pe_h30_kute

New Member

Download miễn phí Đề tài Biện pháp mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ở nước ta trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất





Mỗi doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng khác nhau có những loại hình dịch vụ khác nhau. Đối với các sản phẩm mang tính giản đơn thì hoạt động dịch vụ chủ yếu tiến hành trước bán và trong bán. Doanh nghiệp không phải quan tâm nhiều lắm đến các lĩnh vực lắp đặt, vận hành thử hay hướng dẫn sử dụng. Ngược lại đối với các mặt hàng đòi hỏi phức tạp nhất là trong quá trình sử dụng thì ngoài các loại hình dịch vụ nhằm giới thiệu sản phẩm, khuyến mại, thì hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, sửa chữa,thay thế cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Kênh tiêu thụ của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các loại hình dịch vụ trong doanh nghiệp, nó hướng doanh nghiệp tìm kiếm hình thức dịch vụ sao cho hiệu quả nhất





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


là mối quan tâm của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của bất kỳ doanh nghiệp nào.
“Biện pháp mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ở nước ta trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ”.
Chương I. Những vấn đề cơ bản của dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm
I. Bản chất
Khái niệm tiêu thụ sản phẩm.
1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó là một vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Kinh tế thị trường đã tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh tự do, giá cả và số lượng do quan hệ cung cấp quyết định nên mỗi doanh nghiệp phải tự chủ trong việc nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, lập các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho riêng mình.
Đặc trưng của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất ra là để bán, nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định của mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thu lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ sản phẩm bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm thích hợp, xác định gía, tổ chức mạng lưới bán hàng bao gồm quá trình xúc tiến bán và hỗ trợ tiêu thụ, phân phối hàng hóa, các kênh tiêu thụ và cuối cùng là tổ chức quản lý và đánh giá kết quả công tác tiêu thụ.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán các sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện. Giữa hai khâu này có sự khác nhau, quyết định tới bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp.
Trong một doanh nghiệp sản xuất, toàn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối cần được diễn ra một cách nhịp nhàng, liên tục. Các khâu có mối quan hệ mật thiết với nhau bằng các mắt xích chặt chẽ, khâu trước là cơ sở, là tiền đề để thực hiện khâu sau. Nếu một khâu nào đó bị ách tắc sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Để quá trình đó được tiến hành thường xuyên liên tục thì doanh nghiệp phải phối hợp thông suốt các khâu, trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng cũng là khâu vô cùng quan trọng. Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ thì chu kỳ kinh doanh mới có thể nối tiếp.
Kết quả tiêu thụ ở chu kỳ trước tạo điều kiện thực hiện chu kỳ tiếp theo. Hoạt động tiêu thụ ở các doanh nghiệp sản xuất bao gồm hai loại các quá trình và các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch.
Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được coi là tiêu thụ khi người bán (Phòng kế toán nếu bán trực tiếp tại doanh nghiệp hay cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm hay các đại lý của doanh nghiệp) đã nhận được tiền hay người mua chấp nhận thanh toán. Việc xác định sản lượng tiêu thụ trong năm phải căn cứ vào sản lượng sản xuất, hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng, nhu cầu thị trường, khả năng đổi mới cách thanh toán và tình hình tiêu thụ năm trước. Thông thường, lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:
Qkh = Qsx + Qđk + Qck
Trong đó
Qkh : Lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch.
Qsx : Lượng sản phẩm dự kiến sản xuất.
Qđk; Qck : Lượng sản phẩm tồn kho đầu và cuối kỳ.
Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu vầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị và xuất bán sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng sao cho có hiệu quả nhất.
Như vậy đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tức là bằng các biện pháp có thể làm cho công việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra một cách nhanh chóng.
1.2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất nhưng nhiều khi là khâu quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp. Chỉ sau khi tiêu thụ đươc sản phẩm các doanh nghiệp có thể thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội.
Bất cứ một đơn vi kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển đều phải đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Trong khi đó để thu được lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải thoả mãn được điều kiện cần và đủ sau:
+ Bán được sản phẩm.
+ Giá bán lớn hơn giá vốn cộng với chi phí.
Như thế, nếu không có quá trình bán - mua thì các điều kiện trên không được thoả mãn, từ đó mục tiêu của doanh nghiệp không được thực hiện.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới được tiến hành thường xuyên, liên tục và doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường. Vì rằng sau khi sản phẩm được tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ thu được một lượng tiền ờT (lợi nhuận) ngoài các chi phí. Với ờT này doanh nghiệp có thể dùng để tiêu dùng (tồn tại) và đầu tư tái sản xuất mở rộng (phát triển). Như vây, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp đạt được ba mục tiêu cơ bản của sản xuất là: lợi nhuận, vị thế, an toàn.
Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, Nhà nước đứng đằng sau các doanh nghiệp – thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm được thực hiện hết sức giản đơn – kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát, giao nộp. Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo kế hoạch của cấp trên, việc đảm bảo các yếu tố vật chất (thương mại đầu vào) đã có cấp trên cấp phát theo quy định của Nhà nước. Sau đó giao nộp sản phẩm theo từng địa chỉ với số lượng, giá cả do Nhà nước định sẵn. Nhiều khi giá cả hàng hóa thấp hơn giá thành sản xuất hay giá trị trực tế của chúng. Thời đó, doanh nghiệp cũng không phải chịu trách nhiệm cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Như vậy trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm sản xuất ra theo kế hoạch với số lượng, giá cả được ấn định từ trước. Đó là thời kỳ “bán như cho” còn người tiêu dùng thì tranh nhau “mua như cướp”. Và giám đốc các doanh nghiệp có thể khệnh khạng, ngật ngưỡng trên chiếc ghế của mình với bộ mặt lạnh ling khinh khỉnh ngồi duyệt bán sản phẩm cho khách hàng theo kiểu ban ơn.
Chuyển sang cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế hàng hóa, các giám đốc đích thực đã phải lặn lội đến “bạc mặt” mới tìm kiếm được khách hàng mua sản phẩm của mình và nếu như trước đây khách hàng phải chạy chọt, thậm chí nài nỉ mới được mua một ít hàng, nhiều khi chất lượng chẳng ra gì hay chỉ để dự phòng chứ chưa cần dùng đến, thì bây giờ họ đã có thể lựa chọn những cái mình cần. Thay vì phải chạy vạy, xin xỏ, khách hàng đã trở thành những “thượng đế” có quyền phán xét và trả giá mặt hàng này, mặt hàng kia thông qua lá phiếu đồng tiền của họ. Vì vậy sản xuất ra sản phẩm đã khó, nhưng tiêu thụ sản phẩm lại càng khó hơn. Thực tế kinh doanh cho thấy không thiếu sản phẩm tốt của một số doanh nghiệp vẫn không tiêu thụ được, bởi không biết cách tổ chức tiêu thụ nhất là dịch vụ khách hàng, không đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì thế, để tiêu thụ sản phẩm, có thể trang trải được các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thực sự khiến cho các doanh nghiệp phải suy nghĩ trăn trở chứ không phải bình thản như trước đây.
Nội dung của hoạt động dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm.
Dịch vụ là một lĩnh vực rất rộng, dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất xã hội. Ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất ra, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân. Tỷ lệ này ngày càng cao ở những nước có nền kinh tế phát triển. Theo đà phát triển của sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều kiểu dịch vụ phát triển. Bản chất và mục đích kinh doanh trong lĩnh vực này cũng hết sức đa dạng và phong phú.
2.1 Dịch vụ theo nghĩa chung nhất.
Theo nghĩa chung nhất, dịch vụ có thể được hiểu là hoạt động cung ứng lao động, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất tinh thần, các hoạt động ngân hàng, tín dụng, cầm đồ, bảo hiểm. Trong kinh tế học hiện đại, dịch vụ được quan niệm rộng rãi hơn nhiều. Dịch vụ bao gồm toàn bộ các ngành, các lĩnh vực có tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trừ các ngành sản xuất các sản phẩm vật chất như công nghiệp, nông nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp).
* Đặc điểm.
+ Là sản phẩm vô hình (không hiện hữu) chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều yếu tố tác động như người bán, người mua và cả thời điểm bán dịch vụ đó. Tuy nhiên tính không hiện hữu này ở mức độ biểu lộ khác nhau đối với từng loại dịch vụ nó có quan hệ tới chất lượng dịch vụ và việc tiêu dùng dịch vụ của khách hàng. Ví dụ như : Đào tạo, trông trẻ, du lịch hay nghỉ ngơi trong khách sạn. Tính không hiện hữu của dịch vụ được biểu lộ qua yếu tố vật chất ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Một số biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp góp phần mở rộng thị trường và tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty đá Luận văn Kinh tế 0
C Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Luận văn Kinh tế 0
V Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng hoạt động chuyển khẩu sang thị trường Trung Luận văn Kinh tế 0
M Những biện pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Những biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng (gạch tuynel) của công ty cổ phần Bạch Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp nhằm phát triển mở rộng thị trường công ty may 19 /5 Luận văn Kinh tế 0
A Một số biện pháp mở rộng tín dụng có bảo đảm tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển tro Luận văn Kinh tế 0
K Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Dệt 10 -10 Luận văn Kinh tế 0
X Một số biện pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ và mở rộng thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top