daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Đề 13 ( HK Chứng Khoán) Tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và đưa ra ý kiến pháp lý để hạn chế và giải quyết tranh chấp
Bài Làm

I. Mở bài:
Chứng khoán là một lĩnh vực mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam, trong quá trình hoạt động sẽ không tránh khỏi những tranh chấp, pháp luật đã có quy định cụ thể về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn có một số vướng mắc và cần xử lý, đòi hỏi sự quyết liệt hơn từ phía nhà nước.Sau đây là thực trạng và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và các ý kiến đưa ra để hạn chế các tranh chấp.
II. Nội dung:
1. Khái quát chung:
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán là những xung đột về quyền và lợi ích phát sinh giữa các chủ thể khi tham gia thị trường chứng khoán và được thể hiện ra bên ngoài dưới dạng nhu cầu cần giải quyết thông qua hình thức nhất định theo quy định của pháp luật. Tranh chấp này thường được thể hiện ra bên ngoài thông qua những hành vi thực tế của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chứng khoán, chẳng hạn như hành vi khiếu nại về lợi ích không đạt được trong quan hệ bảo lãnh phát hành, hành vi khởi kiện về quan hệ thanh toán giữa các khách hàng với công ty chứng khoán, hành vi xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán.
I. Mở bài:
Chứng khoán là một lĩnh vực mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam, trong quá trình hoạt động sẽ không tránh khỏi những tranh chấp, pháp luật đã có quy định cụ thể về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn có một số vướng mắc và cần xử lý, đòi hỏi sự quyết liệt hơn từ phía nhà nước.Sau đây là thực trạng và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và các ý kiến đưa ra để hạn chế các tranh chấp.
II. Nội dung:
1. Khái quát chung:
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán là những xung đột về quyền và lợi ích phát sinh giữa các chủ thể khi tham gia thị trường chứng khoán và được thể hiện ra bên ngoài dưới dạng nhu cầu cần giải quyết thông qua hình thức nhất định theo quy định của pháp luật. Tranh chấp này thường được thể hiện ra bên ngoài thông qua những hành vi thực tế của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chứng khoán, chẳng hạn như hành vi khiếu nại về lợi ích không đạt được trong quan hệ bảo lãnh phát hành, hành vi khởi kiện về quan hệ thanh toán giữa các khách hàng với công ty chứng khoán, hành vi xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán.
Vì giao dịch chứng khoán là một giao dịch thương mại đặc thù, nên lĩnh vực chứng khoán cũng một phần được điều chỉnh bởi luật thương mại và các luật chuyên ngành chứng khoán. Tuy nhiên, vì hiện nay luật chứng khoán mới chỉ có những quy định chung về giải quyết tranh chấp nên chúng ta có thể sử dụng luật thương mại và luật trọng tài để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán.
Theo quy định tại luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010) có quy định các cách giải quyết tranh chấp như sau:
“Điều 131. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải hay yêu cầu Trọng tài hay Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Trọng tài hay Tòa án được tiến hành theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, pháp luật đã có quy định cụ thể về các cách giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán, bao gồm: cách thương lượng, hòa giải, trọng tài hay tòa án. So sánh với quy định cũ tại Nghị định 144/2003 (đã hết hiệu lực) có quy định rằng các tranh chấp trong thị trường chứng khoán phải được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải; trong khi quy định mới này không bắt buộc điều đó. Hơn nữa, luật chứng khoán ra đời cũng đã điều chỉnh cả thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC), thay vì chỉ điều chỉnh thị trường chứng khoán tập trung như quy định cũ. Như vậy,quy định mới này mang tính linh hoạt và hợp lý hơn, thể hiện quyền tôn trọng và tự định đoạt của các chủ thể trong tranh chấp về chứng khoán.
2. Các cách giải quyết tranh chấp.
2.1. Thương lượng:
Thương lượng là cách giải quyết tranh chấp mà không cần đến bên thứ ba, các bên sẽ tự ngồi lại với nhau và cùng tìm ra hướng giải quyết.
Trên thực tế, viêc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng có ưu điểm là nhanh chóng, đơn giản, ít tốn kém. Chính vì thế, những tranh chấp nhỏ thường được giải quyết thành công bằng cách này, và cũng vì thế mà nó thường được khuyến khích sử dụng khi có tranh chấp xảy ra.
2.2. Hòa giải:
cách hòa giải là cách giải quyết tranh chấp có sự xuất hiện của bên thứ ba trung gian, bên thứ ba này có nhiệm vụ đứng ra đàm phán giúp tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất và hợp lý nhất để giải quyết các tranh chấp. Trên thực tế, các tranh chấp về chứng khoán thường là những tranh chấp phức tạp, đòi hỏi bên tham gia hòa giải phải là bên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc mới có thể đứng ra để hòa giải được. Xuất phát từ yêu cầu trên, pháp luật có quy định một số chủ thể có thể tham gia hòa giải như: sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.
Theo quy định tại khoản 8 điều 37 Luật chứng khoán quy định sở giao dịch chứng khoán hay trung tâm giao dịch chứng khoán có thể làm trung gian hòa giải nếu được các thành viên yêu cầu đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch chứng khoán. Như vậy, các chủ thể khác cũng có thể tham gia vào hoạt động hòa giải.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về trình tự, thủ tục hòa giải trong lĩnh vực chứng khoán, mà các đơn vị hòa giải thường tự đặt ra trình tự để tiện trong việc thực hiện hoạt động này. Trên thực tế, quá trình hòa giải trải qua bốn bươc cơ bản sau:
Thứ nhất: tiếp nhận đơn đề nghị hòa giải. Bên yêu cầu hòa giải gửi đơn đề nghị hòa giải và các chứng từ tài liệu cần thiết đến trung tâm. Sau đó, trung tâm sẽ gửi bản sao đơn cho bị đơn.
Thứ hai: chuẩn bị hòa giải, bị đơn phải gửi văn bản trả lời chấp nhận hay không chấp nhận việc hòa giải. Nếu chấp nhận, giám đốc trung tâm sẽ quyết định thành lập ban hòa giải. Ban hòa giải tiến hành triệu tập trực tiếp hay yêu cầu các bên giải thích bằng văn bản, cung cấp chứng cứ và tài liệu có liên quan.
Thứ ba: tiến hành hòa giải dưới sự chủ trì của trưởng ban hòa giải.
Thứ tư: hòa giải kết thúc bằng việc ban hòa giải lập biên bản hòa giải thành hay biên bản hòa giải không thành.
Việc thực hiện kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các bên.
Các quy định về hòa giải này có tính kế thừa thành tựu lập pháp của các nước, vì hầu hết các nước có thị trường chứng khoán phát triển lâu đời đều có quy định về hòa giải như trên.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top