hong.traitim

New Member
Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn


1. Đề tài luận án: “Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của Việt Nam”

2. Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số: 62.31.12.01

3. Họ và tên NCS: Phạm Thị Hoàng Phương

4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS, TS Đỗ Đức Minh

Hướng dẫn 2: TS Nguyễn Thị Thanh Hoài

5. Những kết luận mới của luận án:

- Về phương diện lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, luận giải, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước (NSNN); cơ cấu chi NSNN trong đó tập trung nghiên cứu một số cơ cấu chi NSNN như: cơ cấu chi NSNN so với thu nhập quốc nội; cơ cấu chi giữa các khoản chi trong tổng chi NSNN; cơ cấu chi thường xuyên NSNN theo lĩnh vực kinh tế - xã hội; cơ cấu chi đầu tư theo tính chất của các hoạt động đầu tư phát triển; cơ cấu giữa các khoản chi cho các ngành kinh tế trong tổng chi NSNN; tỷ trọng giữa bội chi NSNN và GDP; mô hình tăng trưởng kinh tế (TTKT) qua các thời kỳ, phân tích các yếu tố tác động đến TTKT. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các cách đổi mới cơ cấu chi NSNN và vai trò của đổi mới đổi mới cơ cấu chi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (TTKT)

Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn độ trong đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy TTKT để rút ra những bài học cho Việt Nam.

- Về mặt thực tiễn: Luận án đánh giá thực trạng cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2001 – 2010, nhận xét về những thay đổi trong cơ cấu chi NSNN tác động đến TTKT của giai đoạn này trên hai góc độ: thành tựu và hạn chế. Những thành tựu lớn trong TTKT của Việt Nam giai đoạn này: GDP tăng cao và ổn định ở mức trung bình trên 7%; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp ba lần từ 2001 đến 2010; các ngành kinh tế đều đạt được tốc độ tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế về cơ cấu chi: mức chi tăng nhưng hiệu quả chi không cao nên TTKT không bền vững; cơ cấu chi NSNN cho các yếu tố tạo nên TTKT bền vững như KHCN, TFP, chất lượng lao động chưa được chú trọng nhiều; cơ cấu chi NSNN cho các ngành kinh tế đã được điều chỉnh nhưng tỷ lệ đóng góp của các ngành đến TTKT chưa tương xứng; bội chi NSNN ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN và TTKT.

- Luận án đề xuất 8 nhóm giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN để thúc đẩy TTKT của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020: ổn định tỷ lệ chi NSNN so với GDP; giữ ổn định tỷ lệ chi thường xuyên, tăng tích luỹ của nền kinh tế dành nguồn lực cho chi đầu tư phát triển; giảm tỷ trọng đầu tư của Nhà nước trong tổng đầu tư xã hội, đầu tư Nhà nước phải là cơ sở để thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước cho nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của NSNN; tăng đầu tư theo chiều sâu cho các yếu tố của TTKT; điều chỉnh sắp xếp lại cơ cấu chi NSNN đối với các ngành kinh tế để hướng đến tăng trưởng; kiểm soát bội chi NSNN, giới hạn bội chi ở mức an toàn và đổi mới cách xử lý bội chi NSNN.

Tóm lại, luận án nghiên cứu những lý luận cơ bản về cơ cấu chi NSNN và các yếu tố tạo nên TTKT trong các mô hình TTKT, từ đó chỉ ra mối quan hệ biện chứng khi thay đổi cơ cấu chi sẽ góp phần thúc đẩy TTKT. Thực trạng cơ cấu chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã chứng tỏ những tác động của thay đổi cơ cấu chi đến kết quả TTKT trên cả góc độ thành tựu đạt được và những hạn chế, bất cập. Trên cơ sở nghiên cứu nguyên nhân của những bất cập trong cơ cấu chi NSNN luận án chỉ ra hệ thống các giải pháp để tiếp tục đổi mới cơ cấu chi giai đoạn 2011 – 2020 nhằm khắc phục những tồn tại bất cập của giai đoạn trước và đạt được những kết quả tốt hơn trong TTKT.

Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5. Kết cấu luận án
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
I. Các nghiên cứu trong nước
1. Các nghiên cứu trong nước với đề tài liên quan đến đổi
mới cơ cấu chi NSNN bao gồm các công trình
2. Các đề tài liên quan đến nội dung TTKT
II. Các đề tài về tác động của chi tiêu Chính phủ tới TTKT
III. Các nghiên cứu nước ngoài
1. Các nghiên cứu về TTKT và các yếu tố tác động đến
TTKT
2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và
TTKT
IV. Kết luận
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU CHI NSNN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
CƠ CẤU CHI NSNN ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1. Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu chi NSNN
1.1.1. Chi NSNN
1.1.1.1. Khái niệm chi NSNN
1.1.1.2. Đặc điểm chi NSNN
1.1.2. Cơ cấu chi NSNN
1.1.2.1. Khái niệm cơ cấu chi NSNN 1.1.2.2. Các loại cơ cấu chi NSNN
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN
1.1.3. cách đổi mới cơ cấu chi NSNN
1.1.3.1. Khái niệm
1.1.3.2. cách đổi mới cơ cấu chi NSNN
1.2. Một số nội dung cơ bản về TTKT
1.2.1. Khái niệm TTKT
1.2.2. Mô hình TTKT
1.2.2.1. Lý thuyết TTKT
1.2.2.2. Mô hình TTKT
1.3. Vai trò của đổi mới cơ cấu chi NSNN đối với TTKT
1.3.1. Lý thuyết về tác động của cơ cấu chi NSNN đối với
TTKT
1.3.2. Tác động của cơ cấu chi NSNN trong các mô hình TTKT
1.3.2.1. Tác động của cơ cấu chi NSNN đối với các yếu tố đầu
vào của TTKT
1.3.2.2. Tác động của cơ cấu chi NSNN theo ngành kinh tế đến
TTKT
1.4. Kinh nghiệm của Trung quốc và Ấn Độ trong thay đổi cơ
cấu chi NSNN để đạt được TTKT cao và bài học cho Việt
Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.4.2. Kinh nghiệm của Ấn độ
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU CHI NSNN ĐỐI
VỚI THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2001 - 2010
2.1. Thực trạng cơ cấu chi NSNN của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010
2.1.1. Thực trạng cơ cấu chi NSNN so với GDP
2.1.1.1. Quy mô chi và tốc độ chi NSNN
2.1.1.2. Tỷ lệ chi NSNN so với GDP
2.1.2. Thực trạng cơ cấu chi NSNN theo nội dung kinh tế
2.1.2.1. Cơ cấu chi ĐTPT NSSNN giai đoạn 2001-2010
2.1.2.2. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2001-2010 2.1.2.3. Cơ cấu chi thường xuyên đối với các yếu tố TTKT
2.1.3. Thực trạng cơ cấu chi NSNN cho các ngành kinh tế
2.1.4. Thực trạng bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2001 –
2010
2.2. Đánh giá tác động của đổi mới cơ cấu chi NSNN đối với
thúc đẩy TTKT trong giai đoạn 2001 – 2010
2.2.1. Thành tựu
2.2.1.1. Chi NSNN không ngừng tăng nhanh nhằm tạo ra nguồn
lực vốn cần thiết để phát triển KT-XH và thúc đẩy TTKT
2.2.1.2. Cơ cấu chi NSNN cho các ngành kinh tế thay đổi theo
hướng kích thích TTKT của ngành kinh tế
2.2.2. Những hạn chế và bất cập về cơ cấu chi NSNN đối với
thúc đẩy TTKT
2.2.2.1. Mức chi NSNN tăng cao nhưng hiệu quả đầu tư thấp nên
TTKT không bền vững
2.2.2.2. Cơ cấu chi NSNN cho các yếu tố tạo nên TTKT bền vững
như KHCN, TFP, chất lượng lao động chưa được chú
trọng nhiều
2.2.2.3. Cơ cấu chi NSNN cho các ngành kinh tế đã được điều
chỉnh nhưng tỷ lệ đóng góp của các ngành đến TTKT
chưa tương xứng
2.2.2.4. Bội chi NSNN ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN và
TTKT
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU CHI NSNN
NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến TTKT của
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
3.1.2. Bối cảnh trong nước
3.1.2.1. Những thuận lợi
3.1.2.2. Khó khăn
3.2. Mục tiêu, định hướng mô hình TTKT Việt Nam và những
yêu cầu đổi mới cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011 – 2020
3.2.1. Mục tiêu 3.2.2. Định hướng chuyển đổi mô hình TTKT giai đoạn 2011 –
2020
3.2.2.1. Quan điểm
3.2.2.2. Định hướng mô hình TTKT của Việt Nam giai đoạn 2011-
2020
3.2.3. Yêu cầu đối với đổi mới cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011-
2020
3.3. Các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy
TTKT của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
3.3.1. Khuôn khổ, phạm vi chi NSNN giai đoạn 2011 – 2020
3.3.2. Ổn định tỷ lệ chi NSNN so với GDP
3.3.3. Giữ ổn định tỷ lệ chi thường xuyên, tăng tích luỹ nội bộ của
nền kinh tế nhằm dành nguồn lực cho chi ĐTPT
3.3.4. Giảm tỷ trọng đầu tư của Nhà nước trong tổng đầu tư xã
hội, đầu tư Nhà nước phải là cơ sở để thu hút đầu tư nước
ngoài và đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước cho nền kinh
tế
3.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của NSNN
3.3.6. Tăng đầu tư theo chiều sâu cho các yếu tố của TTKT
3.3.6.1. Đổi mới cơ cấu chi NSNN cho hoạt động GDĐT
3.3.6.2. Tăng chi và đổi mới quản lý chi NSNN cho KHCN
3.3.6.3. Cơ cấu chi NSNN với TFP
3.3.7. Điều chỉnh sắp xếp lại cơ cấu chi NSNN đối với các ngành
kinh tế để hướng đến TTKT
3.3.7.1. Điều chỉnh tỷ lệ chi NSNN cho ba nhóm ngành cho phù
hợp, tập trung cho nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao
3.3.7.2. Điều chỉnh tỷ lệ chi NSNN trong nhóm ngành nông nghiệp
3.3.7.3. Điều chỉnh tỷ lệ chi NSNN trong nhóm ngành công nghiệp
xây dựng
3.3.7.4. Cơ cấu lại các nội dung chi NSNN cho các ngành dịch vụ
3.3.8. Kiểm soát bội chi NSNN, giới hạn bội chi ở mức an toàn và
đổi mới cách xử lý bội chi NSNN
3.3.8.1. Các giải pháp trong ngắn hạn
3.3.8.2. Các giải pháp trong dài hạn
3.3.9. Nhóm các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN để TTKT và
phát triển bền vững 3.3.9.1. Chi NSNN thực hiện các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu
quả nguồn tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường
3.3.9.2. Chi NSNN thực hiện các chính sách xã hội
3.4. Các điều kiện để thực hiện giải pháp
3.4.1. Về phía Nhà nước
3.4.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý
3.4.1.2. Các giải pháp thể chế, chính sách
3.4.2. Về phía các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN
3.4.2.1. Đối với các đơn vị sử dụng 100% NSNN cấp
3.4.2.2. Đối với các ĐVSN tự chủ một phần hay toàn bộ kinh phí
hoạt động
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả
Danh mục các phụ lục Trong nhóm ngành chăn nuôi, cần đẩy mạnh phát triển các mô hình
trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm qui mô lớn, đảm bảo các tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm xuất khẩu.
Các dịch vụ nông nghiệp chưa có tính chuyên môn hoá và sản xuất
hàng hoá. Giai đoạn tới cần tập trung tạo cơ chế chính sách ưu đãi cho các
DN cung ứng dịch vụ nông nghiệp.
Chi NSNN cho ngành nông nghiệp nên tập trung mở rộng các mô hình
liên kết 3 nhà: nhà nước – nhà khoa học – nhà nông và 4 nhà: nhà nước –
nhà khoa học – DN – nhà nông để vốn NS đầu tư cho nghiên cứu về đất
đai, phân bón, qui hoạch vùng sản xuất, phát triển về giống vật nuôi cây
trồng, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu nhu cầu thị trường từ đó tạo
điều kiện cho DN cũng như nông dân có thể tiếp cận dễ dàng với những
yếu tố đầu vào của sản xuất, tiến tới sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá cao
đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng của thị trường trong nước và
xuất khẩu.
3.3.7.3. Điều chỉnh tỷ lệ chi NSNN trong nhóm ngành công
nghiệp – xây dựng
Trong nhóm ngành công nghiệp – xây dựng cần giảm chi cho nhóm
ngành xây dựng, tập trung cho nhóm ngành công nghiệp chế biến, công
nghiệp lắp ráp, cơ khí, điện tử.
Cần tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm
nông, lâm, thuỷ hải sản xuất khẩu. Đây là lợi thế của Việt Nam do có giá
nhân công rẻ và vùng nguyên liệu giá rẻ, ổn định. Vì thế, nếu tập trung phát
triển tốt ngành công nghiệp chế biến sẽ có ðýợc giá trị xuất khẩu cao và
thýõng hiệu trên thị trýờng trong khu vực và trên thế giới. Ðể ðạt ðýợc mục
tiêu ðó cần tập trung cho việc qui hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu
phục vụ cho công nghiệp chế biến nhý: vùng sản xuất cây công nghiệp,
vùng nuôi trồng các sản phẩm thuỷ hải sản, vùng sản xuất lúa....
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của Việt Nam

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Đổi Mới Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Cho Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ Ở Đơn Vị Cơ Sở Các Binh Đoàn Chủ Lực Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong công ty cổ phần may Đáp Cầu Luận văn Kinh tế 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
T Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn Kinh tế 0
C Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua kh Luận văn Sư phạm 1
D Nghiên cứu cơ chế chính sách, định hướng đổi mới công nghệ để giảm thiểu khí nhà kính hướng tới nền Luận văn Sư phạm 0
C Đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top