trang_cun

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU

Trí tuệ con người có sức sáng tạo vô tận và chính nó đã giúp con người nhận thức được sự phát triển không ngừng của thế giới khách quan. Trí tuệ là tài sản vật chất nhưng mang những đặc thù riêng.Nếu như tài sản hữu hình có thể bị bào mòn theo năm tháng, thì tài sản trí tuệ dường như được tích tụ nâng lên và phát huy mạnh mẽ khi đem ra sử dụng Do đó mỗi quốc gia cần có trách nhiệm bảo hộ và phát huy tài sản trí tuệ của loài người.Sở hữu trí tuệ là khái niệm lâu đời nhưng mới được quan tâm tại Việt Nam thời gian gần đây.Sở hữu công nghiệp là một trong hai bộ phận quan trọng của sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản vô hình gắn liền với uy tín của cơ sở sản xuất kinh doanh, thông qua việc bảo hộ các đối tượng có chức năng nhận dạng như: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại. Người sản xuất, người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa của một cơ sở sản xuất chủ yếu căn cứ vào các dấu hiệu phân biệt như kiểu dáng sản phẩm, nhãn hiệu, tên gọi gắn trên hàng hóa. Việc bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp cho việc bảo vệ uy tín của sản phẩm, chống lại các hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh khác.Trên cơ sở bảo vệ những quyền sở hữu này mới thúc đẩy phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho công dân trong nước.
Kể từ khi gia nhập WTO,Việt Nam có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hội nhập nền kinh tế thế giới và cũng là thách thức trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng bằng pháp luật nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng để các nhà đầu tư yên tâm làm ăn lâu dài ở Việt Nam, không sợ bị xâm hại bởi các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mở cửa thị trường trong nước tạo điều kiện cho hàng hoá từ mọi nơi đều có thể nhanh chóng thâm nhập nước ta, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với chính mình mà còn với vô số nhà sản xuất nước ngoài. Do vậy, trước khi muốn đưa hàng hoá vào bất kỳ thị trường nào, việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.Chính vì vậy vấn đề bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp,hạn chế các hành vi vi phạm là một yêu cầu cấp bách hiện nay.Và nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc xử phạt giải quyết các vụ việc vi phạm,và có các biện pháp răn đe,phòng chống các hành vi vi pham các quyền sở hữu này.
Đề tài “ Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt ở Việt Nam” mà em trình bày dưới đây sẽ đi nghiên cứu ba phần chính :
Phần 1 : Quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp
Phần 2 : Thực trạng vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và việc xử phạt ở Việt Nam
Phần 3 : Một số biện pháp hạn chế vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và nâng cao hiệu quả của việc xử phạt










PHẦN 1 : QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

A . Quyền sở hữu trí tuệ
1 . Khái niệm
Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định.Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.Tóm lại quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối với một sản phẩm trí tuệ nào đó do mình sáng tạo ra và/ hay sở hữu được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.Khái niệm trên đề cập đến 3 yếu tố cơ bản.
1.Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là sản phẩm trí tuệ,được tạo ra trực tiếp bởi tư duy,sáng tạo của hoạt động trí óc của con người và được thể hiện dưới một hình thái vật chất nhất định
2. Chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ có thể là cá nhân, tổ chức hay tập thể là người đã sáng tạo ra và / hay sở hữu sản phẩm trí tuệ
3. Quyền của chủ thể sở hữu trí tuệ phải là quyền được pháp luật thừ nhận, tức là bất cứ quyền nào mà tác giả , chủ sở hữu hay người sử dụng có được đối vởi sản phấm trí tuệ đều phải được pháp luật thừa nhận
2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ là có giới hạn về thời gian, không gian và nội dung của quyền mà quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ
Xét khía cạnh thời gian : thời điểm phát sinh quyền sở hữu trí tuệ và thời hạn mà quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ phải được pháp luật thừa nhận và quy định .Tuỳ theo đối tượng quyền sở hữu trí tuệ ,loại hình quyền sở hữu trí tuệ ,nội dung quyền sở hữu trí tuệ mà thời điểm phát sinh và thời hạn bảo vệ quyền sở hữu đối với đối tượng của sở hữu trí tuệ là khác nhau. Ví dụ quyền tác giả đối với một tác phẩm nghệ thuật phát sinh ngay khi tác phẩm nghệ thuật được hình thành mà không cần đăng kí quyền tác giả ,còn quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh khi đăng kí quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận .
Xét khía cạnh không gian : quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo vệ trong phạm vi không gian nhất định , có thể là một lãnh thổ quốc gia hay là một khu vực ,thậm trí trên phạm vi toàn cầu ,tuỳ từng trường hợp vào việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đó .Ví dụ nhãn hiệu Nike được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu, còn giầy Thượng Đình chỉ được bảo vệ trên phạm vi toàn quốc
Nội dung quyền : quyền sở hữu trí tuệ của một chủ thể đối với một đối tượng quyền nào đó được giới hạn theo quy định của pháp luật
3. Phân loại quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được phân thành 2 nhánh chính đó là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
a. Quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tác giả và hay chủ sở hữu đối tượng là tác phẩm văn học ,nghệ thuật ,khoa học. Quyền tác giả bao gồm cả quyền của người biểu diễn đối với hình tượng biểu diễn của mình,quyền của tổ chức phát thanh,truyền hình đối với chương trình phát thanh ,truyền hình , quyền của các nhà sản xuất đĩa ,băng hình ảnh,âm thanh đối với đĩa băng,hình ảnh ,âm thanh do mình sản xuất ra
b. Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân ,pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích ,kiểu dáng công nghiệp ,nhãn hiệu hàng hoá, quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định
Mục B dưới đây sẽ đi tìm hiểu rõ về quyền sở hữu công nghiệp ,các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranchithanh

New Member
Re: [Free] Đề án: Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt ở Việt Nam

Ad cho mình xin link tải bài này nhé. Thanks ad!
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top