Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1 Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.1.1 Nguyên nhân và sự ra đời hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng chỉ được ra đời và phát triển vào đầu thập niên 70 của thế kỷ và trở thành một loại hình dịch vụ hữu hiệu của các ngân hàng hiện đại với nền kinh tế. Chúng ta hãy xem xét sự ra đời của bảo lãnh ngân hàng, một loại hình dịch vụ mới của ngân hàng thương mại.
Theo quan niệm Marketing sự ra đời một sản phẩm dịch vụ mới thường bắt nguồn từ ba nhân tố : Phát sinh nhu cầu, khả năng cung ứng và sự cho phép của luật pháp.Ba nhân tố này với sự ra đời của bảo lãnh ngân hàng là:
* Sự phát sinh nhu cầu bảo lãnh: Chính sự phát triển của nền kinh tế mà ở đây là sự phát triển của thương mại và tín dụng đã làm nảy sinh xuất hiện những nhu cầu mới.
- Về thương mại: Xã hội loài người đã trải qua các hình thức sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ra đời tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống, kinh tế và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thương mại. Khi nền kinh tế phát triển, thương mại phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đặc biệt với xu hướng hoà nhập tham gia vào phân công lao động khu vực và thế giới. Sự phát triển của thương mại làm tăng số lượng,giá trị và tốc độ các giao dịch của doanh nghiệp làm các giao dịch vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia.
- Về tín dụng: Tín dụng ra đời do nhu cầu chu chuyển vốn trong nền kinh tế giữa những nơi thừa và thiếu tương đối. Thương mại phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực. Để đổi mới sản phẩm, công nghệ đáp ứng thị trường vốn trở nên cực kỳ quan trọng. Tín dụng khi đó không chỉ bao gồm quan hệ cung ứng vốn giữa các tổ chức trong một nước mà còn giữa các nước,các khu vực trên nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là thương mại với nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và một phần lãi nhất định. Ngược lại, người cấp tín dụng sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng nếu người vay không hoàn trả đúng yêu cầu. Rủi ro này càng lớn khi tín dụng được thực hiện ở phạm vi ngoài quốc gia.
Sự phát triển của thương mại và tín dụng dẫn tới:
+ Sự thiếu hụt thông tin và do đó là sự thiếu tín nhiệm bạn hàng: giao dịch diễn ra với đặc điểm tăng về số lượng, phức tạp hơn trong thời gian dài và trên phạm vi toàn cầu. Quá trình kinh doanh diễn ra với tốc độ chóng mặt, do vậy trong cùng một lúc một doanh nghiệp phải giao dịch với rất nhiều bạn hàng khác nhau. Họ thiếu thông tin về các bạn hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Sự thiếu hụt thông tin có thể dẫn tới rủi ro về đạo đức do bạn hàng không đáp ứng các hợp đồng đã ký kết. hay nếu họ có thể tìm hiểu được thông tin thì việc tranh thủ cơ hội kinh doanh và các chi phí phải bỏ ra ngăn cản họ thực hiện điều này. Mâu thuẫn nảy sinh đó là sự thiếu hiểu biết về nhau làm các đối tác không có đủ độ tín nhiệm cần thiết để ký kết hợp đồng.
+ Tăng các rủi ro trong kinh doanh: Một doanh nghiệp trong kinh doanh phải gánh chịu rủi ro về lãi suất, tỷ giá, cạnh tranh, các rủi ro bất khả kháng... Rủi ro có thể gây ra những hậu quả không lường trước được cho doanh nghiệp. Theo cơ chế lan truyền các rủi ro này còn ảnh hưởng tới cả các doanh nghiệp khác cùng thực hiện hợp đồng. Rủi ro ví dụ như các rủi ro bất khả kháng đôi khi nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. Kiểm soát rủi ro là khó khăn đặc biệt là các rủi ro lan truyền từ đối tác.Khi cạnh tranh bị đẩy tới mức độ gay gắt, các doanh nghiệp đều phải tận dụng mọi cơ hội để vượt lên trên đối thủ.Mà chịu rủi ro có nghĩa là chịu đe doạ tụt hậu. Vì vây các doanh nghiệp luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro.
Như vậy từ bản thân nền kinh tế xuất hiện nhu cầu cần có công cụ ngăn ngừa rủi ro từ đối tác, khắc khục tình trạng thiếu hụt thông tin làm các bên yên tâm thực hiện giao dịch. Về mặt thanh toán các rủi ro đã được kiểm soát bởi các hình thức tín dụng chứng từ, bảo đảm hối phiếu...Còn các rủi ro về không thực hiện không đơn thuần là nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng, nó là cơ sở ra đời của một công cụ mới- bảo lãnh.
*Khả năng cung ứng: Nhu cầu bảo lãnh nảy sinh đòi hỏi có một người thứ ba đứng ra làm trung gian bảo đảm các bên yên tâm thực hiện hợp đồng. Ngân hàng thương mại một trung gian tài chính với các điều kiện sau:
-Có khả năng bảo đảm về tài chính, có uy tín trong kinh doanh tiền tệ.
-Chuyên cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính cho nền kinh tế.
-Có khả năng nắm bắt, thu thập thông tin do có mạng lưới khách hàng và đội ngũ cán bộ chuyên môn.
Ngân hàng thương mại hoàn toàn có khả năng cung ứng dịch vụ này thoả mãn nhu cầu nền kinh tế.
Mặt khác nếu tiếp cận theo các hình thức tín dụng ngân hàng thì có thể coi bảo lãnh là một loại hình tín dụng đặc biệt, tín dụng chữ ký. Ngân hàng không phải xuất vốn ngay mà chỉ phát hành thư bảo lãnh bảo đảm chi trả cho người thụ hưởng nếu người được ngân hàng bảo lãnh vi phạm hợp đồng ký kết với người thụ hưởng.
* Về pháp luật: ở một số nước bảo lãnh được thực hiện bởi các công ty bảo hiểm như ở Mỹ và Canada. Song phần lớn các quốc gia trên thế giới nghiệp vụ này ngân hàng được phép thực hiện.

KẾT LUẬN

Cho đến nay, bảo lãnh ngân hàng là một loại hình nghiệp vụ không thể thiếu đối với các ngân hàng cũng như với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu đổi mới hoạt động của hệ thống NHTM càng đòi hỏi ngày một hoàn thiện và phát triển. Chính vì vậy các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và qua quá trình tìm hiểu thực tế về hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NH ĐT&PT Thành Đô, bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, chuyên đề tốt nghiệp đã đạt được một số kết quả sau:
- Khái quát được quá trình hình thành, sự cần thiết ra đời hoạt động bảo lãnh cũng như những vấn đề cơ bản khác về nghiệp vụ bảo lãnh.
- Tổng hợp và phân tích tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh NH ĐT&PT Thành Đô, từ đó tìm hiểu những mặt hạn chế tại Chi nhánh từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Trên cơ sở thực tế, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp của em được thực hiện trong thời gian 4 tháng đến nay đã kết thúc. Song do trình độ hiểu biết còn hạn chế và thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên chuyên đề chưa thể bao quát được nội dung của toàn bộ hoạt động bảo lãnh cũng như không thể tránh khỏi những sai sót do chưa có tính thực tế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và tập thể cán bộ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô để nội dung chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trường ĐH KTQD, tập thể phòng tín dụng 2, Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thành Đô.
Em xin trân trọng Thank thầy Lê Đức Lữ và toàn thể các thầy cô giáo khoa Ngân hàng - Tài chính giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3
1.1 Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.1 Nguyên nhân và sự ra đời hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.2 Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng 6
1.1.3 Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng 7
1.1.3.1. Bảo lãnh mang tính độc lập: 7
1.1.3.2. Bảo lãnh là một hoạt động ngoại bảng. 8
1.1.3.3. Bảo lãnh tiến hành trên cơ sở chứng từ. 8
1.1.4 Phân loại hoạt động bảo lãnh ngân hàng 9
1.1.4.1 Phân loại theo cách phát hành 9
1.1.4.1.1. Bảo lãnh trực tiếp ( Direct guarantee): 9
1.1.4.1.2. Bảo lãnh gián tiếp ( Indirect Guarantee): 10
1.1.4.1.3. Bảo lãnh được xác nhận 11
1.1.4.1.4. Đồng bảo lãnh 11
1.1.4.2 Phân loại theo mục đích 11
1.1.4.2.1. Bảo lãnh dự thầu (Bid bond/ Tender guarantee) 11
1.1.4.2.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee): 13
1.1.4.2.3. Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm theo hợp đồng (Maintenance Guarantee): 13
1.1.4.2.4. Bảo lãnh bảo đảm thanh toán (Payment Guarantee): 14
1.1.4.2.5. Bảo lãnh tiền ứng trước(Advanced Payment Guarantee): 14
1.1.4.2.6. Bảo lãnh hoàn trả vốn vay (Repaymnet Guarantee): 15
1.1.4.2.7. Các loại bảo lãnh khác: 15
1.1.4.3 Phân loại theo điều kiện phát hành 17
1.1.4.3.1. Bảo lãnh vô điều kiện (Unconditional Guarantee ) : Còn được gọi là bảo lãnh theo yêu cầu (Demand Guarantee) 17
1.1.4.3.2. Bảo lãnh có điều kiện ( Conditional guarantee): 18
1.1.5 Các yếu tố trong bảo lãnh ngân hàng 18
1.1.5.1 Nội dung thư và hợp đồng bảo lãnh 18
1.1.5.2 Phí bảo lãnh 21
1.1.5.3. Phạm vi bảo lãnh 22
1.1.5.4. Giới hạn bảo lãnh 22
1.1.6 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 22
1.1.6.1. Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 22
1.1.6.2.Các loại rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng 23
1.1.6.2.1. Mọi rủi ro của doanh nghiệp được bảo lãnh là rủi ro của ngân hàng: 23
1.1.6.2.2. Rủi ro tín dụng: 23
1.1.6.2.3. Rủi ro về lãi suất: 24
1.1.6.2.4. Rủi ro hối đoái : 24
1.1.6.2.5. Rủi ro mất khả năng thanh toán 24
1.1.6.3. Mức độ rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng: 24
1.2 Chất lượng hoạt động bảo lãnh 25
1.2.1 Khái niệm chất lượng hoạt động bảo lãnh 25
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh 27
1.2.2.1. Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh. 27
1.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh. 28
1.2.2.3. Dư nợ bảo lãnh quá hạn. 28
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bảo lãnh 29
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan 29
1.2.3.2 Nhân tố khách quan 30
CHƯƠNG II : 32
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH ĐÔ. 32
2.1 Tổng quan về chi nhánh BIDV Thành Đô 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô. 32
2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ chính của Chi nhánh: 33
2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi nhánh 34
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 35
CHƯƠNG III: 68
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 68
HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ. 68
3.1. Định hướng phát triển trong những năm tới 68
3.1.1. Định hướng chung 68
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh 69
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh 70
3.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn hoàn thiện và cải tiến quy trình bảo lãnh 70
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 70
3.2.3 Nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động bảo lãnh 72
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện các món bảo lãnh. 73
3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực 73
3.2.6. Hiện đại hoá trang thiết bị 75
3.2.7 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 75
3.3. Kiến nghị 76
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền 76
3.3.2. Với ngân hàng nhà nước 77
3.3.2.1. Về điều kiện được bảo lãnh 77
3.3.2.2. Về mức phí bảo lãnh 77
3.3.2.3. Về các hình thức bảo lãnh 77
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 77
KẾT LUẬN 79


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

mn2so4

New Member
Re: [Free] Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô

Cho em xin link tải bài này với ạ, Thank Admin ạ
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần Bình Dương Star Quản trị Chất lượng 0
D Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh của công ty TNHH manulife Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phần buông phòng của kháchsạn Brilliant Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
C Em nhờ ad tải hộ em giúp tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Sinh viên chia sẻ 1
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác Quân sự Quốc phòng địa phương Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top