tài chính
Kinh doanh các ngành nghề khác nhau theo quy định của pháp luật.
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ nội địa:
Hiện nay công ty có hơn 500 cửa hàng và đại lý phân bổ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước kinh doanh các sản phẩm may mặc mang nhãn hiệu Việt Tiến.
+ Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Vinh, Thành phố Việt Trì.
+ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Huế.
+ Thành phố Cần Thơ, Thành phố Ban Mê Thuột và các tỉnh, thành phố khác.
Thị trường tiêu thụ xuất khẩu
Sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến được xuất khẩu đi hầu hết các nước trên thế giới.
+ Châu Âu: Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh, Hungary.
+ Châu Á: Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hồng Kông…
+ Châu Úc: Australia, New Zealand
+ Châu Mỹ: Mỹ, Canada…
+ Trong đó thị trường chính là Mỹ, Tây Âu, châu Á, các nước ASEAN…
Kết quả hoạt động của công ty trong 1, 2 năm gần đây.

Kết quả hoạt động:

Các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân điều khiển máy, phòng cung ứng sẽ cung cấp thông tin đầu vào để xây dựng các định mức trên, còn người quản lý sản xuất, nhân viên kế toán chi phí…sẽ là người thiết lập và kiểm soát lượng nguyên liệu, vật liệu trực tiếp định mức.
Giá mua định mức của nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là một ước tính giá mua để mua được nguyên liệu, vật liệu trong kỳ tới. Phòng cung ứng có trách nhiệm xây dựng giá mua định mức cho tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu. Khi ước tính được giá mua nguyên vật liệu phải tính đến khả năng tăng giá của thị trường, hay do thay đổi số lượng mua, thay đổi người cung cấp.
Xác định chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp định mức được xác định trên cơ sở lượng thời gian lao động trực tiếp định mức để sản xuất một đơn vị sản phẩm và đơn giá lao động trực tiếp định mức.
Lượng thời gian lao động trực tiếp định mức (số giờ lao động trực tiếp định mức) cần được xác định trên cơ sở những nghiên cứu về năng suất máy móc thiết bị và trình độ người lao động hiện tại cũng như quá khứ.
Định mức này quy định số giờ lao động cho phép đối với từng bộ phận, từng máy móc thiết bị hay một quá trình để hoàn tất việc sản xuất một sản phẩm hay một đợt sản phẩm. Số giờ lao động trực tiếp định mức cần được soát xét lại khi có biến động về máy móc thiết bị hay đội ngũ lao động trực tiếp. Số giờ lao động trực tiếp định mức được xây dựng bởi kỹ thuật viên và giám đốc sản xuất.
Mức giá định mức cho một giờ lao động trực tiếp được quy định trong hợp đồng lao động hay được xác định bởi doanh nghiệp, tùy theo từng chức năng hay loại công việc.
Xác định chi phí sản xuất chung định mức:
Định mức chi phí sản xuất chung là sự ước tính đối với cả biến phí và định phí sản xuất chung trong kỳ. Nó được tính dựa trên một chi phí đơn vị thống nhất, và chi phí đơn vị thường được sử dụng là chi phí của thời gian lao động trực tiếp, giờ máy sản xuất…, do nhân viên kế toán chi phí lập.
Để định mức chi phí sản xuất chung, công ty cần có định mức lượng thời gian lao động trực tiếp, số giờ máy sản xuất…cần thiết để sản xuất một sản phẩm. Phải luôn xem xét chi phí sản xuất chung trên cả 2 mặt là đầu vào (số giờ) và đầu ra (sản phẩm) để xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất.
Công ty cần lập dự toán chi phí sản xuất chung trước tiên, sau đó mới dựa vào đó để xác định chi phí sản xuất chung định mức.


KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế như hiện nay những sản phẩm cạnh tranh rất nhiều, doanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng tốt, hạ giá thành, mẫu mã đẹp thì sẽ tồn tại và phát triển. Để có thể có được những sản phẩm đáp ứng điều đó, một trong những yếu tố đầu vào và quan trọng nhất đó là nguyên vật liệu. Vì thế mà kế toán nói chung, kế toán nguyên phụ liệu nói riêng có vai trò là công cụ quản lý quan trọng phải không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của thực tế.
Là một doanh nghiệp sản xuất, công tác quản lý và hạch toán nguyên phụ liệu tại Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến là một khâu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Quá trình hạch toán nguyên phụ liệu là giai đoạn đầu tiên trong chu trình sản xuất kinh doanh và quyết định giá thành sản phẩm.
Kế toán nguyên phụ liệu là vấn đề hết sức quan trọng vì đây là chỉ tiêu chủ yếu ảnh hưởng quan trọng đến giá thành sản phẩm, việc xác định lãi, lỗ của công ty hay nói cách khác chính là ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công tác quản lý nguyên phụ liệu về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua quá trình thực tập bằng việc vận dụng những kiến thức đã học cùng với việc tìm hiểu thực tế về công tác kế toán tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Viettel Nghệ An Kế toán & Kiểm toán 0
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao Kế toán & Kiểm toán 0
D Tính toán thiết kế đồ gá chuyên dùng gia công chi tiết càng C15 với nguyên công phay đồng thời các mặt A , B và E Khoa học kỹ thuật 0
N Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 Luận văn Kinh tế 0
R Hoàn thiện công tác kế toán và phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở nhà máy thuốc lá Thăng Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long Luận văn Kinh tế 2
W Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty công trình giao thông Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top