MacIntosh

New Member
Link download miễn phí cho anh em Ketnooi: Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhượng quyền thương mại. 1
1.2. Khái niệm Nhượng quyền thương mại 8
1.3. Các ngành kinh doanh nhượng quyền. 13
1.3.1. 10 ngành kinh doanh Franchise phổ biến nhất thế giới [6] 13
1.3.2. Danh sách các hạng mục sản phẩm và dịch vụ Franchise [6] 14
1.3.3. Các cách nhượng quyền 15
1.3.3.1. Căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh 15
1.3.3.2. Căn cứ theo tính chất mối quan hệ giữa bên nhượng và nhận 17
1.4. Quy định pháp lý quốc tế liên quan đến Franchise 22
CHƯƠNG II: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 30
2.1. Quá trình phát triển 30
2.2. Quy định pháp lý về hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 31
2.3. Bản chất của Nhượng quyền thương mại 38
2.4. Thực trạng Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam theo các hướng 44
2.4.1. Từ nước ngoài vào Việt Nam 44
2.4.2 Nhượng quyền trong lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra thế giới. 49
2.5. Những lợi ích và thách thức khi kinh doanh bằng hình thức nquyền 56
2.5.1. Lợi ích và thách thức đối với doanh nghiệp được nhượng quyền 56
2.5.1.1. Lợi ích 56
2.5.1.2. Thách thức của việc mua Franchise 60
2.5.2. Lợi ích và thách thức đối với doanh nghiệp nhượng quyền 61
2.5.2.1. Lợi ích 61
2.5.2.2. Thách thức 64
2.6. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh Nhượng quyền thương mại. 65
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 70
3.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2007 -2020 nói chung và triển vọng của Nhượng quyền thương mại nói riêng 70
3.1.1. Một số dự báo về tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2020 70
3.1.1.1. Về dân số 70
3.1.1.2. Về tăng trưởng kinh tế 71
3.1.1.2. Về đầu tư xã hội 71
3.1.1.3. Về tiêu dùng của dân cư 71
3.1.1.4. Về xu hướng và cách thoả mãn tiêu dùng 72
3.1.2. Dự báo triển vọng phát triển của Nhượng quyền thương mại của Việt Nam trong thời gian tới 75
3.2. Các giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 77
3.2.1. Nhóm các giải pháp về phía nhà nước 77
3.2.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp. 87
3.2.2.1. Về phía các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh. 87
3.2.2.2. Về phía các doanh nghiệp mua quyền kinh doanh 94
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài
Khái niệm Franchise còn khá mới mẻ đối với Doanh nghiệp Việt Nam. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe qua thuật ngữ này hay cụm từ Nhượng quyền kinh doanh hay Nhượng quyền thương mại nhưng hiểu sâu hơn và đủ tự tin để áp dụng cho doanh nghiệp mình thì hiện nay không nhiều. Franchise chỉ xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây song được khởi nguồn ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19 và tới nay và có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Nhượng quyền thương mại được coi là “Một trong các phát minh vĩ đại nhất của chế độ tư bản phương Tây” và là “xu thế của tương lai”, đem lại cho kinh tế thế giới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Sở dĩ kinh doanh theo mô hình Franchise được ngợi ca như vậy vì nó đã được chứng minh là một cách kinh doanh an toàn và hiệu quả, giúp chủ thương hiệu mở rộng thị phần, khuyếch trương thương hiệu của mình một cách nhanh nhất mà không phải bỏ ra nhiều chi phí còn bên nhận chuyển nhượng lại có cơ hội được khai thác thương hiệu nổi tiếng, thừa hưởng mô hình quản lý với chi phí và rủi ro thấp. Nhượng quyền kinh doanh thương mại là cánh rất thuận tiện để các thương hiệu Việt Nam có thể vươn ra thế giới và các thương hiệu nổi tiếng thế giới đi vào Việt Nam.
Mặc dù còn khá lạ lẫm với Nhượng quyền thương mại nhưng Việt Nam là mảnh đất giàu tiềm năng, lại có được lợi thế của người đi sau, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên phong đi trước để tăng tốc, phát huy hiệu quả của loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên để làm được điều này cần một nỗ lực không nhỏ từ nhiều phía cả nhà nước, doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng…nhất là khi loại hình kinh doanh này vẫn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận, tình hình áp dụng Franchise tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển cách kinh doanh này ở Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Do vậy người viết đã lựa chon đề tài nghiên cứu: “Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp”

2- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về Franchise, đánh giá thực trạng Franchise tại Việt Nam qua những ví dụ điển hình và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng áp dụng và phát triển Franchise tại Việt Nam hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đón đầu trào lưu Franchise nhất là khi hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình áp dụng kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam của một số doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài điển hình
Phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ có hạn, đề tài Nghiên cứu lý luận chung về Franchise. Sự phát triển của Franchise trên thế giới. Phân tích thực trạng kinh doanh Franchise tại Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp phát triển hình thức Franchise tại Việt Nam.


4- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp phân tích tại bàn, phương pháp tổng hợp, thống kê , phương pháp so sánh, diễn giải và quy nạp.

5- Kết cấu của luận văn
Chương 1: Lý luận chung về Franchise
Chương 2: Tình hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Chương 3: Những giải pháp để phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

Do thời gian và nguồn tài liệu còn hạn chế , khóa luận của người viết không tránh khỏi những thiếu sót, người viết rất hy vọng nhận được sự quan tâm đóng góp của thầy cô và các bạn.
Qua đây, tui cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Hồng người đã hết lòng nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn để tui có thể hoàn thành khóa luận này.




CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhượng quyền thương mại.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu và sau đó lan rộng và bùng nổ tại Mỹ. Từ “Franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là “freedom” (tự do). Vào thời đó, người được nhượng quyền là một người rất quan trọng, được trao quyền hạn và quyền tự do để thay mặt nhà nước điều hành, triển khai các luật lệ tại một số lãnh thổ nhất định, ví dụ như việc ấn định mức thuế và thu thuế. Khái niệm trao quyền này sau đó được áp dụng trong kinh doanh và lĩnh vực kinh tế tư nhân.
Rất khó có thể xác định một cách chính xác hoàn toàn nhưng hầu hết các tài liệu, sách vở về Franchise đều cho rằng hình thức Franchise hiện đại có lẽ bắt đầu từ việc phát triển ồ ạt các trạm xăng dầu và các gara buôn bán xe hơi ngay sau khi Thế Chiến thứ nhất kết thúc. Các đại lý xăng dầu hay gara xe hơi được cấp giấy phép hoạt động dưới tên một thương hiệu nào đó đều cho rằng mình là đối tác mua Franchise, tuy nhiên họ không phải trả một khoản phí Franchise nào như những hợp đồng Franchise thông thường. Theo thông lệ của các ngành kinh doanh loại này thì điều kiện gần như duy nhất để đại lý được cấp phép hoạt động với tên thương hiệu có sẵn là phải mua sản phẩm độc quyền cung cấp bởi chủ thương hiệu. Dĩ nhiên, các đại lý sẽ mua từ nhà máy hay chủ thương hiệu với giá sỉ, và bán lại tại cửa hàng của mình với gía lẻ. Ngược lại, đối với các thương hiệu trong ngành nhà hàng chẳng hạn, đối tác mua Franchise không bị bắt buộc phải mua hàng độc quyền từ chủ thương hiệu, trừ một số thành phần gia vị, nguyên liệu mang tính “bí kíp”
Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo cách này. Từ những năm 60, Franchise trở thành cách kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển Franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, Franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo cách nhượng quyền.
Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của cách kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển Franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá Franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo cách Franchise. ngay từ những năm 1990 Luật Nhập cư của Mỹ đã bổ xung một điều khoản mới có kiên quan đến Franchise, đó là bất kể người nước nào mua Franchise tại Mỹ với số vốn đầu tư từ 500.000 đến 1000.000 đô la Mỹ và thuê ít nhất 10 công nhân địa phương sẽ được cấp thị thực thường trú tại Mỹ [6].
Vào thời điểm 1994, 35% tổng số doanh thu bán lẻ tại nước Mỹ là từ các cửa hàng nhượng quyền. Đến năm 2000, tỷ lệ này tăng lên đến 40% , tạo việc làm cho hơn 8 triệu người (cứ 7 công dân trong độ tuổi lao động thì có một người làm việc trong các công ty, cơ sở có liên quan đến Franchise và ngày nay, công nghệ Franchise hàng năm mang lại cho nước Mỹ hơn 600 tỷ USD doanh số, trên 52 tiểu bang của nước Mỹ đã có luật bắt buộc bất kỳ công ty nào muốn tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải có đăng ký nhượng quyền. Cứ mỗi 8 phút lại có một cửa hàng Franchise ra đời, hay nói khác đi, mỗi ngày có tổng cộng 180 cửa hàng Franchise khai trương trên nước Mỹ [5]. Với tốc độ và đà phát triển chóng mặt của mô hình kinh doanh Franchise tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp riêng lẻ với thương hiệu độc lập khó có thể cạnh tranh và tồn tại nổi.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

hoatom

New Member
Re: [Free] Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp

mods cho em xin link down ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhượng quyền thương mại_thực trạng và biện pháp phát triển tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp phát triển lĩnh vực Nhượng quyền thương mại có hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Đề án: PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 2
C Giải pháp phát triển kinh doanh nhượng quyền thương mại tại các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2015 Tài liệu chưa phân loại 2
A Đề án Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
A Nghiên cứu và phát triển mô hình nhượng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Tài liệu chưa phân loại 2
L Tiểu luận Quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu và quá trình chuyển nhượng thương hiệu ở KFC Tài liệu chưa phân loại 1
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh công nghiệp vĩnh tường miền bắc Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty công trình giao thông 116 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top