ptd_pah

New Member

Download miễn phí Đề tài Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và hoàn thuế giá trị gia tăng trong giai đoạn hiện nay





 

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT 2

1. Sự ra đời của thuế GTGT 2

2. Khái niệm 2

3. Phạm vi áp dụng thuế GTGT 2

4. Căn cứ tính thuế 2

5. Phương pháp tính thuế GTGT 3

II. PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ 4

1. Xác định thuế GTGT phải nộp 4

III. HOÀN THUẾ GTGT 7

IV. KHẤU TRỪ THUẾ VÀ HOÀN THUẾ GTGT - MỘT SỐ BẤT HỢP LÝ TRONG LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ XỬ LÝ 8

V. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ ĐỂ KHẮC PHỤC TỒN TẠI 12

1. Thực trạng 12

2. Một số giải pháp đồng bộ khi thực hiện thuế GTGT 18

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hay chuyến hàng (nếu xác định được thuế GTGT đầu vào riêng của chuyến hàng).
Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cở sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng hoá được uỷ thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu.
2. Đối với cơ sở mới thành lập, đầu tư tài sản mới đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tinh thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế từng quý.
3. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại thuế GTGT nộp thừa.
4. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra còn có quy định hoàn thuế đã trả của các dự án sử dụng vốn ODA, các tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam.
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định này phải là đối tượng lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Khi có đủ điều kiện để hoàn thuế, các cơ sở kinh doanh tổ chức lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế để được hoàn thuế.
IV. Khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT-Một số bất hợp lý trong luật và kiến nghị xử lý
* Tài khoản sử dụng:
Để phục vụ cung cấp số liệu lập mục I, II, của phần III “Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại và được miễn giảm” trên Báo cáo kết quả kinh doanh, đặc biệt là mục II “Thuế GTGT được hoàn lại” được lập trên cơ sở Sổ chi tiết “Thuế GTGT được hoàn lại” (mẫu sổ S 02-doanh nghiệp). Theo như cách ghi chép hiện nay thì sổ này chưa đúng nghĩa là sổ kế toán, có thể nên tổ chức lại TK133 gồm các tài khoản cấp II và cấp III như sau:
- TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ.
+ TK 13311: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.
+ TK 13312: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
- TK 1332: Thuế GTGT được hoàn lại.
Và trình tự ghi chép đối với thuế GTGT được hoàn lại:
- Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về số thuế GTGT cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 1332
Có TK 1331.
- Khi thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại trong kỳ:
Nợ TK 111,112
Có TK 1332.
*Thuế suất thuế GTGT:
Với 4 mức thuế suất như hiện nay, ngành thuế liên tục nhận được đơn xin giảm thuế và đã điều chỉnh giảm thuế đối với nhiều nhóm hàng. Nhưng điều chỉnh giảm thuế tạo ra những phản ứng dây chuyền, gây nhiều tiêu cực. Nhiều ngành có hàng trăm nhóm hàng, khi xét giảm sẽ không đảm bảo tính chính xác, tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Lợi dụng tình hình này một số DN còn phản ánh số thuế GTGT cao hơn nhiều so với thuế doanh thu để được chuyển xuống áp dụng mức thuế suất thấp hơn
Ngoài ra, trong một số trường hợp với nhiều tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT đầu vào, DN sẽ không được khấu trừ toàn bộ số thuế đã nộp ở khâu trước. Ví dụ, thuế đầu ra đối với ngành chế biến nông sản là 10% trong khi thuế đầu vào là 2-3%
đKiến nghị: Việc chuyển 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 4 mức thuế suất thuế GTGT chỉ là giải phảp trước mắt, bước đệm để tiến tới chỉ sử dụng 2 mức thuế suất (trong đó có 1 mức thuế suất 0%) khi đã có những điều kiện phù hợp.
* Có quá nhiều nhóm mặt hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT (hơn 26 trường hợp) làm cho quá trình vận hành thuế GTGT bị đứt quãng, không đảm bảo tính liên tục của hệ thống thuế.
Từ đó có quy định khấu trừ khống thuế đầu vào đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mua hàng của cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT. Chẳng hạn với trường hợp của hàng nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến do cơ sở sản xuất, chế biến, thương mại mua vào hay tiếp tục sản xuất không chịu thuế GTGT nhưng vẫn được khấu trừ thuế đầu vào theo quy định. Việc khấu trừ này thực hiện với cả trường hợp mua hàng có hoá đơn và không có hoá đơn (chỉ cần bảng kê). Và như vậy là đã phá vỡ nguyên tắc và quy định về hoá đơn, chứng từ. Điều này dẫn tới nhiều tiêu cực như: có trường hợp cơ sở sản xuất mua của người buôn chuyến, người thu gom nhưng DN không lấy hoá đơn để khai tăng giá trị hàng mua, đồng thời cũng là tăng số thuế GTGT được khấu trừ. Như vậy cũng đã tạo kẽ hở để cơ sở kinh doanh, buôn chuyến, người thu gom trốn thuế.
đKiến nghị: Thu hẹp hơn nữa những danh mục hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT, thực hiện việc khấu trừ khoán thay cho khấu trừ khống. Ví dụ: quy định hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn phải chịu thuế GTGT, đồng thời đIều chỉnh giảm đối với thuế tiêu thụ đặc biệt theo nguyên tắc mức thuế gộp chung của 2 loại thuế này bằng với mặt bằng thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay
*Về xác định tỷ lệ phân bổ thuế đầu vào: Luật thuế GTGT quy định: cơ sở sản xuất kinh doanh cả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Quy định này chưa chặt chẽ vì doanh thu do thị trường quyết định nên tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT trong tháng có thể rất bất hợp lý, có thể không được khấu trừ, khấu trừ nhiều, khấu trừ ít hay được khấu trừ tất cả.
Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 có quy định số thuế GTGTđầu vào được khấu trừ này được kê khai tạm tính hàng tháng nhưng số tạm tính này tính thế nào và bao nhiêu là hợp lý khi mỗi cơ sở kinh doanh có một quy mô kinh doanh khác nhau và doanh số bán thì có thể luôn thay đổi. Thông tư còn quy định khi quyết toán năm, cơ sở phải tính lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ của doanh số năm quyết toán nhưng lại không hướng dẫn chi tiết về việc xử lý số chênh lệch giữa số thuế tạm tính và số thuế thực tế.
Ví dụ cụ thể với tài sản cố định (TSCĐ):
- Khi mua sắm 2 TSCĐ cùng loại: 1 để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (tính thuế theo phương pháp khấu trừ) thì nguyên giá TSCĐ không bao gồm thuế GTGT), 1 để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (tính thuế theo phương pháp trực tiếp) hay để sản xuất hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì nguyên giá TSCĐ lại bao gồm cả thuế GTGT. Như vậy, 2 TSCĐ này sẽ có 2 nguyên giá khác nhau, do đó:
+ Giả sử cả 2 TSCĐ trên đều bị thất thoát thì phải lấy cơ sở nào để tính giá đền bù thiệt hại.
+ Giả sử sau một thời gian hoạt động (chưa hết khâú hao của TSCĐ) mà doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng (ví dụ chuyển TSCĐ sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT và ngược lại) thì có phải xác định lại nguyên giá TSCĐ hay không, số thuế GTGT đầu vào sẽ được xử lý ra sao và theo nguyên tắc nào?
Trong một số trường hợp, trong kỳ tính thuế không phát sinh doanh số của hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT mà chỉ có doanh số của hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT và ngược lại (đặc biệt là sản xuất kinh doanh theo mùa vụ) nhưng lại dựa vào tỷ lệ (%) trên (ở trong kỳ) để phân chia thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thành thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ dẫn tới sự sai lệch rất lớn (nếu chúng ta biết rằng thuế GTGT đầu vào của TSCĐ là không nhỏ).
Giả sử TSCĐ mua sắm vừa dùng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, vừa dùng vào mục đích khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (ví dụ nhà trẻ, trường học...) không xác định được doanh số thì căn cứ vào đâu để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ.
đKiến nghị: cần có những sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn rõ ràng hơn. Về xác định tỷ lệ phân bổ thuế đầu vào, thuế GTGT đầu vào là yếu tố gắn liền với sản xuất, do đó nên căn cứ vào yếu tố sản xuất (có thể là giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ hay nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất...).
Việc thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu ngay tại cửa khẩu là việc làm mâu thuẫn ngay với bản thân luật thuế GTGT (xuất hiện sự trùng chéo trong việc đánh thuế, làm mất đi tính ưu việt của thuế GTGT, là tránh thuế đánh chồng lên thuế). Mặt khác, đối với các DN nhập khẩu hàng hoá có giá trị lớn, thuế GTGT đầu vào phải nộp ngay, trong khi số hàng hoá đó phải bán ra trong nhiều tháng mới có thuế đầu ra gây ứ đọng vốn cho DN, giảm lợi nhuận trong kinh doanh.
đKiến nghị: Xoá bỏ việc thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu tại cửa khẩu. Trường hợp cần bảo hộ sản xuất trong nước đối với một sản phẩm nào đó có thể áp dụng rộng hơn nữa cơ chế phụ thu. Với cơ chế này, khoản thu được là số thu của Ngân sách Nhà nước và cũng rất linh hoạt trong điều hành.
V. Thực trạng thực hiện luật và một số giải pháp đồng bộ để khắc phục tồn tại
1. Thực trạng:
Sau hơn 3 năm thực hiện, luật thuế GTGT đã có những ảnh hưởng tí...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top