son9972002

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ tại Thái Lan 1997 - 1999

Mục lục Trang
Mở đầu 4
1.1. Lý do chọn đề tài 4
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 12
1.4. Giới hạn của đề tài 13
1.5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 13
1.6. Đóng góp của luận văn 14
1.7. Bố cục của luận văn 14
NộI DUNG 15
Chương 1 15
Nguyên nhân của cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan
1.1. Nguyên nhân chủ quan 15
1.1.1. Về kinh tế 15
1.1.1.1. Chính sách tỷ giá hối đoái bất hợp lý 16
1.1.1.2. Sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn của nước ngoài 18
1.1.1.3. Sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư và xuất nhập khẩu 21
1.1.1.4. Tình trạng đầu cơ 24
1.1.2. Về chính trị - xã hội 26
1.2. Nguyên nhân khách quan 30
* Tiểu kết 33
Chương 2 35
Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ ở TháI Lan
1.2. Khái quát diễn biến cuộc khủng hoảng 35
2.2. Tác động của cuộc khủng hoảng 41
2.2.1. Tác động đối với tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Thái Lan 41
2.2.1.1. Đối với nền kinh tế 41
- Thương mại 43
- Đầu tư 46
- Công nghiệp 47
- Thị trường bất động sản 48
- Nông nghiệp 49
- Một số lĩnh vực khác 51
2.2.1.2. Đối với tình hình chính trị – xã hội 52
2.2.2. Tác động đối với các nước châu á 62
* Tiểu kết 65
Chương 3 67
Quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ ở TháI Lan
3.1. Những biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng của Chính phủ Thái Lan
67
3.1.1. Về kinh tế 67
3.1.2. Về chính trị – xã hội 71
3.2. Vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Thái Lan
75
3.3. Kết quả giải quyết cuộc khủng hoảng 78
3.4. Một số nhận xét về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan
82
3.4.1. Về tính chất của cuộc khủng hoảng 82
3.4.2. Về đặc điểm của cuộc khủng hoảng 84
3.4.3. Bài học kinh nghiệm 88
3.4.3.1. Đối với Thái Lan 88
3.4.3.2. Đối với Việt Nam 90
* Tiểu kết 91
Kết luận 93
Tài liệu tham khảo 96
Phụ Lục 103



Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.
Trong thế kỷ XX, nhân loại đã từng trải qua những cuộc đại khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng như: cuộc khủng hoảng 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, cùng hàng trăm cuộc khủng hoảng lớn nhỏ ở cấp độ quốc gia và khu vực. Theo thống kê của IMF, chỉ tính riêng thời kỳ 1975 - 1996 đã có tới 116 vụ “đổ vỡ tiền tệ” ở các nước đang phát triển (đó là hiện tượng đồng bản tệ mất giá từ 25%/năm trở lên, đồng thời tỷ lệ mất giá đó lại cao hơn 10% so với sự mất giá của năm trước). Khủng hoảng kinh tế đã gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sự phát triển của các quốc gia dân tộc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành một trong những vấn đề toàn cầu. Sẵn sàng phòng ngừa cũng như đối phó với nguy cơ khủng hoảng để phát triển đi đôi với bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc và toàn nhân loại đang hướng tới.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á những năm cuối cùng của thế kỷ XX là một trong những biến động kinh tế nghiêm trọng nhất trong thời đại toàn cầu hoá. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này không kém gì so với một cuộc chiến tranh. Cuộc khủng hoảng bắt đầu xảy ra vào ngày 2 - 7 - 1997, đánh dấu bằng việc cơ quan tiền tệ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Bạt. Điều này có nghĩa là sau nhiều năm đạt được tốc độ phát triển cao, nền kinh tế Thái Lan chính thức bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Từ lĩnh vực tài chính - tiền tệ, cuộc khủng hoảng lan sang toàn bộ nền kinh tế và tác động sâu sắc đến tình hình chính trị - xã hội, trở thành cuộc khủng hoảng “kép” trên cả hai lĩnh vực: kinh tế và chính trị.
Mặc dù không phải là nước bị khủng hoảng nặng nề nhất (Inđônêxia bị thiệt hại nặng nhất) nhưng Thái Lan lại là “ngòi nổ” của cuộc khủng hoảng và từ nước này cuộc khủng hoảng lan truyền sang hầu khắp các nước châu á. So với nhiều nước châu á chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, cuộc khủng hoảng ở Thái Lan có nhiều điểm khác biệt, trong đó nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Thái Lan, tại sao cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á lại “bùng nổ” đầu tiên ở Thái Lan vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải thoả đáng? Do đó, theo chúng tôi, việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề trên sẽ góp phần làm sáng tỏ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan cũng như những biến động tiền tệ ở châu á trong những năm cuối thế kỷ XX.
Mặt khác, việc tìm hiểu nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á nói chung và cuộc khủng hoảng tại Thái Lan nói riêng cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Mặc dù Việt Nam nhìn chung ít chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, tuy nhiên, trong thời gian diễn ra khủng hoảng, quan hệ đối tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, từ sự kiện này có thể rút ra nhiều bài học bổ ích đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đó là những bài học về tính phức tạp, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá, bài học về phát triển và bền vững, về mô hình quản lý kinh tế, tài chính của các quốc gia trong quá trình hội nhập…
Là một trong những sự kiện tài chính gây chấn động dư luận quốc tế trong những năm cuối thế kỷ XX, do đó, ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á (1997 – 1999) đã được đề cập rất nhiều trong các tài liệu, sách báo, các hội thảo chuyên đề, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những bài viết, những công trình mang tính chất chuyên khảo về kinh tế - tài chính chứ chưa có những công trình nghiên cứu được tiếp cận từ góc độ sử học. Mặt khác, các công trình, bài viết trên chưa tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong phạm vi một nước riêng biệt. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan” là một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang giá trị thực tiễn sâu sắc.
Với những lý do trên, chúng tui chọn vấn đề “Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan 1997 - 1999” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Là một trong những sự kiện lớn diễn ra cách đây chưa đầy một thập kỷ, vì thế cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan ngay từ khi bùng nổ đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng, các cơ quan báo chí, các tạp chí khoa học chuyên ngành đã dành một dung lượng lớn để đăng tải các bài viết, các công trình nghiên cứu về chủ đề này. Tiếp đó là các hội thảo chuyên đề, chuyên ngành, liên ngành được tổ chức rộng rãi nhằm tìm hiểu đánh giá về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á để rút ra bài học cho Việt Nam.
2.1. Có thể khái quát quá trình nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan từ trước tới nay qua một số nguồn tư liệu mà chúng tui đã tiếp cận được sau:
- Năm 1997, trên tạp chí “Những vấn đề kinh tế thế giới”, số 4 có đăng bài của tác giả Nguyễn Xuân Thắng nhan đề “Khủng hoảng đồng Bạt ở Thái Lan: nguyên nhân, giải pháp và một số bài học với Việt Nam”. Bài viết đã phân tích khá kỹ nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Thái Lan, đặc biệt tác giả đã bước đầu đưa ra những giải pháp cho Việt Nam qua việc nghiên cứu cuộc khủng hoảng ở Thái Lan.
- Tác giả Nguyễn Hồng Sơn trong bài “Hiểu như thế nào về cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan” đăng trên tạp chí “Những vấn đề kinh tế thế giới”, số 6, năm 1997 đã chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Thái Lan ít được giới nghiên cứu chú ý đó là tình trạng đầu cơ trước khi khủng hoảng bùng nổ. Tác giả bài viết kết luận: chính tình trạng đầu cơ đã đẩy nhanh Thái Lan đến bờ vực của sự đổ vỡ tiền tệ.
- Báo Sài gòn giải phóng ra ngày 18 tháng 8 năm 1997 có bài “So sánh hai cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan và Mêhicô”. Bài báo đã chỉ ra 3 điểm tương đồng và 5 điểm khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng ở Thái Lan và Mêhicô.
- Thời báo kinh tế Việt Nam ra ngày 20 tháng 8 năm 1997 có bài “Khủng hoảng đồng Bạt ở Thái Lan - nguyên nhân, giải pháp và bài học đối với các nền kinh tế hướng ngoại”. Bài báo đã phân tích khá sâu sắc những nguyên nhân và bài học từ cuộc khủng hoảng ở Thái Lan đối với các quốc gia mà nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn vốn vay của nước ngoài, trong đó có Thái Lan và Việt Nam. Tác giả bài báo khẳng định một quốc gia muốn phát triển bền vững lâu dài thì phải dựa chủ yếu vào nguồn nội lực, yếu tố ngoại lực chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong những thời điểm nhất định.
- Báo Đầu tư ra ngày 20 tháng 8 năm 1997 có bài “Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan - bài học với Việt Nam” đã đưa ra 4 bài học với Việt Nam được đúc rút từ cuộc khủng hoảng ở Thái Lan, trong đó đặc biệt nhấn mạnh bài học từ nguồn vốn vay của nước ngoài.
- Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10, năm 1997 có bài “Khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan và ảnh hưởng đối với các nước trong khu vực và Việt Nam” của tác giả Phạm Ngọc Long đã phản ánh hiệu ứng lan truyền, tác động của cuộc khủng hoảng từ Thái Lan sang các nước trong khu vực. Tác giả bài viết đã dành nhiều thời gian phân tích tác động của cuộc khủng hoảng từ Thái Lan tới các nước trong khu vực, coi Thái Lan là “ngòi nổ” của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á
- Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 25/10/1997 có bài “Cuộc khủng hoảng “kép” ở Thái Lan” cho rằng cuộc khủng hoảng ở Thái Lan không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn tác động sâu sắc đến tình hình chính trị, xã hội. Tác giả bài báo kết luận: Chính cuộc khủng hoảng trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ đã đưa đến những hậu quả nặng nề đối xã hội Thái Lan như: tình trạng thất nghiệp gia tăng, chất lượng cuộc sống giảm sút...

- Thứ năm: Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan đã cho thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong việc điều hành kinh tế, dù đó là nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Sự bảo thủ, cứng nhắc hay nóng vội trong việc hoạch định các chính sách kinh tế sẽ đưa đến những hậu quả khó lường. Sự duy trì quá lâu tỷ giá hối đoái cố định đã khiến cho nền kinh tế Thái Lan chứa đựng nhiều giá trị ảo, trở thành “nền kinh tế bong bóng” tích tụ nguy cơ khủng hoảng ở mức cao. Chính sách chống đầu cơ không hiệu quả của nhà nước đã trở thành tác nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc khủng hoảng.
- Thứ sáu: Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh sẽ không có chỗ cho một thể chế chính trị thiếu dân chủ. Một nền kinh tế phát triển ổn định phải dựa trên một nền tảng chính trị vững chắc, một Chính phủ giành được sự ủng hộ của nhân dân.
3.4.3.1. Đối với Việt Nam.
Mặc dù đã gia nhập ASEAN, nhưng các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Thái Lan và các nước trong khu vực chưa thực sự gắn kết, nói cách khác Việt Nam chưa hoàn toàn gia nhập vào thị trường tài chính khu vực, do đó khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực bắt đầu từ Thái Lan ít tác động đến Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta ít quan tâm đến sự kiện kinh tế nghiêm trọng này. Hội nghị trung ương 4 (Khoá VII) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức rằng: “...tác động của cuộc khủng hoảng đang lan rộng trong khu vực và trên thế giới, sẽ là những thử thách lớn đối với chúng ta trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội”.
Trên thực tế, mặc dù không bị tác động trực tiếp, nhưng Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng gián tiếp: do đồng Bạt mất giá nên hàng xuất khẩu của Việt Nam bị Thái Lan cạnh tranh mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam của Thái Lan giảm hẳn, trong khi đó hàng hoá Thái Lan lại tràn ngập thị trường Việt Nam. Năm 1997, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 195 triệu USD, còn nhập khẩu lên tới 420 triệu USD.
Bên cạnh đó việc hàng loạt các nước Đông Nam á rơi vào tình trạng khủng hoảng đã làm cho môi trường đầu tư khu vực xấu đi, trong đó có Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam cũng bị cạnh tranh dữ dội trên thị trường quốc tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Thái Lan cũng đã đặt ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc phòng ngừa các nguy cơ dẫn tới khủng hoảng của Việt Nam.
- Thứ nhất: Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội. Mặc dù vậy, chúng ta cần chú ý phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn mất cân đối trong nền kinh tế. Bài học của Thái Lan cho thấy rõ, các nhà hoạch định chính sách đã chủ quan trong việc đề phòng và ngăn ngừa những nguy cơ khủng hoảng trong thời đại toàn cầu hoá với những quy luật phát triển rất phức tạp.
- Thứ hai: Trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, chắc chắn chúng ta cần huy động được các nguồn lực từ bên ngoài, song không nên quá lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Chúng ta cần chủ động hội nhập, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực. Có như thế chúng ta mới có thể đứng vững trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh với rất nhiều quy luật kinh tế khắc nghiệt. Tất nhiên phát huy nội lực không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của các nguồn lực từ bên ngoài. Trái lại đề cao vai trò của nội lực phải đồng thời với việc mở rộng quan hệ đối ngoại trong xu thế hoà bình, hợp tác, hữu nghị và cùng phát triển.
- Thứ ba: song song với việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế chúng ta cũng cần chú ý đến các mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đảm bảo về môi trường sống … Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan là một bài học đắt giá cho các nước đang phát triển: Sự phát triển của một đất nước không chỉ lấy sự tăng trưởng kinh tế ra làm thước đo.
- Thứ tư: Để hội nhập thành công và ngăn ngừa các nguy cơ khủng hoảng, Việt Nam cũng cần từng bước xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi và soạn thảo thêm các bộ luật về kinh doanh vừa để thu hút đầu tư nước ngoài, vừa để quản lý kinh tế hiệu quả.
* Tiểu kết:
Trong suốt hơn 3 thập kỷ thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Thái Lan đã huy động tất cả mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu gia nhập vào câu lạc bộ các nước công nghiệp mới, chậm nhất là vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Cũng vì mục tiêu đó, Thái Lan đã tỏ ra nóng vội trong việc hoạch định chiến lược đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm chú ý đến các khuyết tật nảy sinh trong quá trình phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ nổ ra ở Thái Lan là bài học sâu sắc về sự phát triển và bền vững.
Qua cuộc khủng hoảng này đã cho thấy những nỗ lực “sửa sai” không biết mệt mỏi của người Thái. Với chính sách “Thắt lưng buộc bụng” và phong trào “đồng cam cộng khổ”, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Thái Lan đã từng bước thoát ra được cuộc khủng hoảng. Sau hai năm bị cuốn vào vòng xoáy của cơn bão tài chính – tiền tệ châu á, vào giữa năm 1999 kinh tế Thái Lan đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Cùng với Hàn Quốc, Thái Lan là một trong hai quốc gia giải quyết cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất.
Đối với Thái Lan cuộc khủng hoảng như một điểm dừng đúng lúc sau một thời kỳ dài đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không bền vững. Đây cũng là thời điểm phù hợp để người Thái tự nhìn nhận lại thực lực kinh tế của mình, định vị lại vị thế của mình trên trường quốc tế để có những chiến lược phát triển phù hợp hơn cho tương lai.
Đối với Việt Nam, tuy không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nhưng chúng ta đã thu được những bài học quý báu mà những bài học này Thái Lan và các nước trong khu vực đã phải trả một giá đắt. Muốn phát triển và hội nhập thành công, Việt Nam vừa phải huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa phải có chính sách ngăn chặn và phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng một cách kịp thời và hợp lý, tránh lặp lại những bài học từ Thái Lan.




Kết luận

Hơn 700 năm tồn tại ở Đông Nam á với tư cách là một quốc gia, Thái Lan luôn tạo được vị thế và dấu ấn riêng trong lịch sử châu á. Trong khi phần lớn các quốc gia châu á lần lượt bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây vào nửa sau thế kỷ XIX, thì Thái Lan (cùng với Nhật Bản) nhờ chính sách đối nội và đối ngoại khôn khéo nên về cơ bản đã giữ được nền độc lập chính trị của mình. Từ cuối thế kỷ XIX cho tới nay, Thái Lan được đánh giá là một trong những quốc gia năng động và có khả năng thích ứng nhanh đối với sự biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới.
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX trở đi, người Thái lại trở thành một trong những tâm điểm gây chú ý của dư luận kinh tế quốc tế bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc vào loại cao nhất thế giới. Đông đảo các nhà nghiên cứu, trong đó có không ít các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chiến lược đã kéo đến Thái Lan để tận mắt chứng kiến những thay đổi kỳ diệu đang diễn ra ở quốc gia Phật giáo này.
Thế nhưng, cũng đúng vào lúc dư luận quốc tế đang ra sức ca ngợi Thái Lan như một biểu tượng phát triển mới ở châu á, thì người Thái lại tiếp tục gây chấn động dư luận quốc tế bằng sự bùng nổ của một cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ hết sức trầm trọng.
Nếu như trước đây, các chuyên gia kinh tế thế giới đến Thái Lan để tìm hiểu, phân tích nền kinh tế Thái Lan nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công của nền kinh tế đó thì nay họ cũng đến Thái Lan nhưng là để làm rõ căn nguyên dẫn đến sự khủng hoảng của một trong những mô hình kinh tế điển hình ở châu á.
Sau những thành tựu khá ấn tượng đạt được trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, người Thái đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch gia nhập câu lạc bộ những nước công nghiệp mới vào đầu thế kỷ XXI. Trên thực tế, đó không phải là mục tiêu quá xa vời của Thái Lan nếu xét về thực lực kinh tế của họ trong những năm 80 của thế kỷ XX, nhất là khi Thái Lan còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực của hai đồng minh kinh tế - chính trị lớn là Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, chính “khát vọng hoá Rồng” một cách nóng vội đã đẩy người Thái đi chệch hướng trong cuộc hành trình gia nhập vào câu lạc bộ các nước công nghiệp mới. Không những thế, sự phát triển nóng vội ấy đã bị trả giá bằng một cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lớn nhất trong lịch sử hơn 60 năm tồn tại của nền quân chủ lập hiến.
Cuộc khủng hoảng đã bộc lộ nhiều điểm yếu trong hệ thống kinh tế - chính trị ở Thái Lan, đó là kết quả của một thời kỳ dài tích tụ các nguy cơ khủng hoảng. Điều này đã được Thủ tướng Xuôn Lịchphai thừa nhận “Người Thái đã quá hài lòng thoả mãn trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh và quên đi nhiều nhiệm vụ quan trọng để thích ứng với môi trường toàn cầu đang thay đổi. Mặc dù Thái Lan đã thu hút các dòng vốn to lớn với lãi suất thấp nhưng chúng ta không được đầu tư đúng đắn và với sự thận trọng cần thiết. Người Thái đã sao nhãng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Và điều quan trọng hơn là dù đã đạt được thành tựu kinh tế Thái Lan đã không kiểm tra nền tảng chính trị và quản lý nhà nước của mình, đã không thành công trong việc tấn công các vấn đề như sự phi hiệu quả của hệ thống chính quyền, thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm”[43; 89].
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Thái Lan và là “ngòi nổ” của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á. Hai năm vật lộn với cuộc khủng hoảng đã làm cho nền kinh tế Thái Lan suy kiệt, môi trường đầu tư xấu đi, uy tín của Thái Lan trên trường quốc tế bị giảm sút. Niềm tin vào một mô hình phát triển lý tưởng đã bị sụp đổ, cuộc khủng hoảng đã phơi bày những giá trị thực của nền kinh tế Thái Lan. Từ chỗ là mô hình phát triển lý tưởng cho nhiều quốc gia học tập, sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, Thái Lan trở thành bài học kinh nghiệm sâu sắc mà các nước đang phát triển quyết tâm sẽ không để lặp lại trong tiến trình hội nhập và phát triển của mình. Đó là bài học về sự chủ động trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các nguy cơ khủng hoảng, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và bền vững.
ở một góc nhìn lạc quan hơn, nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng lại là một “cơ hội” để người Thái định vị lại vị thế kinh tế thực sự của mình. Sự khủng hoảng của nền kinh tế Thái Lan là hệ quả bắt nguồn từ những khuyết tật trong hệ thống kinh tế - chính trị của đất nước. Chính vì vậy, cuộc khủng hoảng càng thôi thúc các nhà lãnh đạo cần nhanh chóng tiến hành những cải cách kinh tế, chính trị nhằm tìm ra một mô hình phát triển phù hợp hơn đối với Thái Lan.
Kết quả là sự ra đời của Hiến pháp 1997, cơ sở cho những đạo luật cải cách kinh tế, chính trị quan trọng trong và sau cuộc khủng hoảng. Chính những đạo luật cải cách đã thể hiện nỗ lực của Thái Lan trong việc tự do hoá nền kinh tế và dân chủ hoá nền chính trị đất nước.
Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù khát vọng “hoá Rồng” chưa trở thành hiện thực nhưng người Thái đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ cuối thế kỷ XX. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bắt đầu chậm lại, người Thái quan tâm nhiều hơn đến các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy còn phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm bớt sự lệ thuộc vào nước ngoài để phát triển bền vững hơn và vượt qua những thử thách gay gắt để ổn định tình hình chính trị trong nước, nhưng với sự phát triển đúng hướng, Thái Lan sẽ tiếp tục khẳng định lại vị thế của mình trên trường quốc tế.
Rõ ràng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan không chỉ hoàn toàn gây ra những tác động tiêu cực. Đặc biệt từ cuộc khủng hoảng này, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích để phát triển và hội nhập thành công. Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang gia tăng ngày càng mạnh mẽ, những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan vẫn còn nguyên giá trị và mang ý nghĩa thời sự sâu sắc đối với mọi quốc gia.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Luận văn Kinh tế 0
M Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
D Một số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây và bài học cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
O Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam Kinh tế quốc tế 0
E Sự ứng phó của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997-1998) - Những tác độ Lịch sử Thế giới 0
P Kinh tế Trung Quốc dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của Mỹ từ năm 2007 đến năm 2 Văn hóa, Xã hội 0
T Qũy tiền tệ thế giới và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
B [Free] Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 và sự ảnh hưởng Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Phân biệt các nguyên nhân trực tiếp và sâu xa mang tính cơ bản của cuộc khủng hoảng tài chính Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top